Mơ hình thực nghiệm cơ bản:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) độ nhạy của tiền mặt đối với dòng tiền kiểm định tại việt nam (Trang 35 - 36)

CHƯƠNG I GIỚI THIỆU

3.3. Mơ hình nghiên cứu:

3.3.1. Mơ hình thực nghiệm cơ bản:

Ameida và cộng sự (2004) đã xây dụng mơ hình thực nghiệm về nắm giữ tiền mặt ban đầu như sau:

∆Cashholdingsi,t= α0+ α1Cashflowi,t+ α2Qi,t+ α3Sizei,t + εit Trong đó:

- Cashholdings là tỷ số của nắm giữ tiền mặt và chứng khoán thị trường chia cho tổng tài sản.

- Cashflow là tỷ số của dòng tiền trước các hoạt động bất thường và khấu hao (trừ đi cổ tức) chia cho tổng tài sản.

- Q là giá trị thị trường chia cho giá trị sổ sách của tài sản. - Size là logarit tự nhiên của tổng tài sản.

Tác giả đưa vào biến quy mơ vì có những lập luận cho rằng có tồn tại tính kinh tế theo quy mơ trong việc quản trị tiền mặt. Trong khi đó, tác giả cũng cho rằng chính sách quản trị tiền của cơng ty bị giới hạn về tài chính bị ảnh hưởng bởi những cơ hội đầu tư trong tương lai. Tuy nhiên, rất khó để đo lường các cơ hội đầu tư này, nên tác giả đưa vào biến Q trong mơ hình để đại diện cho những khơng tin khác khơng quan sát được về giá trị tăng trưởng dài hạn của công ty.

Tác giả kỳ vọng rằng độ nhạy của tiền mặt đối với dịng tiền đối với cơng ty bị hạn chế tài chính là dương – cơng ty nắm giữ nhiều tiền mặt hơn khi có hạn chế tài chính – phản ánh phần nào mối quan hệ giữa cơ hội đầu tư và quản trị tiền mặt trong cơng ty khi có những rào cản tài chính.

Sau đó, tác giả đã phát triển mơ hình thực nghiệm để kiểm tra độ nhạy của tiền mặt đối với dòng tiền bằng một mơ hình chi tiết hơn trong đó thay đổi trong quyết định nắm giữ tiền mặt của công ty được mô phỏng như quyết định đầu tư của công ty. Tác giả đã lấy một số biến liên quan đến nhu cầu đầu tư và quản trị tiền mặt của

sự (1999), Harford (1999) đã mơ hình hóa thay đổi trong tiền mặt của công ty với tổng tài sản cũng là một chức năng của chi tiêu vốn (biến Expenditure), mua lại (biến Acquisition), thay đổi trong vốn luân chuyển không bằng tiền (biến NWC) và thay đổi trong nợ ngắn hạn (biến Shortdebt), tất cả đều theo tỷ lệ tài sản:

∆Cashholdingsit

= α0+ α1Cashflowit+ α2Qit+ α3Sizeit + α4Expenditurei,t + α5Acquisitioni,t + α6∆NWCi,t+ α7ShortDebti,t + εi,t

Tác giả cho rằng Chi tiêu vốn đầu tư (Expenditure) và mua lại (Acquisition) sẽ khiến công ty giảm lượng tiền mặt dự trữ để thanh toán cho các khoản đầu tư và mua lại, do đó, tương quan giữa hai biến này và thay đổi trong tỷ lệ nắm giữ tiền mặt là âm. Tác giả đưa vào Biến thay đổi trong vốn luân chuyển không bằng tiền (NWC) có thể thay thế cho tiền mặt; biến nợ ngắn hạn (Shortdebt) trên tổng tài sản có bản chất tương tự như biến NWC, có thể thay thế tiền mặt vì cơng ty có thể vay nợ ngắn hạn để gia tăng tiền mặt dự trữ của công ty.

Dựa trên mơ hình thực nghiệm của Almeida và cộng sự (2004), Dichu Bao và cộng sự (2012) đã phát triển mơ hình chi tiết hơn để ước lượng độ nhạy của tiền mặt đối với dòng tiền phù hợp với mục đích nghiên cứu của Dichu Bao và cộng sự (2012).

Trong bài nghiên cứu này, tơi sẽ dựa trên mơ hình thực nghiệm mà Dichu Bao và cộng sự (2012) đã đưa ra để kiểm định cho những giả thiết của tôi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) độ nhạy của tiền mặt đối với dòng tiền kiểm định tại việt nam (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)