Tóm tắt kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức tác hại của thuốc lá đến sức khỏe (Trang 51 - 54)

CHƯƠNG V : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1 Tóm tắt kết quả nghiên cứu

Mục tiêu đề tài hướng đến nghiên cứu thực trạng, nhận thức, thái độ và hành vi hút thuốc của thanh niên trên địa bàn thành phố Sóc Trăng trong thời điểm hiện nay. Báo cáo đã tiến hành khảo sát 207 nam thanh niên trên địa bàn thành phố Sóc Trăng.

Kết quả khảo sát phân ra khá đa dạng các nhóm đối tượng, từ địa bàn, dân tộc, tôn giáo, ngành nghề, ứng với những người có tần suất hút thuốc khác nhau. Theo đó, báo cáo tập trung hướng về thái độ, nhận định, tiêu chuẩn, xu hướng đến hành vi của người hút thuốc và những ảnh hưởng của việc hút thuốc đến đời sống cộng đồng, xã hội,…

Kết quả khảo sát đã mô tả khá thực tế thực trạng hút thuốc của thanh niên hiện nay trong bối cảnh của thành phố Sóc Trăng nói riêng và giới trẻ nói chung. Mơ tả được những diễn biến trong thái độ, nhận thức đến hành vi hút thuốc đặt trong bối cảnh hiện nay, cụ thể:

- Theo các đối tượng: kết quả nghiên cứu cho thấy hiện trạng nam thanh niên hút thuốc hiện nay trên địa bàn thành phố Sóc Trăng khá đa dạng, khơng phân biệt địa bàn, dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp,… Trong số đó, những người trẻ tuổi có xu hướng hút thuốc nhiều hơn, đa phần trong số này là các sinh viên, những người đi học. Mức độ hút của những người đang hút có khác nhau, trong đó những người hút nhiều lần trong ngày chiếm tỷ lệ 12,3%, hoặc có nhóm người hút thuốc hút tối thiểu 1 lần trong tuần chiếm 6,4%. Phần còn lại, những người hút thuốc do môi trường khách quan, khơng do chủ ý bản thân của chính những người hút thuốc.

người đang hút thuốc hiện nay đã từng nghĩ đến việc bỏ thuốc cho thấy, chỉ 18,7% số người được khảo sát cho rằng khơng có ý định bỏ thuốc, phần cịn lại đều đã nghĩ đến việc bỏ thuốc. Tuy nhiên, thái độ đối với việc bỏ thuốc của người hút thuốc là khá khác nhau, khoảng 20% cho rằng (3,4% + 16,7%) cho rằng, rất khó khăn hoặc vơ cùng khó khăn nếu như thực hiện việc bỏ thuốc, chỉ 2% người hút thuốc cho rằng, nếu cố gắng, chắc chắn sẽ thành công. Một thực tế cho thấy, đôi khi những người hút thuốc đã có nhu cầu, ý nghĩ bỏ thuốc, nhưng khi nghĩ đến thuốc hoặc gặp những môi trường thuận lợi, họ vẫn dùng đến thuốc. Như vậy, tồn tại việc chưa thống nhất giữa suy nghĩ và hành động liên quan đến việc hút thuốc của chính những người này.

- Theo những cảm nhận chung của cộng đồng: đối với những người thân, về thái độ cụ thể, có những bàng quan, khơng quan tâm đến việc hút thuốc của người hút thuốc. Nhưng trong thực tế, những người xung quanh đã có những cảnh báo tác hại và nêu ra những ảnh hưởng đối với sức khỏe của người hút và những người xung quanh. Trong một số trường hợp, người hút vẫn sử dụng thuốc ở những môi trường có tồn tại trẻ em, tuy nhiên tỷ lệ này không cao trong đợt khảo sát.

- Về nhận thức – thái độ đối với những ảnh hưởng, những tác động tiêu cực đối với người hút và cộng đồng: phần đông những người được khảo sát cho rằng, nếu hít phải khói thuốc thải ra từ người hút thuốc thì sẽ có sự ảnh hưởng, nguy hại đến đến sức khỏe của người hít phải khói thuốc. Cảm nhận riêng của người hút thuốc đều có thể cơng nhận rằng, việc hít phải khỏi thuốc của chính người hút thuốc thải ra sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người hít.

- Về xu hướng sử dụng và hạn chế hút thuốc đối với người hút và cộng đồng hiện nay: những cảnh báo về việc hút thuốc hiện nay diễn ra khá phổ biến, tại các cơ quan, nơi công cộng. Và đặc biệt, đối với những người hút thuốc, việc cảnh báo cịn tồn tại trên chính những bao thuốc lá. Đối với việc hạn chế sử dụng thuốc lá hiện nay, theo quy định của Chính phủ, những quy định về cấm hút thuốc tại nơi công cộng, cơ quan, trường học, một số cơ sở dịch vụ ăn uống, tổ chức liên hoan, sinh nhật cũng có những cảnh báo, hạn chế và quy định riêng nơi dành cho những

người hút thuốc. Như vậy, vấn đề hút thuốc, những cảnh báo và vấn đề hạn chế đối với việc hút thuốc hiện nay là khá phổ biến. Tuy nhiên, mức độ cảm nhận, hành xử của người hút thuốc đối với những cảnh báo cịn nhiều hạn chế. Thậm chí, 11,8% những người được khảo sát không quan tâm đến những cảnh báo trên.

- Về mối quan hệ có khả năng điều tiết hành vi hút thuốc của người hút thuốc và cộng đồng: nhà sản xuất, Chính phủ và chính những người hút thuốc là những đối tượng phải chịu trách nhiệm bù đắp cho những tác hại của hành vi hút thuốc đối với xã hội. Thông qua chính sách thuế, người tiêu dùng cần trả mức thuế vào doanh nghiệp và nộp vào ngân sách nhà nước. Chính phủ cần có các chính sách điều tiết nhằm giảm những tác hại của việc hút thuốc đến sức khỏe cộng đồng và trẻ em.

- Từ đó nhận thấy rằng:

+ Hiện nay, nhận thức - thái độ của người khảo sát đối với việc hút thuốc có khả năng đã có những chuyển biến, chính người hút đã tự có thái độ tiêu cực với việc hút thuốc và xuất hiện ý nghĩ bỏ hút thuốc, và những người xung quanh đã có những suy nghĩ về tác hại của việc hút thuốc gây nên.

+ Đối với nhân tố tiêu chuẩn chủ quan: những tiêu chuẩn của chính những người hút là nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng hút thuốc của người hút cao nhất. Mỗi người có những tiêu chuẩn khác nhau, phù hợp với bản thân, bản chất công việc và hồn cảnh, mơi trường sống.

+ Nhân tố tiêu chuẩn về giá: biến động giá cả các loại thuốc theo kết quả không ảnh hưởng cao lên kết quả nghiên cứu.

+ Xu hướng hút thuốc: một cộng đồng có xu hướng hút thuốc cao, có khả năng dẫn đến hành vi của cộng đồng hút thuốc cao. Như vậy, kết hợp với các yếu tố về thái độ, nhận thức, tiêu chuẩn, để hình thành nên hành vi hút thuốc theo hướng giảm dần, giảm tác hại của hút thuốc đối với cộng đồng, việc nghiên cứu tiến hành điều chỉnh về hệ tiêu chuẩn cộng đồng, tăng cường định hình nhận thức của cộng đồng về việc hút thuốc, tiếp tục tăng cường các hoạt động công khai mạnh hơn nữa thái độ của cộng đồng đối với việc hút thuốc là cần thiết, nhằm tạo điều kiện để người dân có những điều kiện mạnh hơn nữa để điều chỉnh việc hút thuốc hiện nay.

Kết quả nghiên cứu cho thấy:

- Có nhiều yếu tố tác động đến xu hướng hành vi và hành vi thực sự của người tiêu dùng.

- Có nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến bản thân, gia đình và xã hội do lạm dụng thuốc lá gây ra.

- Người tiêu dùng nhận thức được tác hại tiêu cực nhưng vì nhiều lý do khác nhau vẫn sử dụng và lạm dụng thuốc lá.

- Sử dụng và lạm dụng thuốc lá gia tăng kéo theo việc sản xuất, kinh doanh và buôn lậu các sản phẩm thuốc lá tăng theo.

- Chi phí thiệt hại do sử dụng và lạm dụng thuốc lá do người tiêu dùng và nhà nước chịu trách nhiệm.

Từ kết quả nghiên cứu trên có thể kết luận rằng:

- Hút thuốc lá có ảnh hưởng đến kinh tế gia đình, đến sự phát triển kinh tế xã hội và môi trường của quốc gia:

+ Người hút thuốc lá sẽ phải tiêu phí một khoản tiền khá lớn để mua thuốc lá. + Chi phí chăm sóc y tế cho bản thân và người trong gia đình.

+ Khi mắc bệnh khơng thể lao động sản xuất, khơng có thu nhập. + Tiêu hao lượng giấy khá lớn cho sản xuất thuốc điếu và bao bì.

+ Đất sản xuất lương thực thực phẩm bị thu nhỏ nhường đất cho sản xuất cây thuốc lá vì lợi nhuận cao hơn.

+ Chi phí chăm sóc ytees cho cộng đồng, phịng chống bn lậu, sử lý rác thải...

+ Thuốc lá còn gây ra các vụ hỏa hoạn, cháy rừng...

- Hút thuốc lá ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân, sức khỏe cộng đồng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống con người.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức tác hại của thuốc lá đến sức khỏe (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)