Xây dựng thang đo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến động lực làm việc của công chức trong cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh bình định (Trang 32 - 37)

Thang đo dùng để đo lường các yếu tố nghiên cứu này được xây dựng trên các thang đo của một số nghiên cứu trước của các tác giả Boeve (2007) dựa trên lý thuyết tạo động lực của Herzberg, mơ hình nghiên cứu của Teck-Hong và Waheed (2011), Shaemi Barzoki và cộng sự (2012), Netemeyer (1997), Trần Kim Dung và Nguyễn Thị Mai Trang (2005, 2007), Trần Kim Dung và Nguyễn Lan Ngọc Vi (2012) Vũ Quốc Hưng và Cao Hào Thi (2010), kết hợp với phỏng vấn sâu các cán bộ, công chức và chuyên gia. Trên cơ sở các bước nghiên cứu định tính, tác giả đã hiệu chỉnh quan trọng đối với một số thang đo có sẵn và phù hợp đo lường động lực làm việc cơng chức tỉnh Bình Định.

3.3.1 Thang đo mức độ hài lịng của nhân viên

Thang đo mức độ hài lòng của nhân viên bao gồm 6 thang đo thành phần và được ký hiệu như sau:

(1) Thành phần Hành vi lãnh đạo: ký hiệu LD (2) Thành phần Môi trường làm việc: ký hiệu MT (3) Thành phần Đồng nghiệp: ký hiệu DN

(4) Thành phần Sự phù hợp: ký hiệu PH

(5) Thành phần Đào tạo và phát triển: ký hiệu DT (6) Thành phần Lương - thưởng: ký hiệu TL

Tất cả các biến quan sát trong các thành phần đều sử dụng thang đo Likert 5 mức độ. Lựa chọn mức độ 1 với ý nghĩa hồn tồn khơng đồng ý với phát biểu và lựa chọn mức độ 5 với ý nghĩa hoàn toàn đồng ý với phát biểu.

3.3.1.1 Thang đo thành phần Hành vi lãnh đạo

Thành phần Hành vi lãnh đạo được đo lường bằng 5 biến quan sát ký hiệu LD1 đến LD5. Thang đo này được dùng để đánh giá mức độ hài lòng của nhân viên đối với lãnh đạo của họ. Kết quả thảo luận trong nghiên cứu định tính cho thấy các cơng chức của các sở, ban ngành ở tỉnh hiểu được nội dung các câu hỏi này, trong đó các câu hỏi đều diễn tả đầy đủ các vấn đề như: mối quan hệ giữa nhân viên và lãnh đạo, sự ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến tinh thần làm

việc của nhân viên, khả năng thực hiện các chức năng quản trị trong tổ chức và sự hỗ trợ của lãnh đạo đối với nhân viên.

Bảng 3.1: Thang đo thành phần Hành vi lãnh đạo

hiệu

Các phát biểu Nguồn

LD1 Phong cách của cấp trên giúp anh/ chị có động lực làm việc tốt hơn

Teck-Hong và Waheed (2011)

LD2 Anh/chị được sự hỗ trợ của cấp trên trong công việc

Teck-Hong và Waheed (2011) LD3 Anh/chị được cấp trên tôn trọng và tin cậy trong

công việc

Teck-Hong và Waheed (2011) LD4 Lãnh đạo có tác phong lịch sự, hịa nhã Nguyễn Thị Mai

Trang 2007

LD5 Anh/chị được đối xử công bằng, không phân biệt Nguyễn Thị Mai Trang 2007

3.3.1.2 Thang đo thành phần Môi trường làm việc

Thành phần Môi trường làm việc được đo lường bởi 4 biến quan sát ký hiệu từ MT1 đến MT4. Thang đo này đo lường mức độ hài lịng của cơng chức đối với môi trường làm việc. Kết quả nghiên cứu định tính cho thấy các câu hỏi, phát biểu đều rõ ràng, dễ hiểu, thể hiện đầy đủ các nội dung cần đo lường.

Bảng 3.2: Thang đo thành phần Môi trường làm việc

hiệu

Các phát biểu Nguồn

MT1 Thời gian làm việc phù hợp Teck-hong và

Waheed (2011)

MT2 Nơi làm việc đảm bảo sự an toàn thoải mái Shaemi Barzoki và cộng sự (2012)

MT3 Công việc ổn định, không phải lo lắng về mất việc làm

Vũ Quốc Hưng và Cao Hào Thi (2010)

MT4 Cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu công việc Teck-hong và Waheed (2011)

3.3.1.3 Thang đo thành phần Đồng nghiệp

Thành phần Đồng nghiệp được đo lường bởi 5 biến quan sát ký hiệu từ DN1 đến DN5. Đây là thang đo dùng để đo lường mức độ thoả mãn của nhân viên đối với các đồng nghiệp. Qua thảo luận, cán bộ công chức cho biết họ sẽ làm việc tốt hơn với một tổ chức có văn hố gần gũi, thân thiện và đều hiểu và trả lời được các câu hỏi nêu ra .

Bảng 3.3: Thang đo thành phần Đồng nghiệp

hiệu Các phát biểu

Nguồn

DN1 Anh/chị và các đồng nghiệp phối hợp làm việc tốt

Teck-Hong và Waheed (2011)

DN2 Đồng nghiệp của anh/chị thường giúp đỡ khi cần thiết

Chami và Fullenkamp (2002)

DN3 Đồng nghiệp của anh/chị thoải mái và dễ chịu Vũ Quốc Hưng và Cao Hào Thi (2010)

DN4

Anh/ chị cảm thấy có nhiều động lực trau dồi chuyên môn khi được làm việc với các đồng nghiệp của mình

Vũ Quốc Hưng và Cao Hào Thi (2010)

DN5 Đồng nghiệp đáng tin cậy Chami và

Fullenkamp (2002)

3.3.1.4 Thang đo thành phần Sự phù hợp

Thành phần Sự phù hợp được đo lường bằng 5 biến quan sát ký hiệu từ PH1 đến PH5. Thang đo này đo lường sự đánh giá mức độ phù hợp của nhân viên với công việc và với tổ chức. Qua thảo luận các nhân viên đều hiểu và trả lời được các câu hỏi nêu ra.

Bảng 3.4: Thang đo thành phần Sự phù hợp

hiệu Các phát biểu Nguồn

PH1 Anh/chị nhận thấy công việc của anh/chị rất thú vị

Tan Teck-Hong và Amna Waheed (2011)

PH2 Anh/chị có quyền hạn và trách nhiệm phù hợp với công việc đang đảm trách

Teck-Hong và Waheed (2011)

PH3 Công việc của anh/chị đảm nhiệm cho phép

phát huy tối đa năng lực cá nhân Bellingham (2004)

PH4 Anh/chị được chủ động trong công việc Trần Kim Dung (2012) PH5 Anh/chị được nhận thông tin phản hồi về công

việc

Hackman và Oldman (1974)

3.3.1.5 Thang đo thành phần Đào tạo và phát triển

Thành phần Đào tạo và phát triển được đo lường bởi 5 biến quan sát ký hiệu từ DT1 đến DT5. Thang đo này dùng để đo lường mức độ hài lịng của nhân viên đối với chính sách đào tạo, cơng tác định hướng, phát triển nhân lực của tổ chức. Qua thảo luận trong bước nghiên cứu định tính cho thấy việc đào tạo và phát triển cán bộ là yếu tố quan trọng nâng cao động lực làm việc của cán bộ công chức trong cơ quan, nếu như được tổ chức, cơ quan tạo điều kiện cơ hội để phát triển năng lực vốn có cũng như phát triển các kỹ năng khác có lợi cho bản thân nhân viên - mà với những kỹ năng đó, cho dù là khơng làm việc cho đơn vị nữa thì những gì đã học hỏi được sẽ giúp ích trong cuộc sống và công việc của nhân viên sau này.

Bảng 3.5: Thang đo thành phần Đào tạo và phát triển

hiệu Các phát biểu Nguồn

DT1 Tổ chức tạo cho anh/chị nhiều cơ hội thăng tiến

Thomson, Dunleavy và Bruce (2002) DT2 Cơ hội thăng tiến công bằng cho công chức, nhân

viên

Drafke và Kossen (2002)

DT3 Tổ chức có chính sách khuyến khích động viên, công chức, nhân viên phát huy sáng kiến

Vũ Quốc Hưng và Cao Hào Thi

(2010)

DT4 Tổ chức thực hiện các chính sách một cách nhất quán các quy hoạch phát triển cán bộ

Nguyên cứu định tính

DT5 Anh/chị được cơ quan tổ chức đào đạo, cung cấp kiến thức/kỹ năng cần thiết cho cơng việc

Ngun cứu định tính

3.3.1.6 Thang đo thành phần Lương - thưởng

Thành phần Lương thưởng được đo bằng 5 biến quan sát ký hiệu từ TL1 đến TL5. Thang đo này dùng để đo lường mức độ cảm nhận của nhân viên về tính công bằng trong chế độ lương ghi nhận sự cống hiến, đóng góp của mình trong cơng việc.

Bảng 3.6: Thang đo thành phần Lương - thưởng

hiệu Các phát biểu Nguồn

TL1 Anh/chị nhận thấy tổ chức, cơ quan có chế độ phúc lợi tốt

Trần Kim Dung (2012) TL2 Anh/chị hài lòng cách thức đánh giá nâng lương của

tổ chức, cơ quan

Nghiên cứu định tính

TL3 Các nguồn thu ngồi lương được trả công bằng Netemeyer (1997)

TL4 Tiền lương của anh/chị được trả tương xứng với kết

quả làm việc Netemeyer (1997)

TL5 Anh/chị có thể sống hồn toàn dựa vào thu nhập từ

3.3.1.7 Thang đo thành phần Động lực làm việc của nhân viên

Thang đo Động lực làm việc của nhân viên được đo lường bằng 3 biến

quan sát ký hiệu từ ĐL1 đến ĐL3. Thang đo này đo lường mức độ động viên khuyến khích chung.

Bảng 3.7: Thang đo thành phần Động lực làm việc của nhân viên

hiệu

Các phát biểu Nguồn

ĐL1 Anh/chị luôn cảm thấy hứng thú khi làm công việc hiện tại

Teck-Hong và Waheed (2011)

ĐL2 Anh/chị thấy được động viên trong công việc Teck-Hong Waheed (2011) và ĐL3 Anh/chị thường làm việc với tâm trạng tốt nhất Teck-Hong Waheed (2011) và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến động lực làm việc của công chức trong cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh bình định (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)