Lai Ming Ling và Choong Kwai Fatt (2008) đã nghiên cứu các yếu tố tác động và cản trở đến hành vi khai thuế điện tử trên quan điểm của NNT. Qua nghiên cứu cho thấy rằng NNT tuân thủ khai thuế qua mạng chủ yếu là do sự thuận tiện và tốc độ trong q trình xử lý nhanh chóng mà nó mang lại, cịn về phần trở ngại của khai thuế qua mạng là do hệ thống máy chủ hay bị treo, không xử lý được gây trở ngại và mất lòng tin của NNT vào khai thuế qua mạng.
Magiswary Dorasamy và cộng sự (2010) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng hệ thống khai thuế qua mạng tại Malaysia. Kết quả nghiên cứu, tác giả cho rằng người nộp thuế có ý định sử dụng hệ thống kê khai điện tử khi họ nhận thức được rằng phương pháp nộp thuế qua mạng là thuận tiện hơn và nhận thức sẵn sàng theo hướng sử dụng công nghệ này khi có niềm tin khai thuế qua mạng là một sự cần thiết.
Suhani Anuar và Radiah Othman (2010) thực hiện nghiên cứu xác định nhân tố tác động tới việc sử dụng phần mềm nộp thuế qua mạng thông qua phần mềm E-Bayaran tại Malaysia. Kết quả sau nghiên cứu cho thấy mức độ hữu dụng, yếu tố xã hội và khả năng ứng dụng cơng nghệ có ảnh hưởng đến nộp thuế qua mạng tại Malaysia thông qua phần mềm E-Bayran.
Ching-Wen Chen (2010) đưa ra mơ hình đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của NNT về chất lượng dịch vụ kê khai thuế qua mạng được thực hiện tại Đài Loan vào năm 2010. Kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng dịch vụ kê khai thuế qua mạng được tác động bởi các yếu tố: Chất lượng hệ thống (bao gồm Đường truyền, Tương tác, Dễ sử dụng), Chất lượng thông tin (bao gồm Hiệu quả của thông tin, Tính chính xác) và Chất lượng phục vụ (Phản hồi, Tin cậy, Đồng cảm).
Michael A. Boone (2012) nghiên cứu giải thích những yếu tố tác động đến việc chấp hành khai thuế điện tử của người sử dụng ở Mỹ, nghiên cứu dựa trên cơ sở mơ hình TAM (Technology Acceptance Model) để giải thích về mức độ chấp nhận khai thuế qua mạng. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ dễ dàng sử dụng,
khả năng ứng dụng và tiết kiệm chi phí có ảnh hưởng đến mức độ hài lịng của NNT đối với khai thuế qua mạng. Còn xét về sự hài lòng giữa nộp hồ sơ giấy và khai thuế điện tử thì khơng có sự khác biệt về mức độ hài lịng giữa hai hình thức này.
1.6.2. Các nghiên cứu trong nước
Văn Thúy Hằng (2011) đánh giá sự hài lòng của doanh nghiệp đối với dịch vụ khai thuế qua mạng - Nghiên cứu tình huống Chi cục Thuế Quận Phú Nhuận cho thấy mức độ hài lòng của doanh nghiệp đối với chất lượng dịch vụ khai thuế qua mạng chịu tác động bởi các yếu tố: Độ tin cậy, Sự đáp ứng, Sự đảm bảo, Sự đồng cảm và Phương tiện hữu hình.
Trần Văn Hanh (2012) đã tiến hành nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng hệ thống kê khai thuế qua mạng trong phạm vi Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu cho thấy NNT sử dụng hệ thống kê khai thuế qua mạng chịu ảnh hưởng đáng kể của 3 nhân tố: Mức độ dễ sử dụng, Mức độ hữu dụng và Yếu tố xã hội.
Nguyễn Mạnh Hùng (2015) đo lường sự hài lòng của doanh nghiệp khi sử dụng dịch vụ kê khai thuế qua mạng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 5 yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp khi sử dụng dịch vụ kê khai thuế qua mạng là Sự hỗ trợ doanh nghiệp, Tính đáng tin cậy, Sự tin tưởng, Tính hiệu quả và Thiết kế Website.
Tiêu Thị Hồng Mỹ (2015) đo lường mức độ hài lòng của doanh nghiệp về chất lượng dịch vụ kê khai thuế qua mạng iHTKK tại Cục Thuế Tỉnh Kiên Giang qua các yếu tố: Cơ sở vật chất và chất lượng đường truyền, Mức độ an toàn, Năng lực phục vụ, Lợi ích mang lại và Mức tiện dụng.
Huỳnh Trọng Tín (2015) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của NNT khi giao dịch điện tử với cơ quan thuế tại Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự hài lòng của NNT chịu tác động bởi 5 yếu tố khi sử dụng dụng vụ kê khai và nộp thuế qua mạng là Dịch vụ đảm bảo, tin
cậy, Mức độ sẵn sàng của cơ quan thuế, Sử dụng dễ dàng, Tính hiệu quả và Giao diện Website.