.1 Cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh thu hút FDI vào tỉnh bình dương đến năm 2020 (Trang 37 - 40)

C ơ c ấ u k i n h t ế ( % ) 2 0 1 1 2 0 1 2 2 0 1 3 2 0 1 4 2 0 1 5 C ô n g n g h i ệ p - x â y d ự n g 6 2 , 2 6 2 6 1 , 3 6 0 , 8 6 0

Thương mại-Dịch vụ 33,7 34,2 35,3 36,2 37,3

Nông lâm nghiệp 4 3,8 3,4 3 2,7

Nguồn: Niêm giám thống kê Bình Dương 2015

Sau hơn 41 năm kể từ ngày Đât nước thồng nhất, Bình Dương đã có bước phát triển vượt bậc trong lĩnh vực kinh tế: Nếu như sau năm 1975 đến trước thời kỳ đổi mới (1986) Kinh tế Bình Dương có cơ cấu: Nông nghiệp- Công nghiệp- Tiểu thủ công nghiệp với tỷ trọng tương ứng: 50%-30%-20% với giá trị sản xuất công nghiệp khoảng 500 tỷ đồng /năm, thì từ năm 1986 đến nay, đặc bệt là kể từ năm 1997 (Khi Bình Dương được tái lập đến nay) Bình Dương đã và đang là địa phương chuyển dịch rất thành công nền kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ.

Trong đó tốc độ tăng trưởng kinh tế ln ở mức cao, GDP tăng bình quân khoảng 13,5%/năm, cao gấp 2 lần cả nước. Đến cuối năm 2015, tỷ lệ công nghiệp đã chiếm 60%, dịch vụ 37,3% và nông nghiệp chỉ còn 2,7% trong cơ cấu kinh tế. Theo tính tốn của các cơ quan hữu quan: Sau 20 năm tái lập tỉnh, tỷ trọng công nghiệp đã tăng gấp 2 lần từ 30% lên 60% trong cơ cấu kinh tế, tỷ trọng thương mại dịch vụ cũng đã tăng gấp 1,73 lần so với trước. Đến nay Bình Dương là một tỉnh có cơ cấu cơng nghiệp-thương mại, dịch vụ.

Tính đến cuối năm 2015 tồn tỉnh có 1.947.200 người, mật độ dân số 723 người/km². Trên địa bàn Bình Dương có khoảng 15 dân tộc, nhưng đơng nhất là người Kinh và sau đó là người người Hoa, người Khơ Me...

Thế mạn h đặc trư ng

Bình Dương là một tỉnh nằm ở tứ giác kinh tế cùng với Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu và tp. Hồ Chí Minh. Với điều kiện thuận về vị trí địa lý, điều kiện khí hậu, cấu trúc địa hình và thổ nhưỡng, Bình Dương rất thích hợp cho việc đầu tư và triển khai các dự án sản xuất cơng nghiệp nên nhà đầu tư trong và ngồi nước ln ưu tiên lựa chọn Bình Dương là một trong những địa điểm hàng đầu để triển khai dự án.

Về cơ sở hạ tầng có thể khẳng định: Hiện nay Bình Dương đang có cơ sở hạ tầng tốt nhất khu vực Đông Nam bộ, đồng thời hệ thống giao thông Thủy, giao thơng Bộ có tính kết nối cao với Thành Phố Hồ Chí Minh và các vùng lân cận. Cự ly trung bình giữa các vùng qui hoạch cơng nghiệp của Bình Dương đến các cảng biển, sân bay, ga đường sắt...tại thành phố Hồ Chí Minh khoảng 30 km. Các hạ tầng kinh tế như điện, nước, viễn thông, xử lý môi trường cơng nghiệp, thốt nước đã và đang được đầu tư đáp ứng tốt yêu cầu phát triển. Đặc biêt một hệ thống các khu công nghiệp với 28 khu và 8 cụm công nghiệp có tổng diện tích hoạch qui hoạch gần 10.500 ha đang tạo một lợi thế rất lớn cho địa phương nâng cao sức cạnh tranh trong thu hút đầu tư. Các hạ tầng xã hội, các tiện ích phục vụ đội ngũ chuyên gia, người lao động đều phát triển đồng bộ với hạ tầng kinh tế và đang được mời gọi đầu tư bằng nhiều phương thức nhằm phục vụ tốt nhu cầu.

Đối với nền sản xuất nơng nghiệp Bình Dương, hiện nay địa phương có gần 141.500 ha đất trồng cây lâu năm, trong đó diện tích cây cao su hiện có 134.000 ha. Cùng với đó địa phương cũng đang đẩy mạnh chăn nuôi tập trung với tổng đàn gia súc đạt 550.000 con và đàn gia cầm đạt hơn 7,2 triệu con, 2000 trang trại trồng cây ăn trái, trồng các loại nơng sản ngắn ngày...Có thế đáp ứng một phần nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến sau thu hoạch của các nhà đầu tư.

Về nguồn lao động: Ngoài nguồn lao động tại chỗ, trong quá trình phát kinh tế cơng nghiệp Bình Dương đã thu hút hơn 1 triệu lao động nhập cư, qua trình làm việc đã tích lũy được một số kinh nghiệm có thể hướng dẫn trực tiếp hoặc tham gia một số qui trình đào tạo lao động tại đơn vị sản xuất. Đồng thời một hệ thống các trường đại học, trường nghề đáp ứng tốt yêu cầu đào tạo nhân lực hiện nay.

Hiện nay tỉnh đang thực hiện chương trình đột phá “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016 - 2020” kết hợp xây dựng các đề án nhằm hướng đến xây dựng và thu hút nguồn nhân lực với số lượng và cơ cấu ngành nghề hợp lý, phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng ưu tiên phát triển dịch vụ-công nghiệp gắn với quá trình đô thị hóa. Tập trung đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực là cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật và đội ngũ công nhân lao động đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh trong giai đoạn mới.

2.1.2 Thực trạng thu h ú t đầ u tư FDI tại tỉnh Bình Dương giai đoạ n 1988-2015

2.1.2.1 T h ự c t r ạ n g t h u h ú t F D I t h e o q u i m ô v ố n

Có thể tạm chia quá trình thu hút dịng vốn FDI đầu tư vào Bình Dương từ năm 1988 đến năm 2015 thành 2 giai đoạn :

- Giai đoạn 1 từ năm 1988-1996): Khi Bình Dương cịn thuộc tỉnh Sơng Bé cũ, các địa phương thuộc địa bàn tỉnh Bình Dương hiện nay đã thu hút 161 dự án đầu tư FDI với tổng vốn đăng ký 1,977 tỷ USD.

- Giai đoạn 2 từ năm 1997 -2015: Khi Bình Dương được tái lập qua viêc chia tách tỉnh Sơng Bé thành Bình Dương và Bình Phước, trong giai đoạn này Bình Dương đã thu hút 2663 dự án, với tổng vốn đang ký 21,3 tỷ USD.

Bảng 2.2 Đầu tư trực tiếp nước ngoài từ năm 1988 đến năm 2015Năm Số dự án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh thu hút FDI vào tỉnh bình dương đến năm 2020 (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)