Tổng quan về tỉnh Quảng Nam và hệ thống Ngân hàng trên địa bàn tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng để gửi tiền của khách hàng cá nhân trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 33 - 35)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

3.1. Tổng quan về tỉnh Quảng Nam và hệ thống Ngân hàng trên địa bàn tỉnh

Chương 3 giới thiệu tổng quan về tỉnh Quảng Nam và hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh, về các sản phẩm huy động tiền gửi khách hàng cá nhân đang được áp dụng tại tỉnh. Đồng thời phân tích về thực trạng huy động tiền gửi khách hàng cá nhân trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011 – 2015. Sau đó thực hiện đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng để gửi tiền của khách hàng cá nhân.

3.1. Tổng quan về tỉnh Quảng Nam và hệ thống Ngân hàng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam Quảng Nam

Quảng Nam là tỉnh nằm ở trung tâm của Việt Nam, thuộc Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung Việt Nam. Phía Bắc giáp thành phố Đà Nẵng – Trung tâm thương mại, dịch vụ, đào tạo của miền Trung; phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi; phía Tây giáp nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào; phía Đơng giáp biển Đơng; Quảng Nam có địa lý vơ cùng thuận lợi để kết nối các địa phương khác của Việt Nam và các nước trên thế giới. Là địa phương đầu tiên trong cả nước triển khai mơ hình Khu kinh tế mở với khu kinh tế mở Chu Lai hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực theo thông lệ quốc tế. Quảng Nam cũng là địa phương duy nhất của Việt Nam có 2 di sản văn hóa thế giới là Khu đền tháp cổ Mỹ Sơn và Đơ thị cổ Hội An. Qua đó, có thể nói Quảng Nam chứa đựng nhiều tiềm năng, cơ hội lớn để phát triển mạnh mẽ về kinh tế và du lịch.

Tính trên năm 2015, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) ước đạt 42.5 nghìn tỷ đồng, tăng gần 11.56% so với năm 2014 (theo giá so sánh 2010). Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng khu vực cơng nghiệp – dịch vụ, giảm tỷ trọng khu vực nông lâm thuỷ sản, tuy nhiên mức độ dịch chuyển còn chậm; Tỷ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng chiếm 42% (tăng 0.8% so với năm 2014); khu vực dịch vụ chiếm 42.1% (tăng 0.2%); khu vực nông lâm thuỷ sản chiếm gần 16% (giảm 1%). GRDP bình quân đầu người đạt trên 41 triệu

đồng/người/năm. Thu nhập bình quân đầu người đạt gần 2.1 triệu đồng/người/tháng. (Nguồn: Cục thống kê Quảng Nam – Báo cáo 2015)

Trong gần 20 năm tái lập tỉnh, hệ thống ngân hàng đã có những đóng góp hết sức quan trọng cho sự thay đổi và những thành tựu nổi bật mà tỉnh đã đạt được. Với 114 điểm giao dịch, 20 chi nhánh ngân hàng NHTM (trong đó có 06 chi nhánh NHTM nhà nước, 14 chi nhánh NHTM cổ phần), hệ thống ngân hàng đã và đang cung cấp một lượng vốn lớn cho tất cả các lĩnh vực kinh tế – xã hội trong toàn tỉnh.

Đến 31/12/2015, tổng huy động vốn trên địa bản tỉnh Quảng Nam đạt 25,712 tỷ đồng, tăng 24.39% so với đầu năm; tổng dư nợ cho vay trên địa bàn đạt 33,924 tỷ đồng, tăng 26.82% so với đầu năm, vượt kế hoạch tăng trưởng tín dụng các tổ chức tín dụng đề ra từ đầu năm; nợ xấu chiếm tỷ trọng 0.37% tổng dư nợ. Dư nợ cho vay các lĩnh vực ưu tiên tăng cao, dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn theo Nghị định 55 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nơng nghiệp, nơng thôn đạt 7,793 tỷ đồng, cho vay theo Nghị định 67 về một số chính sách phát triển thủy sản đạt 157 tỷ đồng với 32 chủ tàu được tiếp cận vốn vay.

Bảng 3.1: Tình hình huy động và cho vay của hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam từ 2011-2015 (Đơn vị tính: Tỷ đồng)

CHỈ TIÊU 2011 2012 2013 2014 2015 Nguồn vốn huy động 11,253 14,722 16,826 20,670 25,712

- Nội tệ 10,041 13,936 16,205 20,185 24,905

- Ngoại tệ 1,212 786 621 485 807

Dư nợ cho vay 20,520 22,179 23,887 26,749 33,924

- Ngắn hạn 7,689 9,001 9,613 11,428 17,022

- Trung, dài hạn 12,831 13,178 14,274 15,321 16,902

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu NHNN chi nhánh Quảng Nam

Nguồn vốn huy động tại tỉnh trong giai đoạn 2011 – 2015 tăng trưởng tốt, liên tục qua các năm. Năm 2012 đạt 14,722 tỷ đồng, tăng gần 31% so với năm

2011. Năm 2013, vốn huy động vẫn tăng nhưng tốc động tăng có giảm, chỉ cịn 14% so với cùng kỳ năm 2012. Năm 2014, năm 2015, nguồn vốn huy động tăng trưởng cao và ổn định trở lại với tốc độ lần lượt là 23%, 24%. Sự tăng trưởng cao của nguồn vốn huy động đã giúp hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có điều kiện mở rộng tín dụng, đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội và xóa đói giảm nghèo tại tỉnh.

Và hệ quả là tổng dư nợ cho vay đối với các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh tăng trưởng ổn định trong giai đoạn này. Cụ thể, dư nợ cho vay năm 2015 tăng mạnh, đạt 33,924 tỷ đồng, tăng gần 27% so với năm 2014 và tăng trên 65% so với cùng kỳ năm 2011. Các NHTM đã tập trung nguồn vốn tín dụng vào các ngành nghề, lĩnh vực thế mạnh của tỉnh, đóng góp quan trọng vào kết quả tăng trưởng phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh nói riêng và cả nước nói chung.

Nhìn chung, trong giai đoạn này, hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã thực hiện tốt vai trò trung gian tài chính, góp phần vào việc huy động vốn và đầu tư, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế và các hộ gia đình tại tỉnh. Đồng thời góp phần cùng địa phương hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch đề ra, tín dụng tăng trưởng cao, triển khai kịp thời các giải pháp tháo gỡ khó khăn doanh nghiệp trong tiếp cận vốn vay ngân hàng, nhất là đã phối hợp với các cơ quan của tỉnh triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách tín dụng theo Nghị định 67, là địa phương dẫn đầu cả nước cho thực hiện Chương trình này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng để gửi tiền của khách hàng cá nhân trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)