Ký hiệu các biến nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố tác động đến phát triển doanh nghiệp xây dựng tỉnh sóc trăng (Trang 70 - 74)

Loại Ký hiệu Tên gọi Các biến quan sát

Các biến độc lập

X1 Nguồn vốn Các biến quan sát để đo lường; được ký hiệu NV: từ NV1 đến NV3

X2 Kết nối thị trường Các biến quan sát để đo lường; Được ký hiệu TT: TT1 đến TT 6

X3 Chính sách nhà nước Các biến quan sát để đo lường; được ký hiệu CS: từ CS1 đến CS4

X4 Nguồn nhân lực Các biến quan sát để đo lường; Được ký hiệu NNL: từ NNL1 đến NNL4

X5 Công nghệ phù hợp Các biến quan sát để đo lường; được ký hiệu CN: từ CN1 đến CN4

X6 Môi trường Các biến quan sát để đo lường; được ký hiệu MT: từ MT1 đến MT5

X7 Kiến trúc xây dựng Các biến quan sát để đo lường; được ký hiệu KTXD: từ KTXD1 đến KTXD4 Biến phụ thuộc Y Phát triển các doanh nghiệp xây dựng tỉnh Sóc Trăng (PTDN)

Các biến quan sát để đo lường; được ký hiệu PTDN: từ PTDN1 đến PTDN5

Nguồn: Tổng hợp xử lý của tác giả

3.7 Phương pháp chọn mẫu và thu thập số liệu nghiên cứu

Trong việc lựa chọn một mẫu có giá trị trong nghiên cứu luận án này, điều quan trọng là phải xem xét như thế nào mẫu đại diện cho các đặc tính của doanh nghiệp nghiên cứu. Nó cũng được coi là đại diện cho các nguồn dữ liệu và lựa chọn những thiết kế lấy mẫu trong đó các phần tử mẫu được lựa chọn đại diện cho doanh nghiệp được gợi ý các yếu tố tác động đến phát triển doanh nghiệp xây dựng. Hai vấn đề mang tính đại diện của mẫu là thiết kế mẫu và cỡ mẫu (Cavana et al, 2001). Như vậy, nếu thiết kế mẫu và kích cỡ mẫu là đúng, các nhà nghiên cứu có thể đảm bảo rằng các đối tượng mẫu phải thật sự là đại diện của các đặc tính của doanh nghiệp (Creswell, 2003). Các thiết kế mẫu và kích cỡ mẫu được thảo luận dưới đây.

Phương pháp chọn mẫu thuận tiện với biến kiểm soát là loại các doanh nghiệp kinh doanh thuộc lĩnh vực xây dựng. Đối tượng tham gia phỏng vấn là các thành viên thuộc an giám đốc doanh nghiệp xây dựng (giám đốc, phó giám đốc, trưởng bộ phận kinh doanh) trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Việc xác định xem cần phải phỏng vấn bao nhiêu doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xây dựng hay cần bao nhiêu đối tượng trả lời bảng câu hỏi rất quan trọng, mẫu đại diện sẽ phản ánh đầy đủ khuynh hướng đối tượng nghiên cứu nếu phương pháp chọn mẫu đúng. Sự quyết định về độ lớn của mẫu phải được dựa trên các yếu tố: Thời gian, chi phí và mức độ chính xác cần thiết mà người điều tra mong muốn.

Bảng 3.14: Cơ cấu mẫu trong chương trình nghiên cứu chính thức Hình thức sở hữu (doanh nghiệp) Vị trí địa lý (doanh nghiệp)

Phân loại DN Số

lượng

Cơ cấu Phân loại Số

lượng

cấu

Công ty cổ phần 62 28% TP.Sóc Trăng 62 24%

Công ty TNHH 2 TV 69 15% Huyện Châu Thành 24 9%

Công ty TNHH 1 TV 51 26% Huyện Kế Sách 28 11%

Doanh nghiệp tư nhân 75 28% Huyện Mỹ Tú 29 11%

Không trả lời 3 2% H.Cù Lao Dung 20 8%

Sai sót kết quả trả lời (bị loại) 2 1% Huyện Long Phú 26 10% Huyện Mỹ Xuyên 26 10% TX. Ngã Năm 24 9% TX.Vĩnh Châu 18 7% Tổng cộng 262 100% Tổng cộng 257 100%

Nguồn: Kết quả xử lý từ số liệu điều tra của tác giả

Trong thực tế có nhiều cách thiết kế mẫu và chọn mẫu đại diện, trong phạm vi luận án này, nghiên cứu sinh xác định mẫu đại diện tương đối phù hợp cho các loại hình doanh nghiệp. Cơ cấu mẫu điều tra thể hiện trong bảng (Bảng 3.14).

Nghiên cứu này sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Mơ hình đo lường gồm 35 biến quan sát, theo (Hair & Ctg,1998) kích thước mẫu cần thiết là 1:5, có nghĩa, 1 câu hỏi cần 5 phiếu trả lời, do đó số phiếu cần khảo sát sẽ là n = 175 (35 x 5). Để đạt được kích thước mẫu đề ra, có 262 bảng câu hỏi điều tra trực tiếp được

gửi đi phỏng vấn. Kết quả thu về và sàng lọc loại bỏ 5 mẫu khơng đạt u cầu, cịn lại 257 mẫu hợp lệ và hồn tất được sử dụng cho nghiên cứu chính thức.

3.7.1 Mẫu khảo sát

Theo Nguyễn Đình Thọ (2011, trang 398), “trong EFA, kích thước mẫu thường được dựa vào (1) kích thước tối thiểu và (2) số lượng biến đo lường đưa vào phân tích”. Hair & Ctg (2006) cho rằng để phân tích EFA, kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỉ lệ quan sát/biến đo lường là 5:1, nghĩa là 1 biến đo lường cần tối thiểu 5 quan sát”. Trong nghiên cứu này, tổng số biến quan sát là 35, như vậy số mẫu tối thiểu cần đạt được là 175.

3.7.2. Phương pháp lấy mẫu

- Phương pháp lấy mẫu: Mẫu được chọn theo phương pháp thuận tiện. Phiếu khảo sát được gởi tới các doanh nghiệp xây dựng đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.

- Đối tượng khảo sát: Giám đốc doanh nghiệp xây dựng.

- Dữ liệu thu thập và xử lý trong 2013 - 2014, phương pháp thu thập là gởi bảng câu hỏi trực tiếp đối với người được phỏng vấn. Tổng số bảng câu hỏi được gởi đi là 262 bảng, kết quả thu về và qua sàng lọc còn lại 257 bảng hợp lệ trả lời và được sử dụng để phân tích.

Tóm tắt chương 3

Trên cơ sở tổng quan lý thuyết và các vấn đề nghiên cứu, luận án đề xuất các phương pháp nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu phát triển các doanh nghiệp xây dựng, đồng thời sử dụng phương pháp phân tích hồi qui bội để phân tích các thành phần tác động đến phát triển doanh nghiệp xây dựng. Trong đó, có 7 yếu tố thuộc biến độc lập, 01 yếu tố thuộc biến phụ thuộc (Phát triển các doanh nghiệp xây dựng tỉnh Sóc Trăng).

Chương 3 xây dựng và điều chỉnh các thang đo nhằm đo lường các khái niệm trong mơ hình nghiên cứu. Các thang đo này sẽ được sử dụng để kiểm định mơ hình đề xuất ở chương 4.

ước tiếp theo sử dụng nghiên cứu định lượng được thực hiện để đánh giá các yếu tố tác động đến phát triển doanh nghiệp xây dựng tỉnh Sóc Trăng.

Chương 4

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHI N C U CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG TỈNH SÓC TRĂNG

Như ở chương 2 đã xác định được cơ sở khoa học và mơ hình nghiên cứu, chương 3 thiết kế nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của nghiên cứu, bước tiếp theo chương 4 sẽ phân tích kết quả nghiên cứu các yếu tố tác động đến phát triển doanh nghiệp xây dựng tỉnh Sóc Trăng, cụ thể như sau:

Thứ nhất, kết quả nghiên cứu những yếu tố tác động đến phát triển doanh nghiệp xây dựng tỉnh Sóc Trăng gồm;

(1) Phân tích thống kê mơ tả;

(2) Cơ sở lý thuyết phân tích nghiên cứu;

(2) Kết quả phân tích sơ bộ thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s alpha và phân tích yếu tố EFA.

Thứ hai, phân tích kết quả nghiên cứu yếu tố tác động đến phát triển doanh nghiệp xây dựng;

(1) Mơ hình nghiên cứu;

(2) Đánh giá kết quả nghiên cứu yếu tố tác động đến phát triển doanh nghiệp xây dựng.

4.1 Phân tích mơ tả

4.1.1 Hình thức sở hữu doanh nghiệp

Kết quả thống kê hình thức sở hữu DNXD được trình bày trong bảng 4.1. Tỷ lệ đối tượng khảo sát (giám đốc, phó giám đốc) các doanh nghiệp có hình thức sở hữu Doanh nghiệp tư nhân chiếm khá cao đến 29,18%; Tiếp đến Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH 2 thành viên) chiếm đến 26,85%; và hình thức sở hữu Cơng ty Cổ phần chiếm 24,12% và cuối cùng hình thức sở hữu Cơng ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH 1 thành viên) chiếm 19,84%. Số liệu khảo sát cho thấy tỷ lệ trên cũng

phản ánh đúng thực tế số lượng doanh nghiệp phân loại theo hình thức sở hữu tại tỉnh Sóc Trăng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố tác động đến phát triển doanh nghiệp xây dựng tỉnh sóc trăng (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)