Thông qua nghiên cứu tổng quan cho thấy nghiên cứu của Alonso and
Garcimartín (2013) đã đưa ra các nhân tố tác động đến chất lượng thể chế như trình độ
phát triển, phân hóa sắc tộc, mức độ mở cửa nền kinh tế, hệ thống pháp luật truyền
thống, vị trí địa lý, trình độ giáo dục, chênh lệch thu nhập, hệ thống thuế. Kết quả
nghiên cứu của hai tác giả trên cũng khá thống nhất và phù hợp với các nghiên cứu trước đó về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thể chế, nên nghiên cứu sinh đề
xuất lấy mơ hình này làm cơ sở cho nghiên cứu của mình.
Tuy nhiên, nghiên cứu của Alonso and Garcimartín (2013) được thực hiện ở
cấp độ quốc gia. Vì vậy, trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của Alonso and Garcimartín (2013 ) và có những điều chỉnh để phù hợp với nghiên cứu thể chế ở cấp
độ địa phương và những đặc điểm chính trị, kinh tế, xã hội của Việt Nam các nhân tố
tác động đến chất lượng thể chế địa phương tại Việt Nam được đề xuất như sau:
(1) Thu nhập bình quân trên đầu người. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh trình
độ phát triển quyết định đến chất lượng thể chế của một quốc gia, trình độ phát triển
càng cao chất lượng thể chế càng tốt. Ở cấp độ tỉnh/thành, thu nhập bình quân trên đầu người của tỉnh thường được sử dụng để phản ánh trình độ phát triển, hiệu quả kinh tế
của địa phương đó. Vì vậy, nhân tố này được xem xét đưa vào mơ hình nghiên cứu.
Nói cách khác, một địa phương có thu nhập bình qn đầu người cao được kỳ vọng là có chất lượng thể chế tốt.
(2) Trình độ giáo dục của mỗi tỉnh thành. Các nghiên cứu trước đã chỉ ra mối
quan hệ thuận chiều giữa giáo dục và chất lượng thể chế. Một xã hội với trình độ giáo dục cao tất yếu sẽ đặt ra nhiều yêu cầu hơn về một thể chế minh bạch và có chất lượng tốt (Alesina và Perotti, 1996). Bởi vậy, quan hệ thuận giữa giáo dục và chất lượng thể chế, hay ảnh hưởng tích cực của giáo dục đến chất lượng thể chế được kỳ vọng thể
hiện trong kết quả hồi quy của mơ hình.
(3) Khả năng thu hút đầu tư FDI vào tỉnh. Các nghiên cứu nước ngoài chỉ ra rằng hội nhập và mở cửa nền kinh tế dẫn đến cải thiện chất lượng thể chế bắt nguồn từ
và tìm kiếm đặc lợi thông qua việc thúc đẩy cạnh tranh, tạo môi trường kinh doanh
bình đẳng và học hỏi kinh nghiệm thực tiễn từ các quốc gia khác trong quá trình hội nhập, mở cửa ((Rigobon & Rodrik, 2004); (Rodrik et al., 2004)) (Faber and Gerritse, 2009). Theo Tổng cục thống kê tại Việt Nam, độ mở nền kinh tế Việt Nam không chỉ thể hiện ở tỷ lệ xuất, nhập khẩu so với GDP mà còn thể hiện ở việc mở cửa cho đầu tư nước ngoài (FDI). Ở địa phương, khả năng thu hút FDI cũng phản ánh mức độ cởi mở và hội nhập của kinh tế của địa phương với kinh tế quốc tế. Do vậy, mục tiêu thu hút
và khuyến khích các dịng đầu tư nước ngồi được kỳ vọng là động lực cho các cải
cách môi trường thể chế kinh tế và chính trị ở mỗi địa phương.
(4) Bất bình đẳng thu nhập ở mỗi tỉnh thành. Một số nghiên cứu cho rằng bất
bình đẳng thu nhập ảnh hưởng đến khả năng dự báo và tính hợp pháp của thể chế. Thứ nhất, vì sự bất bình đẳng mạnh mẽ gây ra các mối quan tâm khác nhau giữa các nhóm xã hội khác nhau, dẫn đến xung đột, sự bất ổn về chính trị-xã hội và mất an ninh. Thứ hai, sự bất bình đẳng tạo điều kiện cho các thể chế này vẫn bị nắm bắt bởi các nhóm quyền lực, nhưng những hành động của họ được định hướng cho các lợi ích cụ thể chứ khơng phải là lợi ích chung. Thứ ba, nó làm giảm bớt các hoạt động hợp tác của tổ
chức xã hội và gây ra tham nhũng. Mối quan hệ này cũng được chỉ ra bởi các nghiên cứu trước đây (Alesina và Rodrik, 1993; Alesina và Perotti, 1996; hoặc Easterly,
2001); mặc dù trong một số trường hợp, các kết quả phụ thuộc vào khu vực nghiên cứu khác nhau. Ngoài ra, Engerman and Sokoloff (2005) và (Engerman & Sokoloff, 2002) lập luận rằng phân phối thu nhập khơng bình đẳng sẽ khuyến khích các thể chế có xu hướng kéo dài sự bất bình đẳng, do đó tạo ra một vịng trịn luẩn quẩn giữa bất bình đẳng và chất lượng thể chế thấp. Trong nghiên cứu này, sử dụng biến chênh lệch thu nhập giữa nhóm giàu nhất và nhóm nghèo nhất làm đại diện cho chỉ số GINI.
(5) Năng lực tiếp cận sử dụng Internet tại mỗi tỉnh thành. Tiếp cận Internet làm tăng khả năng tiếp cận thông tin, giúp tăng cường nhận thức cho công chúng, là phương tiện quan trọng trong xây dựng nền hành chính điện tử hiện đại. Vì vậy,
năng lực tiếp cận sử dụng Interntet tại mỗi tỉnh thành được kỳ vọng cải thiện chất
lượng thể chế ở địa phương.
(6) Mức độ phân hóa sắc tộc của mỗi tỉnh (sự đa dạng các thành phần dân tộc
ở địa phương). Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng tính đa dạng sắc tộc-ngơn ngữ
có ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển thể chế. Với đặc thù về sự đa dạng các thành phần dân tộc ở Việt Nam nên nhân tố này được đưa vào xem xét trong mơ hình
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 đã tổng quan các nghiên cứu liên quan đến chất lượng thể chế bao
gồm các nhóm: nhóm nghiên cứu về vai trị của thể chế đối với tăng trưởng và phát triển của một quốc gia, nhóm về các nhân tố tác động đến chất lượng thể chế, nhóm
nghiên cứu về thể chế địa phương, và nhóm nghiên cứu về chất lượng thể chế của Việt Nam. Trên cơ sở đó, một số kết luận được đưa ra:
(1) Thứ nhất, một thể chế tốt có ảnh hưởng tích cực đến các biến số kinh tế vĩ mô (thương mại, đầu tư,..) và thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế;
(2) Thứ hai, các yếu tố quyết định đến chất lượng thể chế được chia làm hai
nhóm bao gồm: nhóm thuộc về đặc điểm lịch sử của quốc gia và nhóm thuộc về lựa chọn kinh tế, chính trị xã hội (có thể can thiệp bởi các chính sách của chính phủ);
(3) Thứ ba, tổng quan tài liệu cho thấy có rất ít nghiên cứu về ảnh hưởng của thể chế/quản trị khu vực/địa phương đối với sự phát triển của các khu vực và địa
phương trong tương quan với các nghiên cứu về thể chế ở cấp quốc gia.
Trên cơ sở tổng quan nghiên cứu tài liệu trong và ngoài nước, tác giả đã chỉ ra các khoảng trống nghiên cứu và đề xuất mơ hình nghiên cứu để thực hiện luận án.
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG THỂ CHẾ 2.1. Lý luận về thể chế
2.1.1. Khái niệm thể chế
Theo lịch sử ra đời và phát triển của Kinh tế học thể chế (cũ) và Kinh tế học thể chế (mới), đã có nhiều tư tưởng và quan niệm khác nhau về thể chế cũng như vai trò và tác động của nó đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế. Chính vì vậy, lý luận về thể chế và thể chế kinh tế rất phong phú và vẫn đang được tiếp tục hoàn thiện. Trong nghiên cứu này, tác giả chỉ tập trung đến các khái niệm thuộc trường phái kinh tế học
thể chế mới (New Institutional Economics-NIE). Người khởi xướng cho trường phái kinh tế học thể chế mới là Coase (1960), bên cạnh đó các nghiên cứu của Douglass
North cũng được xem là các nghiên cứu kinh điển trong trào lưu kinh tế học thể chế
mới ((Douglass C North & Thomas, 1973), (Douglass Cecil North, 1981); (D. North, 1990), (D. North, 2005)). Trường phái NIE nỗ lực phát triển kinh tế học cổ điển bằng sự kết hợp các phân tích thể chế, tập trung vào vai trị của thể chế trong việc giải thích các hoạt động kinh tế trong dài hạn (Zhuang, de Dios, & Martin, 2010).
Theo khái niệm về thể chế được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất là của North DC (1990) thì theo đó thể chế là những ràng buộc (những luật lệ) do con người tạo ra
để để điều chỉnh và định hình các tương tác của mình. Hay có thể hiểu, thể chế là
những “luật chơi trong một xã hội”. Thể chế bao gồm thể chế chính thức (chẳng hạn như luật pháp, quyền sở hữu, cách thức tổ chức quyền lực nhà nước) và những thể chế phi chính thức (chẳng hạn như những tục lệ, truyền thống, và chuẩn mực ứng xử trong xã hội). Các thể chế chính thức chủ yếu đề cập đến hiến pháp, đạo luật, và các quy tắc và quy định rõ ràng của chính phủ, được ban hành và thực thi bởi các cơ chế cá nhân, quan trọng nhất là nhà nước có quyền lực và tổ chức cưỡng chế. Mặt khác, các thể chế hoặc ràng buộc khơng chính thức bao gồm các quy tắc bất thành văn như truyền thống, chuẩn mực và quy tắc ứng xử, những điều cấm kỵ và các cơ chế xã hội khác dựa trên
và được thực thi thông qua quan hệ giữa các cá nhân.
Knight (1992) định nghĩa “một tập hợp các quy tắc mà thiết lập nên các mối
tương tác xã hội theo các cách riêng biệt”.
Greif (2006) cho rằng thể chế được định nghĩa bao gồm tập hợp các yếu tố xã
hội, các quy tắc, niềm tin và tổ chức cùng phối hợp thúc đẩy tính đứng đắn trong các hành vi của cá nhân và xã hội.
Elinor (1990) định nghĩa thể chế là “Các bộ quy tắc làm việc được sử dụng để
xác định xem ai có đủ điều kiện để đưa ra quyết định trên một số đấu trường (arena), những hành động được cho phép hoặc hạn chế, những quy tắc kết hợp sẽ được sử
dụng, những thủ tục phải được theo sau, những thông tin phải hay không phải được
cung cấp, và những quy tắc về việc thưởng phạt sẽ được áp dụng cho cá nhân phụ
thuộc vào hành động của họ”.
Có thể thấy rằng khái niệm đấu trường hay đấu trường hành động của (Elinor,
1990) (arena or action arena) tương đồng với khái niệm “cuộc chơi” (the game) của (D. C. North, 1990).
Aoki (2001) cho rằng thể chế là một luật chơi trong xã hội, một thể chế tốt sẽ thúc đẩy các tác nhân hành động mang lại lợi ích cho xã hội. Một thể chế thực sự có
khả năng định hình và điều chỉnh các các hành vi, từ đó đánh giá được chúng, điều
quan trọng là không chỉ đánh giá được các quy tắc mà thể chế đó đưa ra, mà còn đánh
giá được các động lực mà cá nhân thực thi các luật chơi đó
Kinh tế học thể chế mới (NIE) nhấn mạnh tầm quan trọng trung tâm của việc khẳng định và bảo vệ hợp đồng và quyền sở hữu. Việc thực thi hợp đồng có thể dự đốn và bảo vệ quyền sở hữu đặc biệt quan trọng đối với các giao dịch, bởi qua đó chi phí
giao dịch được giảm thiểu. Do đó, Kasper and Streit (1999) cho rằng, thể chế là những quy tắc tương tác của con người, ràng buộc cách ứng xử, qua đó khiến cho hành vi con người trở nên dễ tiên đoán hơn và tạo điều kiện cho sự phân công lao động cùng hoạt động tạo ra của cải vật chất. Thể chế ln bao hàm các hình thức trừng phạt để đảm bảo nguyên tắc được tuân thủ. Thể chế có vai trị quan trọng tác động đến mức sống. Thể chế bao gồm các
thể chế bên trong (internal institution) và các thể chế bên ngoài (external institution).
Weingast (1993) nhận định rằng một chính phủ đủ mạnh để bảo vệ quyền sở
hữu và thực thi hợp đồng, cũng sẽ đủ mạnh để tịch thu tài sản của công dân. Cho nên, nghịch lý này là lý do chính đáng cần có tính minh bạch và trách nhiệm giải trình,
kiểm tra và cân bằng, và sự tham gia rộng rãi của các tổ chức khác nhau như là một phần của các yêu cầu về trật tự và kiểm sốt xã hội. Theo khn khổ này thì trách nhiệm giải trình, luật pháp, ổn định chính trị, năng lực cơng chức, bảo vệ quyền sở hữu và thực thi hợp đồng, và kiểm sốt tham nhũng là các khía cạnh bổ trợ lẫn nhau của một thể chế tốt với vai trò thúc đẩy tăng trưởng. Tuy nhiên, ở một góc nhìn khác,
nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng trình độ phát triển sẽ tạo ra sự cần thiết và dẫn đến một thể chế tốt hơn (Paldam & Gundlach, 2008). Hay nói cách khác là có mối quan hệ nhân quả giữa chất lượng thể chế với tăng trưởng.
Dixit (2009) cho rằng các thể chế quản trị chính thức bao gồm: Hiến pháp (được viết ra hoặc chỉ đơn thuần được hiểu rộng rãi) đưa ra các quy tắc của trị chơi
chính trị; cơ quan lập pháp đưa ra các quy tắc chi tiết hơn; tòa án, cảnh sát và các cơ quan quản lý cấp phép, giải thích và thực thi các quy tắc này.
Các thể chế tư nhân và tổ chức xã hội khơng chính thức bao gồm các mạng lưới tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm kiếm thơng tin, các chuẩn mực hành vi và các biện pháp trừng phạt để thực thi các hành vi vi phạm các chuẩn mực; có thể có các thỏa
thuận tư nhân, hoặc thỏa thuận của các tổ chức xã hội (cả vì lợi nhuận và phi lợi nhuận), hoặc các quy phạm khác quy định các hành động cá nhân để xét xử và thực thi các quy tắc; và trật tự riêng có thể bao gồm việc nội bộ hóa giao dịch bằng cách đặt
các bên thành một đơn vị kinh tế, nói cách khác, bằng cách chuyển vấn đề từ một
trong những việc thực thi hợp đồng dài hạn thành một vấn đề trong quản trị cơng ty. Tóm lại, các định nghĩa về thể chế trên nhấn mạnh thể chế là tập hợp các quy
định, luật lệ và quy tắc nhấn mạnh ở khía cạnh về “luật chơi” và “cách chơi” của khái
niệm thể chế. Ngoài ra, thể chế cịn có cách hiểu là các cơ quan hay tổ chức công. Chẳng hạn, theo định nghĩa của UNDP (2011): “Thể chế là các tổ chức chính thức
thuộc chính phủ và dịch vụ công bao gồm các bộ và cơ quan chính phủ, các chính quyền địa phương, các cơ quan nhà nước khác chịu trách nhiệm cung ứng dịch vụ
công, thiết kế và thực thi các chính sách, và các cơ quan hành chính thực hiện chức năng của nhà nước.”
Nhìn chung, mặc dù có rất nhiều các định nghĩa khác nhau về thể chế và thể chế là một phạm trù rất rộng lớn, song nhìn chung các quan niệm về thể chế bao hàm ba khía cạnh quan trọng nhất là “luật chơi” (chính thức và phi chính thức), “cách chơi” (cơ chế/chế tài thực thi), và “người chơi” (con người, tổ chức gắn với hành vi của chúng) (Võ Trí Thành, 2014).
Như vậy, các định nghĩa về thể chế có nhiều điểm chung và tương đồng, được
cộng đồng các nhà khoa học chấp nhận. Trong nghiên cứu này, tác giả tập trung vào
nghiên cứu các vấn đề liên quan đến thể chế kinh tế chính thức. Trên cơ sở các nội dung đã phân tích và tổng quan các nghiên cứu về chất lượng thể chế, tác giả tổng hợp khái niệm về thể chế trong nghiên cứu như sau:
Thể chế là những luật lệ chính thức và phi chính thức do con người tạo ra để để
điều chỉnh và định hình các tương tác trong xã hội. Thể chế bao gồm 3 bộ phận chính: (i)
Các chủ thể ban hành các luật lệ, quy tắc như nhà nước, các cơ quan công quyền, các tổ
các đạo luật, và các quy tắc và quy định, truyền thống, chuẩn mực...; (iii) Các cơ chế, chế tài thực thi, các biện pháp trừng phạt các hành vi vi phạm những luật lệ, quy tắc đó.
2.1.2. Quan niệm về thể chế kinh tế
Trên thế giới, có nhiều cách tiếp cận khác nhau về thể chế kinh tế, theo tổng hợp của Matthews, R. C có 4 cách tiếp cận chính đó là quyền tài sản, quy ước, loại hợp
đồng và quyền hạn. Theo đặc điểm chung của bốn cách tiếp cận mà Matthews đã liệt
kê thì khái niệm về các thể chế kinh tế là một tập hợp các quyền và nghĩa vụ ảnh
hưởng đến con người trong đời sống kinh tế của họ, cụ thể 4 cách tiếp cận như sau: + Cách tiếp cận thứ nhất, thể chế kinh tế gắn liền với các hệ thống quyền tài sản do luật quy định. Coase (1960) lập luận rằng bất kỳ hệ thống quyền tài sản nào đều