Số lượng nhân viên công ty Shipco Việt Nam năm 201 3 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao động lực làm việc của nhân viên công ty shipco transport việt nam (Trang 46)

2013 2014 2015 4/2016

Số lượng nhân viên (người) 90 94 95 92

Số lượng thôi việc (người) 3 5 10 19

Tỷ lệ thôi việc (%) 4.4 5.3 10.5 20.65

Tuy nhiên, tình hình biến động nhân sự đang có những chuyển biến khơng thực sự tốt khi tỷ lệ phần trăm thôi việc đang gia tăng không ngừng qua các năm. Cụ thể vào năm 2015, tỷ lệ nghỉ việc tăng ở mức 10.5% và tháng 4 năm 2016, số lượng nhân viên xin nghỉ việc lên đến 19 người, chiếm tỷ lệ 20.65% trên tổng số nhân viên. Đây là con số đáng báo động vì so với năm 2014, tỷ lệ này chỉ ở mức 5.3%. Để bù đắp vào những vị trí trống, cơng ty phải gấp rút tuyển dụng nguồn nhân sự mới và cần thời gian để đào tạo đội ngũ này hịa nhịp chung với mơi trường cơng việc mới, gây ảnh hưởng không nhỏ đến nhịp điệu công việc và những mắc xích giữa các nhân viên với nhau.

2.2 Thực trạng công tác tạo động lực làm việc cho nhân viên tại Công ty Shipco Việt Nam Shipco Việt Nam

Kết quả khảo sát: Chi tiết kết quả khảo sát được trình bày tại Phụ lục 3. Bảng 2.6: Kết quả khảo sát mức độ thỏa mãn của nhân viên đối với các yếu tố

Nhóm yếu tố tạo động lực

Điểm trung bình (Thang điểm 5)

Thứ tự ưu tiên đưa ra giải pháp

Công việc phù hợp 3.09 2

Chính sách, chế độ đãi ngộ 2.52 1

Môi trường làm việc 3.09 3

Thương hiệu công ty 4.05 4

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu khảo sát)

Tác giả xác định mức độ nghiêm trọng của từng nhóm yếu tố và sắp xếp thứ tự ưu tiên đưa ra giải pháp xử lý trước. Nhóm yếu tố chính sách và chế độ đãi ngộ đang ở mức báo động đỏ khi điểm trung bình chỉ đạt mức 2.52, thể hiện nhân viên đang khơng thỏa mãn với nhóm yếu tố này và ban lãnh đạo cần ưu tiên xem xét để đề ra những giải pháp khắc phục. Kế đến là nhóm yếu tố cơng việc phù hợp (3.09), mơi trường làm việc (3.09), mức độ thỏa mãn của nhân viên đang ở mức trung bình, khơng ý kiến và thương hiệu cơng ty đạt được sự hài lịng của nhân viên với điểm trung bình đạt 4.05, yếu tồ này cần được tiếp tục phát huy.

Để phân tích thực trạng cơng tác tạo động lực cho nhân viên tại Công ty Shipco Việt Nam, tác giả tiến hành phân tích sâu những dữ liệu thứ cấp thu thập được về các hoạt động công ty đang triển khai dựa trên các yếu tố tạo động lực kết hợp với kết quả khảo sát mức độ thỏa mãn của nhân viên về những yếu tố này và những ý kiến tổng hợp được từ những câu hỏi mở trong bảng khảo sát.

2.2.1 Công việc phù hợp

Dựa theo bảng số liệu mà tác giả khảo sát tại chính Shipco Việt Nam về yếu tố Công việc phù hợp, con số hiển thị đã cho biết mức độ hài lịng cơng việc ở nhân viên làm việc tại đây ở mức bình thường với điểm trung bình 3.09. Đây là yếu tố mà công ty triển khai tương đối ổn, tuy nhiên vẫn còn những vấn đề cẩn cải thiện.

Bộ máy nhân sự tại Shipco Việt Nam phân bố nhiều chức vụ riêng biệt với năng lực và kinh nghiệm khác nhau. Ngay khi tổ chức thông báo ứng tuyển ứng viên vào làm việc, bộ phận tuyển dụng Shipco Việt Nam cũng đã có bảng mơ tả công việc khá cụ thể về yêu cầu và đòi hỏi ở các ứng viên, mong tìm được nhân viên thích hợp nhất cho vị trí tương xứng. Tuy nhiên, bước vào thực tế, số nhân viên làm việc không phù hợp năng lực, không thích nghi được môi trường căng thẳng hay thiếu sự u thích vẫn cịn khi mức độ hài lịng của nhân viên qua yếu tố Cơng việc phù hợp với tính cách và năng lực ở mức bình thường với điểm trung bình 3.16, về tính thú vị của cơng việc được đánh giá ở mức 3.17 và điểm trung bình dựa trên tính thách thức của cơng việc là 3.26. Nhân viên cảm thấy công việc của mình bình thường, khơng có sự thú vị hay hào hứng vì cơng việc được lặp đi lặp lại hàng ngày. Lý giải cho điều này chính là các nguyên nhân sau đây:

 Thứ nhất, Shipco Việt Nam vốn là công ty con của Scan Group, định hướng ban đầu là phát triển lĩnh vực thu gom hàng lẻ. Về sau, song song với sự mở rộng và ngày một tăng trưởng của mình, Shipco Việt Nam đã từng bước tiến vào thị trường giao nhận vận chuyển hàng nguyên container và vận chuyển bằng đường hàng không.

 Tiếp sau đó, các nhân viên nịng cốt và nhân viên gắn bó với Shipco Việt Nam trong thời gian dài đã được đề bạt đảm trách thêm nhiều chức vụ ở lĩnh vực mới, mà trước đó họ chưa từng thử sức. Trải qua một thời gian làm việc và trải

nghiệm, một số người đã khẳng định được bản thân và cảm thấy phù hợp, thích ứng được với yêu cầu của lĩnh vực mới, riêng một số thì vẫn cịn cảm thấy chưa hồn tồn u thích hay hài lịng với cơng việc mình đang làm.

 Bên cạnh đó tại Shipco Việt Nam, một số nhân viên chủ động đề xuất với cấp trên chuyển bộ phận và đã được chấp thuận. Điều này cũng được người làm việc đánh giá khá tốt và đồng cảm với công ty. Tuy nhiên, không phải nhân viên nào cũng lắng nghe động lực của bản thân mình và mạnh dạn đề xuất với cấp trên cũng như khơng phải lúc nào cũng có vị trí và cơ hội cho nhân viên thuyên chuyển cơng việc của mình.

Tại Shipco Việt Nam, việc nhân viên trao đổi các vấn đề trong công việc với nhau tương đối thoải mái và đều đặn thông qua các buổi họp để bàn bạc về kế hoạch cụ thể cần thực hiện vào thứ hai mỗi tuần hay các buổi trao đổi ngắn khi có sự cố phát sinh. Riêng vấn đề tự quyết có liên quan khá mật thiết đến yếu tố trao đổi, nêu ý kiến vì do tính chất của cơng việc và ngành nghề nên mỗi người đảm nhận một công việc cụ thể nhưng mọi thứ đều liên quan khá chặt chẽ và dây chuyền. Cho nên yếu tố tự quyết cũng tương đối ổn và đa số nhân viên khơng phàn nàn hay bận tâm vì điều này. Bởi vì, mỗi người đều đảm trách phần việc của mình do đó tính quyền hạn ở đây đi đơi với trách nhiệm mà cá nhân ấy gánh vác. Nếu có sai sót xảy ra, lỗi thuộc về người có trách nhiệm và phải chịu đền bù nếu có. Nói một cách cụ thể, mỗi nhân viên đảm nhiệm công việc, tự quản lý và có những quyền hạn liên quan đến cơng việc của mình.

Kết quả khảo sát về việc được tham gia vào các quyết định ảnh hưởng đến công việc, được khuyến khích đưa ra các sáng kiến trong công việc và được giao quyền hạn phù hợp tương ứng với trách nhiệm trong công việc đạt mức tương đối khả quan với điểm trung bình lần lượt là 3.4, 3.28 và 3.32 phản ánh được sự thỏa mãn của nhân viên ở mức tương đối.

Tính ổn định trong công việc lúc nào cũng yếu tố quan trọng đối với đa số người lao động bởi lẽ được yên tâm làm việc là lý do cần thiết đối với hầu hết mọi người. Tính ổn định liên quan đến việc không bị sa thải, được ký hợp đồng,… Tại Shipco Việt Nam, nhân viên được ký hợp đồng ngắn hạn trong một năm và sau thời

hạn ba năm thì ký hợp đồng vĩnh viễn. Dựa theo bảng khảo sát, tính ổn định trong cơng việc được nhân viên đánh giá khá cao và ổn với điểm trung bình 3.22. Tuy nhiên, riêng bộ phận kinh doanh là nhóm nghỉ việc và thay đổi nhiều nhất. Nguyên do là bộ phận kinh doanh phải chịu áp lực về doanh số, lương lại không được hậu hĩnh, tương đối thấp so với mặt bằng chung. Nhóm nhân viên kinh doanh ln biến động và thay đổi. Nhiều người đã không vượt qua thử thách về doanh số mà công ty đưa ra và đã thôi việc.

Xét về việc đánh giá nhân viên trong quá trình làm việc, nhân viên chưa hoàn tồn biết được các đánh giá về bản thân mình dựa vào hệ thống nào, tiêu chuẩn ra sao và đánh giá như thế nào. Thêm vào đó là hiện nay Shipco Việt Nam chưa có bảng KPIs – cơng cụ đo lường, đánh giá nhân viên thông qua các số liệu, tỷ lệ, … vốn được nhiều doanh nghiệp, tổ chức áp dụng mà nhân viên tự đánh giá dựa trên mẫu phát sẵn và sau đó đưa cho cấp trên đánh giá. Một số nhân viên cho rằng việc đánh giá có đơi chút thiên vị giữa các nhân viên, họ nhận thấy việc đánh giá không công bằng và minh bạch, điều này đã gây ảnh hưởng nhiều đến tâm lý khi làm việc. Thêm một điều, trưởng bộ phận chỉ nhìn vào kết quả công việc để đánh giá nhân viên mà khơng xem xét q trình nhân viên nỗ lực thực hiện, có phần nào thiếu sự đồng hành cùng cấp dưới. Do đó, yếu tố lãnh đạo đánh giá đúng năng lực không được đánh giá cao với 52% nhân viên cảm thấy rất khơng hài lịng và không hài lịng và 53% nhân viên thấy rất khơng hài lịng và khơng hài lịng về yếu tố chương trình đánh giá năng lực nhân viên rõ ràng, công bằng và cơng khai.

Thêm vào đó, yếu tố nhân viên được công nhận thành tích đầy đủ và kịp thời chưa được sự đồng ý cao khi khảo sát, 45% nhân viên cảm thấy rất không hài lịng và khơng hài lịng với điểm trung bình là 2.74. Thực tế tại Shipco Việt Nam, khi bộ phận kinh doanh đem về cho công ty những hợp đồng giá trị lớn, kéo theo mức lợi nhuận cao, thậm chí hơn cả chỉ tiêu đã đề ra trước đó, thì cơng ty vẫn chưa có động thái hay việc làm nào tuyên dương bộ phận này trước tập thể, để tán thưởng họ và tận dụng việc này như cách kích thích tinh thần làm việc của các bộ phận khác. Mọi việc diễn ra trong yên ắng và mọi người không biết được các thành tích mà nhân viên đạt được ra sao, có ý nghĩa như thế nào, cũng như ít cảm nhận sự liên kết giữa

các bộ phận với nhau mật thiết đến đâu, ảnh hưởng qua lại đến mức nào và tổng quát hơn nữa là tình hình chung của cơng ty đang có sự kiện, tin vui gì đang diễn ra… Yếu tố nhân viên được công nhận thành tích đầy đủ và kịp thời còn thể hiện sự nhanh nhạy của ban lãnh đạo khi đánh giá, phần nào tạo thêm tạo bầu khơng khí sơi nổi và sự năng động trong môi trường làm việc chung.

Liên quan đến yếu tố kể trên là yếu tố nhân viên được ghi nhận đóng góp vào sự phát triển chung của cơng ty, với điểm trung bình khá hơn (3.43). Điều này cho thấy nhân viên có sự hài lòng ở điểm này. Họ cảm nhận được vai trò và cơng sức cùa mình trong guồng máy lao động của tập thể và đồng nghiệp thấy được những gì họ đang góp sức cho sự phát triển của công ty.

2.2.2. Chính sách và chế độ đãi ngộ

Nhìn chung về Chính sách và chế độ đãi ngộ, nhân viên Shipco Việt Nam đánh giá khía cạnh này thấp nhất trong các yếu tố tạo động lực và đây trở thành yếu tố nghiêm trọng nhất cần ban lãnh đạo đặc biệt chú ý và tìm giải pháp khắc phục ngay khi có thể vì các và chế độ đãi ngộ luôn là yếu tố hấp dẫn, tạo động lực cao cho người lao động tại bất cứ nơi đâu. Khi mức lương không thỏa mãn, môi trường làm việc khơng có tương lai thăng tiến và chế độ phúc lợi chưa tốt thì việc nhân viên khơng gắn bó lâu dài với cơng ty là chuyện dễ hiểu.

2.2.2.1 Chính sách lương

Quay trở lại bảng dữ liệu đánh giá về mức lương tại Shipco Việt Nam, mức độ thỏa mãn của nhân viên về mức lương phù hợp với năng lực và đóng góp vào cơng ty chỉ đạt điểm trung bình 2.03 – một con số khơng mấy lạc quan, thể hiện người lao động đang bất mãn về điểm này.

Tại Shipco Việt Nam, hệ thống thu nhập gồm có lương căn bản và lương kinh doanh hay được hiểu là phần tiền thưởng mỗi tháng (bonus) cho toàn bộ nhân viên, được tính dựa theo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Thông thường mỗi tháng nhân viên nhận được khoảng lương này dao động từ 700,000 đồng đến 1,2 triệu. Ngoài ra, Shipco Việt Nam cũng áp dụng tiền thưởng lương tháng 13 theo luật Lao Động Việt Nam đối với nhân viên đã ký hợp đồng chính thức. Lương tháng 13 là lương mỗi tháng nhân viên nhận được không bao gồm tiền thưởng.

Hình 2.2: Thu nhập của nhân viên Shipco Việt Nam qua các năm

(Nguồn: Phòng nhân sự Shipco Việt Nam)

Thực tế hệ thống thu nhập tại Shipco Việt Nam có quy chế khác nhau cho nhân viên bộ phận hỗ trợ hoạt động và nhân viên kinh doanh. Năm 2016, nhân viên bộ phận hỗ trợ hoạt động mức thu nhập từ 5 triệu đồng đến 6,5 triệu đồng một tháng. Nhân viên kinh doanh được hưởng khoản lương cam kết khi hoàn thành chỉ tiêu và hoa hồng trên phần lợi nhuận tăng thêm khi vượt chỉ tiêu, thu nhập trung bình trong khoảng từ 6 triệu đồng đến 7,5 triệu đồng một tháng. Thu nhập trung bình của cấp quản lý từ 18 triệu đồng đến 20 triệu đồng một tháng. Mức thu nhập này được xem là còn thấp so với mặt bẳng chung. Hiện tại, mức lương trung bình ngành cho nhân viên cùng vị trí cao hơn từ 2,5 triệu đến 3,5 triệu một tháng (tham khảo báo cáo lương năm 2016 của Jobstreet Việt Nam).

Bảng 2.7: Lương trung bình ngành giao nhận vận tải năm 2016

Cấp bậc Nhân viên hỗ trợ Nhân viên kinh doanh

Mới ra trường 5,500,000 – 7,000,000 7,000,000 – 10,000,000 Nhân viên 7,500,000 – 10,000,000 9,00,000 – 12,000,000

Quản lý 20,000,000 – 23,000,000 23,000,000 – 25,000,000

(Nguồn: Báo cáo lương của Jobstreet Việt Nam, năm 2016)

5.26 5.45 5.65 5.84 6.02 4.8 5 5.2 5.4 5.6 5.8 6 6.2 2011 2012 2013 2014 2015

Với mức thu nhập như vậy tại Shipco Việt Nam, người lao động chỉ đủ trang trải cho các sinh hoạt phí, khó lịng tích trữ hay dành dụm được và đương nhiên cũng khó sắm sửa được hàng hóa giá trị cao hay du lịch thường xuyên. Xét mức chi tiêu thông thường hiện nay, chi phí ăn uống một ngày trung bình 100.000 đồng, mỗi tháng là 3 triệu đồng, tiền xăng và điện thoại từ 300.000 – 500.000 đồng/ tháng, chi phí khác như xã giao cùng bạn bè, đồng nghiệp, tiệc tùng, cưới hỏi… là từ 1 – 1,5 triệu. Chưa kể nếu nhân viên th nhà thì chi phí ít nhất từ 1,5 triệu trở lên. Do vậy, nếu cộng lại các chi phí thông thường so với mức lương là chỉ vừa đủ, nếu muốn dư phải cắt giảm trên những mức cơ bản đó. Mức thu nhập này thực sự chưa thỏa mãn nhu cầu cao hơn của người lao động, mà chỉ đáp ứng nhu cầu tồn tại (trang trải các chi phí thuê nhà, ăn uống và các khoản chi tiêu khác).

Tuy nhiên, một điểm cộng cho Shipco Việt Nam, đó là luôn trả lương cho nhân viên đúng hạn, thậm chí khi ngày trả lương rơi vào những ngày cuối tuần hay lễ, công ty đều chuyển khoản trước đó. Chính điều này khiến cho người lao động hài lịng, có cảm giác thoải mái khơng nhỏ vì họ có thể chủ động được các kế hoạch chi tiêu của mình và cảm nhận được quan tâm, chu đáo của công ty.

Riêng cơ chế xét tăng lương được tổ chức mỗi năm một lần và không đáng kể (100,000 đồng – 200,000 đồng/năm). Đây là con số quá khiêm tốn khiến cho hầu hết nhân viên đều không vui và đánh giá đây là yếu tố khiến họ khơng có động lực làm việc. Điều này thể hiện sự thiếu uyển chuyển và linh động của công ty. Việc xét tuyển tăng lương cũng là một trong những cách khuyến khích nhân viên gắn bó với cơng ty, đồng thời bắt kịp sự trượt giá của đồng tiền và mức lạm phát hiện nay. Việc xét tuyển tăng lương cịn khiến nhân viên cảm thấy cơng ty ln có nhiều thay đổi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao động lực làm việc của nhân viên công ty shipco transport việt nam (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)