Kết quả phân loại nhóm 3 self-made

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tính tổn thương và khả năng phục hồi đến nền kinh tế các quốc gia (Trang 48 - 49)

STT

Tên nền kinh

tế Nhóm thu nhập RI Rank VI Rank

1 Botswana Trên trung bình 0.527 52 0.403 17

2 Jamaica Trên trung bình 0.541 49 0.410 14

3 Bahrain Cao 0.609 27 0.441 12

4 Brunei Cao 0.567 40 0.414 13

5 Hong Kong Cao 0.663 18 0.615 2

6 Malta Cao 0.594 31 0.404 16

7 Singapore Cao 0.722 6 0.691 1

Bảng 3.5 chỉ ra danh sách 7 nền kinh tế thuộc nhóm "self-made", là những nền kinh tế có chỉ số tổn thương cao (VI > 0.4) đồng thời có khả năng phục hồi kinh tế tốt (RI > 0.5). Nhóm nay được xem là kiểu mẫu về năng lực phát triển kinh tế. Với những chính sách phù hợp giúp vượt qua những đặc tính khó khăn cố hữu và đạt được thành tựu kinh tế. Có thể thấy trong nhóm này hầu hết là các quốc đảo, bán đảo nghèo nàn về tài nguyên nhưng lại là những nền kinh tế có thu nhập cao và trên mức trung bình thế giới. Và Singapore là

một minh chứng điển hình cho những nỗ lực phát triển ấy. Là một quốc đảo nhỏ tài nguyên hạn chế, chỉ có ít than, chì, đất sét, nham thạch, nguyên nhiên liệu đều phải nhập từ bên ngồi. Diện tích đất canh tác hẹp, nước ngọt phải nhập khẩu, sử dụng nước biển, nước thải để lọc thành nước sạch sử dụng, dẫn đến nhu cầu nhập khẩu lương thực thực phẩm hàng năm là rất lớn. Khi có những bước tiến vượt bật trở thành quốc gia công nghiệp phát triển, với thị trường nước nhỏ hẹp, hoạt động xuất khẩu của Singapore cũng phải được đẩy mạnh ngày càng nhiều. Chính vì những lý do đó, hoạt động giao thương mở rộng là điều hiển nhiên ở đất nước này. Bởi vậy, mà nền kinh tế càng sẽ dễ bị tác động (tổn thương) từ các biến cố kinh tế thế giới. Tuy nhiên, với những nỗ lực không ngừng trong cải tiến bộ máy quản lý và sự sáng suốt của nhà cầm quyền, đây điều là các nước đang thực hiện nền kinh tế thị trường gần như triệt để, việc phòng chống tham nhũng được quản lý chặt chẽ, những nước người dân có đời sống văn minh cao với chỉ số giáo dục và chỉ số sức khỏe lớn. Do đó, khả năng phục hồi trước các cú sốc ngoại sinh là rất mạnh mẽ, lấn át được cả những tác động do tính tổn thương mang lại để vẫn duy trì phát triển nền kinh tế ở mức độ cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tính tổn thương và khả năng phục hồi đến nền kinh tế các quốc gia (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)