Kinh nghiệm thế giới về thúc đẩy sự tham gia của ngƣời dân trong giảm nghèo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của người dân trong các chương trình , dự án giảm nghèo trường hợp dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi phía bắc giai đoạn 2 (2010 2015) tại xã (Trang 29 - 33)

CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU

3.2 Kinh nghiệm thế giới về thúc đẩy sự tham gia của ngƣời dân trong giảm nghèo

Những bài học chính sách về thúc đẩy sự tham gia của ngƣời dân trong giảm nghèo đƣợc lựa chọn từ những nƣớc có điều kiện tƣơng đồng với Việt Nam hoặc có thực trạng về triển khai các dự án giảm nghèo tƣơng tự nhƣ xã Do Nhân.

3.2.1 Kinh nghiệm từ Hàn Quốc

Phong trào làng mới của Hàn Quốc bắt đầu vào năm 1970 không những giúp Hàn Quốc giảm nghèo rõ rệt mà cịn làm thay đổi hồn tồn bộ mặt nơng thôn. Nghiên cứu của Phạm Thị Oanh (2011) cho thấy,thành cơng của mơ hình chính là huy động đƣợc sự tham gia tích cực, tự lực của ngƣời dân. Trong đó, các cơ chế, chính sách thúc đẩy ngƣời dân tham gia bao gồm:

Thứ nhất, thay đổi nhận thức và tinh thần của ngƣời dân về sự phát triển dựa vào nội lực. “Tinh thần làng mới” đƣợc nhấn mạnh ngay từ khi phát động phong trào với ba tiêu chí: cần cù, tự lực và hợp tác. Bên cạnh đó, các khẩu hiệu động viên và khích lệ tinh thần ngƣời dân cũng đƣợc sử dụng bao gồm: “Nhất định phải làm”, “Tất cả đều có thể làm đƣợc” và “Đã làm là đƣợc”.

Thứ hai, tạo ra niềm tin và tinh thần phấn khởi cho ngƣời dân. Để lấy lại niềm tin cho ngƣời dân sau một loạt các chƣơng trình đầu tƣ cơng thất bại, ở giai đoạn đầu, phong trào đƣa ra các hành động thiết thực, phù hợp với nhu cầu và khả năng của ngƣời dân nhƣ làm đƣờng; vệ sinh xóm, làng; đào giếng nƣớc…. Những hành động này thƣờng đơn giản dễ tham gia và nhanh có kết quả. Thứ ba, lựa chọn và đào tạo cán bộ thơn, bản có tâm huyết và sẵn sàng thực hiện việc thay đổi. Sự thành cơng của mỗi làng có đóng góp quan trọng của ngƣời lãnh đạo. Chính phủ nhận thấy, ngƣời lãnh đạo thơn, bản phải do dân cử ra, không phân biệt nam nữ, có năng lực lãnh đạo và tâm huyết. Những ngƣời đƣợc dân bầu này tham gia khóa học “bồi dƣỡng cán bộ lãnh đạo đổi mới nông thôn” trƣớc khi triển khai chƣơng trình ở thơn, bản.

Thứ tƣ, tạo ra phong trào thi đua và cạnh tranh giữa các làng. Năm đầu tiên, Chính phủ phân bổ ngân sách đồng đều giữa các thôn. Trong những năm tiếp theo, sự hỗ trợ dựa trên sự tham gia của ngƣời dân đƣợc đo lƣờng bằng tỷ lệ ngƣời dân góp tiền và cơng lao động.

3.2.2 Kinh nghiệm từ Kenya

Dự án xây cầu kết nối hai làng Nkumburu và Ngage ở huyện Bắc Tharaka, tỉnh Tharaka Nithi, Kenya đƣợc hoàn thành trong một thời gian ngắn kỷ lục là 4 tháng và đã góp phần cải thiện đáng kể đời sống của ngƣời dân nhờ việc lƣu thơng hàng hóa giữa hai làng. Nghiên cứu của Runguma (2014) cho thấy, có đƣợc thành cơng đó là do ngƣời dân ở hai làng đƣợc trao quyền hoàn toàn trong việc ra bàn bạc và ra quyết định.

Ngƣời dân hai làng tổ chức các cuộc họp và bầu ra Ủy ban dự án gồm 7 ngƣời. Những ngƣời đƣợc chọn vào Ủy ban bao gồm cả nam và nữ, là những ngƣời có năng lực lãnh đạo và sẵn sàng làm việc hết mình vì lợi ích chung của cộng đồng. Trong 7 ngƣời đó, lựa chọn 1 ngƣời có năng lực và kinh nghiệm trong việc xây dựng đảm nhiệm việc tƣ vấn về kỹ thuật xây cầu; 1 ngƣời năng nổ, nhiệt tình làm nhiệm vụ xin tƣ vấn và sự hỗ trợ từ Chính phủ và 5 ngƣời cịn lại huy động nguồn lực từ ngƣời dân, các bên có liên quan và quản lý những mâu thuẫn trong cộng đồng. Dƣới sự hƣớng dẫn của Ủy ban, ngƣời dân bàn bạc và lập kế hoạch xây cầu. Họ cũng nhiệt tình đóng góp các nguồn lực nhƣ cát, xi măng, lao động để xây cầu

Dựa trên kế hoạch đã đƣợc xây dựng, Ủy ban sẽ tổ chức việc thực hiện và khuyến khích ngƣời dân tham gia cơng tác giám sát, đánh giá việc xây cầu.

Nhƣ vậy, trong dự án trên, Chính phủ chỉ đóng vai trị tƣ vấn kỹ thuật và hỗ trợ các nguồn lực cần thiết cho dự án. Ngƣời dân đƣợc chủ động trong việc thành lập Ủy ban dự án, tìm kiếm các nguồn lực bên trong và bên ngoài để lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát, đánh giá dự án xây cầu bắc qua sông Mukothima.

Nghiên cứu khác của Waweru (2015) về các yếu tố thúc đẩy ngƣời dân tham gia vào dự án phát triển ở huyện Thika East, Kenya chỉ ra rằng, ngƣời dân sẽ có động lực tham gia vào các dự án phát triển nếu họ nhận đƣợc những lợi ích vật chất và phi vật chất trong cả ngắn hạn và dài hạn. Tuy nhiên, những lợi ích hiện hữu trong ngắn hạn ảnh hƣởng nhiều nhất tới sự tham gia của ngƣời dân bao gồm: lợi ích tài chính, lợi ích vật chất. Tiếp theo là khả năng đáp ứng của dự án với sở thích, nhu cầu cá nhân. Kinh nghiệm từ những dự án trƣớc và lợi ích dự án mang lại cho nhóm cũng khuyến khích ngƣời dân tham gia. Cuối cùng, họ quan tâm tới những lợi ích và nhu cầu của cộng đồng có đƣợc đáp ứng hay khơng.

3.2.3 Kinh nghiệm từ Ghana

Những phát hiện chính của Osei-Kufuor và Koomson (2014) về sự tham gia của ngƣời dân trong Chƣơng trình giảm nghèo quốc gia triển khai tại huyện Dangme Tây của Ghana bao gồm:

Lãnh đạo nhóm và cán bộ thực địa của các tổ chức xã hội dân sự bao gồm các tổ chức NGO đóng vai trị quan trọng trong việc nâng cao nhận thức và cung cấp thông tin về dự án giảm nghèo cho

ngƣời dân. Vì vậy, chƣơng trình cần phải đáp ứng mong muốn và kỳ vọng của lãnh đạo nhóm để họ có động lực trở thành kênh thơng tin chính giúp truyền tải những thơng điệp của dự án. Bên cạnh đó, Chính phủ cần giới thiệu chƣơng trình của mình với các tổ chức NGO đang hoạt động trên địa bàn và phối hợp với họ để tuyên truyền và công khai các thông tin liên quan đến chƣơng trình. Sự có mặt của cán bộ dự án và lãnh đạo nhóm trong các cuộc họp sẽ định hƣớng các câu hỏi và câu trả lời của ngƣời dân theo những vấn đề mà họ quan tâm.

Ngƣời dân và lãnh đạo nhóm tham dự các lớp đào tạo nhƣ hội thảo nâng cao nhận thức, tập huấn nâng cao kỹ năng, tập huấn nâng cao năng lực quản lý, tập huấn đăng ký quyền sử dụng đất sẽ có mức độ tham gia cao hơn những ngƣời khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của người dân trong các chương trình , dự án giảm nghèo trường hợp dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi phía bắc giai đoạn 2 (2010 2015) tại xã (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)