Thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý nhà nước thành phố cần thơ đến năm 2030 (Trang 28 - 29)

Chương 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.4. Khảo lược một số kinh nghiêm liên quan

2.4.2.1. Thành phố Hồ Chí Minh

Từ cuối những năm 90, thành phố Hồ Chí Minh đã thử nghiệm đưa ứng dụng CNTT phục vụ công tác quản lý nhà nước. CNTT thời điểm này ở nước ta là mợt vấn đề cịn rất mới mẻ, chưa có tiền lệ. Q trình thử nghiệm gặp khơng ít khó khăn do cịn thiếu cơ chế, chính sách, hệ thống hạ tầng kỹ thuật cịn lạc hậu và khơng đẩy đủ, sự am hiểu và khả năng chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo trong lĩnh vực này còn nhiều hạn chế, thiếu đợi ngũ nhân lực có trình đợ chun mơn và hàng loạt vấn đề khác như bảo mật, an ninh, an tồn thơng tin, dữ liệu…

Tuy nhiên, trước yêu cầu của xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và nhu cầu phát triển KT-XH của thành phố Hồ Chí Minh. Lãnh đạo Thành ủy và UBND thành phố thấy rằng việc ứng dụng CNTT vào công tác quản lý nhằm tạo đà cho sự phát triển KT-XH là một việc quan trọng và hết sức cần thiết.

Ban Chỉ đạo phát triển CNTT của thành phố đã được thành lập, với chức năng tham mưu cho lãnh đạo Thành ủy, UBND thành phó trong việc ứng dụng CNTT. Thành phố Hồ Chí Minh được xem là địa phương đầu tàu của cả nước trong việc ứng dụng và phát triển CNTT. Hiện nay, thành phố đã triển khai thực hiện Chương trình Cải cách hành chính gắn với mục tiêu xây dựng mơ hình chính quyền đơ thị giai đoạn 2011-2015, đã triển khai hệ thống Văn phòng điện tử gồm 6 phần mềm thuộc nhóm môi trường làm việc điện tử đến 100% đơn vị quận, huyện và 72% sở, ban, ngành. Hệ thống tác nghiệp chuyên ngành được triển khai đến 24/24 quận, huyện và 52/66 sở, ban ngành, đơn vi trực thuộc thành phố. Hệ thống Một cửa điện tử và Cổng thông tin thành phố với 78 trang thành viên.

Trong lĩnh vực y tế: toàn thành phố có 54/89 bệnh viện đạt ứng dụng CNTT ở mức trung bình. Chỉ có 2 bệnh viện (Nhi đờng 1 và nhân dân 115) có hệ thống CNTT tương đối hồn chỉnh, có ứng dụng phân tích dữ liệu phục vụ cơng tác quản lý, chuyên môn, có sử dụng hệ thống CNTT vào việc giám sát, nâng cao chất lượng

khám chữa bệnh. Trong giai đoạn 2015 - 2020, phấn đấu dành tối thiểu 1% ng̀n kinh phí của các bệnh viện để chi cho ứng dụng và phát triển CNTT. Bệnh viện hạng 1 phải có phịng CNTT, bệnh viện hạng 2, hạng 3 phải có tổ CNTT; xã hợi hóa đầu tư ứng dụng CNTT trong các bệnh viện.

Theo Sở Giao thông vận tải, trên địa bàn thành phố Hờ Chí Minh hiện có trên 7 triệu phương tiện ô tô, xe máy đăng ký lưu hành. Tỷ lệ diện tích đất giao thông so với phương tiện tham gia giao thơng cịn thấp, ảnh hưởng lớn đến giao thơng đô thị của thành phố. Để vận hành khai thác hiệu quả hệ thống giao thông thành phố, giảm thời gian ùn tắc giao thông, cần phải phát triển hệ thống quản lý giao thông thông minh. Trên địa bàn thành phố hiện có 841 chốt đèn tín hiệu giao thơng, hơn 300 camera giao thơng. Tuy nhiên, hệ thống này cịn rời rạc chưa được kết nối đồng bộ. Để khắc phục hạn chế, thành phố đã chủ trương xây dựng Trung tâm điều hành giao thông đô thị và hoạt động sau năm 2020.

Năm 2015, thành phố đã cơ bản thực hiện thành công 3 nhiệm vụ trọng tâm bao gồm: nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính cơng cho người dân, doanh nghiệp; nâng cao năng lực quản lý điều hành, thực hiện liên thông từ UBND thành phố đến các quận, huyện, sở, ban ngành; xây dựng các cơ sở dữ liệu dùng chung để cung cấp thông tin phục vụ điều hành, tác nghiệp của UBND thành phố đến các quận, huyện, sở, ban ngành. Để nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công cho người dân và doanh nghiệp, thành phố đã tiến hành đưa vào vận hành chính thức hệ thống ISO điện tử ở cấp quận - huyện cho các lĩnh vực đăng ký kinh doanh, văn hóa, lao động, y tế và cấp phép xây dựng, tài nguyên môi trường và tại Văn phịng UBND thành phố, Sở Thơng tin và Truyền thơng, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công thương, Sở Văn hóa, Thể thao, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

Đối với dịch vụ công trực tuyến, thành phố đưa vào vận hành hệ thống một cửa điện tử mới, qua đó cung cấp các dịch vụ hành chính cơng hiện đại, tiện dụng, chất lượng cao như các dịch vụ cấp phép tại nhà, dịch vụ cung cấp tình trạng hờ sơ cho người dân qua thiết bị di động, tin nhắn... Người dân, doanh nghiệp thực hiện đăng ký và hướng dẫn hồn chỉnh hờ sơ qua mạng, bất kỳ thời điểm nào (24/7) mà không cần đến trụ sở của cơ quan quản lý nhà nước. Thành phố cũng sẽ thực hiện văn phịng “khơng giấy” kết nối từ Văn phịng UBND thành phố đến các quận, huyện, sở, ban ngành, tạo lập môi trường làm việc thông suốt, không giới hạn khoảng cách địa lý; triển khai Hệ thống quản lý chỉ đạo, quản lý công việc liên thông từ UBND thành phố đến các quận, huyện, sở, ban ngành; ứng dụng phần mềm quản lý thông tin xử lý kiến nghị của cử tri; triển khai phần mềm khiếu nại tố cáo tại 5 cơ quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý nhà nước thành phố cần thơ đến năm 2030 (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)