Kết quả kiểm định sự thay đổi của khoản phải thu đến giá trị công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của chính sách tín dụng thương mại đến giá trị các công ty niêm yết việt nam (Trang 64 - 68)

CHƢƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3 Kết quả phân tích hồi quy

4.3.3 Kết quả kiểm định sự thay đổi của khoản phải thu đến giá trị công ty

Để xem xét giá trị công ty sẽ thay đổi như thế nào khi tỷ lệ khoản phải thu trên tổng tài sản lệch khỏi giá trị tối ưu, tác giả tiến hành loại bỏ 2 biến REC2 và REC22 trong mơ hình (1), và thay thế bằng biến DEVIATION, sau đó hồi quy biến DEVIATION theo mơ hình (3). Kết quả hồi quy được trình bày trong bảng 4.11.

Bảng 4.11 Kết quả hồi quy sự thay đổi của khoản phải thu đến giá trị công ty. Tobin’s Q MBOOK Tobin’s Q MBOOK DEVIATION -232,3686* -606,6671** (0,088) (0,017) GROWTH 0,3968572 0,9099917 (0,224) (0,164) SIZE 0,087612 0,3840475 (0,563) (0,278) LEV 2,275 3,326918 (0,164) (0,264) m2 -0,04 0,31 Hansen test 0,01 0,02 Số quan sát 1125 1125

Các biến phụ thuộc là Tobin’s Q và MBOOK đại diện cho giá trị công ty; DEVIATION là giá trị tuyệt đối của phần dư có được từ ước lượng mơ hình các nhân tố ảnh hưởng đến khoản phải thu của công ty; GROWTH là tốc độ tăng trưởng doanh thu hằng năm; SIZE là quy mô công ty; LEV là tỷ lệ địn bẩy tài chính, ước lượng bao gồm một độ trễ của biến phụ thuộc nhưng không đề cập ở đây. Giá trị p-value của các hệ số hồi quy được đặt trong dấu ngoặc ( ). m2 là kiểm định hiện tượng tương quan chuỗi bậc hai bằng cách sử dụng phần dư của sai phân bậc một, phân phối tiệm cận với phân phối chuẩn N(0,1) với giả thuyết H0 (null hypothesis) là khơng có hiện tượng tương quan chuỗi. Kiểm định Hansen là kiểm định rằng buộc xác định quá mức (Overidentifying restrictions) phân phối tiệm cận với phân phối chi bình phương với giả thuyết H0 (null hypothesis) là các biến công cụ phù hợp với mơ hình. (***) tương ứng với mức ý nghĩa 1%; (**) tương ứng với mức ý nghĩa 5%; (*) tương ứng với mức ý nghĩa 10%.

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ phần mềm Stata 12.0

biến DEVIATION trong cả hai mơ hình với biến phụ thuộc đại diện cho giá trị công ty là Tobin’s Q và MBOOK đều mang giá trị âm với p-value nhỏ hơn mức ý nghĩa 10% ở mơ hình với biến phụ thuộc Tobin’s Q và nhỏ hơn mức ý nghĩa 5% ở mơ hình với biến phụ thuộc MBOOK. Hệ số hồi quy của biến DEVIATION mang dấu âm có ý nghĩa thống kê ngụ ý rằng khi tỷ lệ khoản phải thu trên tổng tài sản lệch khỏi giá trị tối ưu thì giá trị cơng ty sẽ sụt giảm.

Nhằm kiểm định liệu có sự tồn tại hiện tượng tương quan chuỗi bậc hai trong phần dư của mơ hình nghiên cứu hay không, tác giả thực hiện kiểm định m2. Kết quả hồi quy từ bảng 4.11 cho thấy m2 trong các mơ hình với biến phụ thuộc đại diện giá trị cơng ty Tobin’s Q và MBOOK có giá trị lần lượt là -0,04; 0,31 với p-value lần lượt là 0,967; 0,755. Có thể thấy, các giá trị p-value đều lớn hơn mức ý nghĩa 10% nên tác giả chưa có cơ sở để bác bỏ giả thuyết H0 (null hypothesis) là khơng có hiện tượng tương quan chuỗi bậc hai. Vì vậy có thể kết luận trong các mơ hình khơng có hiện tượng tương quan chuỗi bậc hai.

Nhằm kiểm định các biến cơng cụ có phù hợp với mơ hình nghiên cứu hay khơng, Luận văn sử dụng kiểm định Hansen. Kết quả hồi quy từ bảng 4.11 cho thấy, kiểm định Hansen trong các mơ hình với biến phụ thuộc đại diện giá trị công ty Tobin’s Q và MBOOK có giá trị lần lượt là 0,01; 0,02 với p-value lần lượt là 0,934; 0,884. Có thể thấy trong cả hai mơ hình, giá trị p-value của kiểm định Hansen lớn hơn mức ý nghĩa 10% nên tác giả chưa có cơ sở để bác bỏ giả thuyết H0 (null hypothesis) là các biến công cụ phù hợp với mơ hình. Vì vậy, có thể kết luận các biến cơng cụ trong mơ hình là phù hợp.

Như vậy, kết quả nghiên cứu của tác giả đã tìm thấy mối quan hệ phi tuyến có hình chữ U ngược giữa tỷ lệ khoản phải thu trên tổng tài sản và giá trị công ty. Đồng thời thơng qua mơ hình hồi quy thể hiện mối quan hệ phi tuyến này, tác giả xác định được tồn tại mức tỷ lệ khoản phải thu trên tổng tài sản tối ưu là 36,50% để tối đa hóa giá trị cơng ty trong trường hợp giá trị công ty được đại diện bởi Tobin’s Q. Trong trường hợp giá trị công ty được đại diện bởi MBOOK thì để tối đa hóa giá trị cơng ty tỷ lệ khoản phải thu trên tổng tài sản tối ưu là 32,28%. Kết quả nghiên cứu

của tác giả cũng cho thấy với mọi giá trị thực tế của tỷ lệ khoản phải thu trên tổng tài sản lệch khỏi các giá trị tối ưu này thì giá trị cơng ty sẽ giảm xuống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của chính sách tín dụng thương mại đến giá trị các công ty niêm yết việt nam (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)