“Nguồn: bn L.T.T.T mã số 33”
Mặc dù lấy phần u dưới dây thần kinh thị cùng bên mở sọ có phần giới hạn do điểm mù nhưng khơng có nghĩa là không thể tiếp cận được. Tận dụng khoảng không gian giữa hai dây thần kinh thị sẽ lấy phần lớn u dưới dây thần kinh thị phía dưới trong và kết hợp khoảng không gian giữa tam giác cảnh - thị sẽ tiếp cận và lấy phần u dưới ngoài dây thần kinh thị. Cần lưu ý khi tiếp cận phần u này tránh đụng chạm vào dây thần kinh thị, điều này có thể dẫn đến thị lực sau mổ xấu hơn [42].
Tóm lại, mức độ lấy trọn u đại thể trong nghiên cứu của chúng tôi đạt được tỷ lệ cao tương ứng với các tác giả khác khi dùng các đường mở sọ khác nhau. Mức độ lấy được hết u liên quan đến góc sàn sọ hố yên, độ sâu u xâm lấn xuống hố yên và tình trạng u bao quanh các mạch máu lớn. Ngoài ra để đạt được tỷ lệ lấy u cao cần khắc phục được các điểm mù dưới kính hiển vi như chọn bên mở sọ phù hợp, mài các chồi xương trần hốc mắt, dùng các dụng cụ gập góc ra trước để cắt và lấy u. Kích thước u trước mổ và phù não quanh u không liên quan đến kết quả lấy u.
Đánh giá kết quả thẩm mỹ đường mổ
Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh sau mổ đó là tính thẩm mỹ của sẹo mổ. Yếu tố này thường ít được quan tâm nhưng ở phương diện người bệnh có ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống sau mổ. Kết quả đánh giá mức độ hài lịng về tính thẩm mỹ đường mổ là cảm nhận hoàn toàn chủ quan của người bệnh tại thời điểm sau mổ 3 tháng và trong thời gian theo dõi. Với mức độ hài lòng vết mổ cao cho thấy người bệnh tự tin và dễ dàng trở lại cuộc sống và công việc hàng ngày. Với một sẹo mổ nhỏ khó nhận thấy bởi người đối diện và lành tốt giúp người bệnh giảm được mặc cảm bệnh tật và tự tin giao tiếp trong xã hội.
Mất cảm giác da vùng trán là biến chứng sau mổ khá thường gặp do tổn thương bó mạch thần kinh trên ổ mắt. Biến chứng này không nguy hiểm nhưng cũng làm cho người bệnh rất khó chịu. Cảm giác khó chịu này thường xảy trong những tháng đầu sau mổ, biểu hiện mất cảm giác hoặc dị cảm nóng rát theo vùng da chi phối của thần kinh trên ổ mắt. Để tránh biến chứng này, xác định điểm rạch da bắt đầu từ bên ngoài lỗ trên ổ mắt và kéo dài dọc theo cung mày khoảng 4 cm. Ngoài ra, tổn thương thần kinh này cũng có thể do kéo căng các mép da quá mức. Trong đa số các trường hợp triệu chứng rối
loạn cảm giác này sẽ giảm dần hoặc khi được điều trị với pregabalin hoặc gabapentin và thường sẽ hết sau một năm [91], [100].
Tiêu xương nắp sọ cũng là biến chứng thường gặp và ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ của sẹo mổ. Đây là yếu tố dẫn đến sự khơng hài lịng đối với vết mổ của người bệnh. Trong 6 trường hợp xương nắp sọ bị tiêu chỉ có 1 trường hợp nắp sọ tiêu nhiều hơn 30% diện tích nắp sọ, các trường hợp cịn lại nắp sọ chỉ tiêu phần nhỏ do không liền xương một đoạn đường cắt sọ. Nắp sọ nhỏ và đường cắt sọ rộng nên gây mất xương khá nhiều dẫn đến nắp sọ bị thiếu hụt khi đặt vào. Để giúp sự liền xương nắp sọ tốt nên đặt nắp sọ một bờ sát mép xương và cố định bằng nẹp vít hoặc bằng dụng cụ cố định nắp sọ chắc chắn. Nên đặt nắp sọ sát mép xương bên trên vì mép dưới có cung mày nên ít ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Ngồi ra để giảm tỷ lệ hủy xương sọ, trong lúc bóc tách da nên chừa lại màng xương phủ lên nắp sọ [91]. Gần đây khi áp dụng các miếng ghép xương nhân tạo giúp che phủ kín đường cắt sọ và giúp sự liền xương tốt hơn mang lại sự thẩm mỹ hơn.
A B