Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.5. PHÂN TÍCH CÁCNHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LƯỢNGVỐN TÍN
4.5.1.1. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính OLS
Để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn tín dụng chính thức của nông hộ ở huyện U Minh, đề tài phân tích số liệu bằng mơ hình hồi quy tuyến tính OLS. Biến phụ thuộc trong mơ hình hồi quy là lượng vốn được vay chính thức, biến này thể hiện số tiền hệ thống tín dụng chính thức cho nơng hộ vay.
Bảng 4.9: Hồi quy OLS các yếu tố ảnh hưởng đến lượng vốn tín dụng chính thức Stt Chỉ tiêu Hệ số hồi quy Độ lệch chuẩn Pvalue Độ phóng đại phương sai (VIF) 1 Tuổi của chủ hộ (Z1) 2,339 0,831 ***0,006 1,71 2 Thu nhập bình quân (Z2) 2,493 0,926 ***0,008 2,43 3 Trình độ học vấn (Z3) -1,381 11,726 0,906 1,07 4 Diện tích đất canh tác (Z4) 3,831 1,639 **0,021 1,48 5 Quan hệ xã hội (Z5) -44,964 18,433 **0,016 1,05 6 Giá trị tài sản thế chấp (Z6) 0,259 0,075 ***0,001 2,65 7 Hằng số -159,968 42,680 ***0,000
Giá trị kiểm định của mơ hình ***67,330 Mức ý nghĩa kiểm định mơ hình (Pvalue) 0,000
Số lượng quan sát 120
Hệ số giải thích của mơ hình R2 0,731
Nguồn: Tổng hợp kết quả phân tích số liệu phỏng vấn năm 2016
Ghi chú: ** có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 5%, *** có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 1%
Bảng 4.9 cho thấy, giá trị kiểm định của mơ hình là 67,33 tương ứng với mức ý nghĩa Pvalue = 0,00 < 5% nên ta kết luận là mơ hình hồi quy tổng thể các yếu tố ảnh hưởng đến lượng vốn tín dụng chính thức có ý nghĩa về mặt thống kê.Mức độ giải thích của mơ hình được biểu thị thông qua hệ số R2 (R Square). Kết quả hồi
quy tính toán được hệ số R2 là 0,731 – nghĩa là các biến độc lập trong mơ hình giải thích được 73,1% thay đổi trong lượng vốn tín dụng chính thức của nơng hộ.
Kết quả kiểm định hệ số hồi quy của từng biến độc lập cho thấy, có 4 biến độc lập có ảnh hưởng đến lượng vốn tín dụng chính thức là Tuổi của chủ hộ (Z1); Thu nhập bình qn (Z2); Diện tích đất canh tác (Z4); Giá trị tài sản thế chấp (Z6) do có ý nghĩa về mặt thống kê (Pvalue < 5%) và cùng dấu với kỳ vọng. 2 biến độc lập còn lại khơng ảnh hưởng đến lượng vốn tín dụng chính thức gồm biến Trình độ học vấn (Z3) do có khơng ý nghĩa về mặt thống kê (Pvalue > 5%) và biến Quan hệ xã hội (Z5) do không phù hợp với kỳ vọng dấu.
Kết quả thu được từ q trình chạy mơ hình hồi quy cho thấy, tất cả các biến độc lập đều có độ phóng đại phương sai (VIF)nhỏ hơn10. Do vậy, các biến động lập khơng có hiện tượng đa cộng tuyến. Phương trình hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến lượng vốn tín dụng chính thức của nông hộ huyện U Minh như sau:
Y = - 159,968+ 2,339*Z1 + 2,493*Z2 + 3,831*Z4 + 0,259*Z6 + ei
4.5.1.2. Giải thích sự tác động của các biến trong mơ hình hồi quy
Biến Tuổi của chủ hộ (Z1) có hệ số hồi quy là +2,339 cùng dấu với kỳ vọng và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Như vậy, yếu tố “Tuổi của chủ hộ” có quan hệ cùng chiều với lượng vốn tín dụng chính thức và trong điều kiện các yếu tố khác khơng đổi, trung bình khi tuổi của chủ hộ tăng thêm 1 năm thì lượng vốn tín dụng chính thức tăng thêm 2,339 triệu đồng. Kết quả hồi quy này phù hợp với nghiên cứu của Lê Khương Ninh và Nguyễn Văn Ngân (2005); Nguyễn Văn Ngân (2008); Nguyễn Quốc Oánh và Phạm Thị Mỹ Dung (2008). Như vậy, có thể thấy là tuổi của chủ hộ có ảnh hưởng đến lượng vốn tín dụng chính thức.
Thu nhập bình qn (Z2) có hệ số hồi quy là +2,493 cùng dấu với kỳ vọng và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Như vậy, yếu tố “Thu nhập bình qn” có quan hệ cùng chiều với lượng vốn tín dụng chính thức và trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, trung bình khi thu nhập bình quân của hộ tăng thêm 1 triệu đồng/người/năm thì lượng vốn tín dụng chính thức tăng thêm 2,493 triệu đồng. Kết
quả hồi quy này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Văn Ngăn (2004); Lê Khương Ninh và Phạm Văn Dưong, (2011). Như vậy, có thể thấy là thu nhập bình quân đầu người của hộ có ảnh hưởng đến lượng vốn tín dụng chính thức.
Diện tích đất canh tác (Z4): có hệ số hồi quy là +3,831 cùng dấu với kỳ vọng và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Như vậy, yếu tố “Diện tích đất canh tác” có quan hệ cùng chiều với lượng vốn tín dụng chính thức và trong điều kiện các yếu tố khác khơng đổi, trung bình khi diện tích canh tác của hộ tăng thêm 1.000m2thì lượng vốn tín dụng chính thức tăng thêm 3,831 triệu đồng. Kết quả hồi quy này phù hợp với nghiên cứu của Lê Khương Ninh và Nguyễn Văn Ngân (2005); Nguyễn Văn Ngân (2008); Nguyễn Quốc Oánh và Phạm Thị Mỹ Dung (2008). Như vậy, có thể thấy là diện tích đất canh tác có ảnh hưởng đến lượng vốn tín dụng chính thức.
Giá trị tài sản thế chấp (Z6): có hệ số hồi quy là +0,259 cùng dấu với kỳ vọng và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Như vậy, yếu tố “Giá trị tài sản thế chấp” có quan hệ cùng chiều với lượng vốn tín dụng chính thức và trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu giá trị tài sản thế chấp tăng thêm 1 triệu đồngthì lượng vốn tín dụng chính thức tăng thêm 0,259 triệu đồng. Kết quả hồi quy này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Văn Ngăn (2004); Lê Khương Ninh và Phạm Văn Dưong, (2011). Như vậy, có thể thấy là giá trị tài sản thế chấp của hộ có ảnh hưởng đến lượng vốn tín dụng chính thức.