qua
Tháng 07/2000, thị trường chứng khốn Việt Nam chính thức được thành lập và đi vào hoạt động. So với lịch sử 200 năm của thị trường chứng khốn thế giới thì 10 năm hình thành và phát triển của thị trường chứng khốn Việt Nam có thể được xem như điểm kết thúc của một sự khởi đầu.
Giá trị vốn hoá thị trường tăng dần qua các năm, đặc biệt tăng cao vào năm 2009 với giá trị vốn hóa chiếm gần 50% GDP.
1.21 22.7 40 17.5 48 40 0 10 20 30 40 50 60 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Hình 2.1: Tổng mức vốn hóa thị trường/GDP (%)
Nguồn: Kinh tế Việt Nam 2009-2010 của thời báo kinh tế Việt Nam
Với sự hình thành ban đầu chỉ là trung tâm giao dịch chứng khốn Hồ Chí Minh (thành lập ngày 20/7/2000) và chỉ có 2 cơng ty niêm yết giao dịch là REE và SAM; đến nay đã có 296 cổ phiếu, 47 trái phiếu và 5 chứng chỉ quỹ được niêm yết. Cùng theo đó, sau một thời gian dài chuẩn bị ngày 8/3/2005 trung tâm giao dịch chứng khoán thứ hai đặt tại Hà Nội được khai trương với 5 doanh nghiệp được niêm yết và tới thời điểm này đã có 389 doanh nghiệp niêm yết trên sàn. Nhiều đợt IPO lớn điển hình là của Bảo Việt và Vietcombank thời gian này đã thu hút được sự quan tâm khá lớn của các tổ chức trong nước và nước ngoài.
41 193 253 338 455 539 685 0 100 200 300 400 500 600 700 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Aug-11 Số lượng công ty niêm yết
Hình 2.2 Quy mơ niêm yết trên TTCK VN
Nguồn: tác giả tổng hợp theo số liệu công bố của SGDCK TPHCM và SGDCK HN
Một sự kiện khác đánh dấu sự trưởng thành của thị trường chứng khoán Việt Nam là Trung tâm GDCK Hồ Chí Minh chính thức chuyển thành Sở GDCK Hồ Chí Minh vào ngày 11/5/2007 và Trung tâm GDCK Hà Nội chuyển thành Sở GDCK Hà Nội ngày 17/1/2009.
Để tăng tính thanh khoản, hàng loạt các cơ chế, biện pháp được thực thi như HOSE triển khai giao dịch trực tuyến 12/1/2009, HNX vào 8/2/2010; Ngoài ra UBCK cũng cho phép các CTCK thực hiện các nghiệp vụ repo, margin, tăng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài từ 20% lên 49% riêng cổ phiếu ngân hàng vẫn giữ ở mức 30%.
Hoạt động huy động vốn của các doanh nghiệp trên TTCK (bao gồm đấu giá cổ phần hóa, phát hành tăng vốn, phát hành trái phiếu) vẫn tăng trưởng đáng kể. Điều này cho thấy vai trị quan trọng của thị trường chứng khốn là kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế, nhất là trong bối cảnh hiện nay khi diễn biến chỉ số lạm phát tăng nhanh, kéo theo đó là lãi suất huy động và lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại tăng khá cao (khoảng 17%), thông tư 13/2010/TT-NHNN và Thông tư 19/2010/TT-NHNN tăng cường kiểm sốt hệ số an tồn tài chính đối với các ngân hàng thương mại khiến cho hệ số sử dụng vốn cũng như khả năng cấp tín dụng của ngân hàng đối với nền kinh tế cũng như khu vực TTCK bị sụt giảm đáng kể. Do vậy việc doanh nghiệp tìm kiếm một nguồn vốn trên TTCK là hoàn toàn hợp lý, huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu để đáp ứng vốn kinh doanh sẽ là
cách tốt nhất vì khơng bị áp lực về lãi suất cao (chỉ trả cổ tức cho cổ đơng nếu doanh nghiệp làm ăn có lãi).
Đơn vị: tỷ đồng 7,088 27,893 127,000 25,000 39,000 110,000 0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 140,000 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Hình 2.3 Huy động vốn trên TTCK qua các năm
Nguồn: tổng kết kinh tế Việt Nam 2010-2011 của thời báo kinh tế VN
TTCK Việt Nam từng bước hoàn thiện theo cấu trúc hợp lý. Bao gồm khu vực niêm yết cổ phiếu theo quy mô vốn lớn (HOSE), khu vực doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa (HNX), khu vực công ty đại chúng chưa niêm yết (UPCom), khu vực giao dịch trái phiếu chính phủ chuyên biệt (HNX).
2.1.3 Thực trạng biến động chỉ số chứng khoán VN-Index và HNX-Index
Chỉ số VN-in dex và chỉ số HNX-Index trong 10 năm vừa qua đã có nhiều biến động mạnh mẽ, sự tăng giảm thất thường có thể chia thành các giai đoạn và kèm theo đó là các nguyên nhân chủ yếu sau:
Giai đoạn 1: từ tháng 7/2000 đến cuối năm 2004: chỉ số Vn-Index tăng vọt từ 100
điểm (ngày 28/7/2000) lên 571,04 điểm vào ngày 25/06/2001. Sau khi đạt mức cao nhất là 571,04 điểm, chỉ trong vòng chưa đầy 4 tháng, đến tháng 10/2001 chỉ số Vn- Index chỉ còn 200 điểm, các cổ phiếu niêm yết đã mất khoảng 70% giá trị, sau giai đoạn tăng trưởng nóng đó.
Đây là thời kỳ đầu tiên của TTCK. Số lượng cổ phiếu còn quá ít, số lượng người tham gia đầu tư và quan tâm, theo dõi TTCK không nhiều. Thị trường như một sân chơi mới lạ đối với các nhà đầu tư, do vậy việc đầu cơ quá mức đã làm giá cổ phiếu leo lên rất cao. Hầu như nhà đầu tư nước ngồi khơng tham gia TTCK trong thời gian này.
Hình 2.4: Biểu đồ kỹ thuật chỉ số VN-Index
Nguồn: Kỷ yếu hội thảo TTCK Việt Nam 10 năm hình thành và phát triển
Giai đoạn 2: từ đầu năm 2005 đến hết năm 2007: Đây là giai đoạn biến động mạnh
của chỉ số chứng khoán Việt Nam. Vn Index tăng từ 300 điểm cuối năm 2005 lên 632 điểm vào tháng 4/2006. Thế nhưng, đến 03/08/2006, TTCK chỉ còn 400 điểm. Nhưng đặc biệt, đến tháng 11/2006, thị trường tăng đạt mức kỷ lục 665,53điểm. Và tiếp tục theo chiều thẳng đứng đi lên với đỉnh cao là chỉ số VnIndex đạt mức đỉnh là 1.170 điểm vào ngày 19/3/2007. Giống như chỉ số Vn-Index, HNX-Index có một chuỗi ngày tăng điểm với đỉnh cao là 459,3 điểm vào ngày 20/3/2007
Hình 2.5 Biểu đồ kỹ thuật chỉ số HNX- Index
Đây có lẽ là giai đoạn tăng trưởng ngoạn mục nhất của thị trường chứng khoán Vn- Index tăng gấp 390% ( từ 300 điểm đầu năm 2005 lên đến 1.170 điểm vào tháng 2/2007) và Hastc-Index tăng 450% lần. Giai đoạn này TTCK đó có những trưởng thành về chất và về lượng thể hiện qua giá trị khớp lệnh bình quân của cổ phiếu qua mỗi phiên tăng lên rõ rệt và số lượng nhà đầu tư tham gia đạt mức kỷ lục. Nguyên nhân dẫn đến tăng trưởng:
Sự kiện Việt Nam gia nhập WTO, tổ chức thành công Hội nghị cấp cao APEC14. Do đó tạo niềm tin một Việt Nam phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Q trình cổ phần hóa của các doanh nghiệp nhà nước tăng nhanh cùng với đó là phát triển số lượng các cơng ty cổ phần, các công ty đại chúng niêm yết.
Khả năng tăng cường vốn đầu tư của các quỹ nước ngồi thơng qua việc đặt lệnh mua nhiều cổ phiếu tốt, kế hoạch giải ngân của một số quỹ nước ngoài.
Thông tin về việc mở room, phát hành cổ phiếu thưởng của các doanh nghiệp. Hoạt động đầu cơ quá mức, đẩy TTCK vào tình trạng “nóng”, hiện tượng “bong bóng” là có thật. Ngun nhân chính đó là tình trạng mất cân đối cung cầu nghiêm trọng trong từng thời điểm. Nguồn cung trên thị trường tại thời điểm đầu năm 2007 chỉ có trên 100 CK niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán TP HCM và 80 CK niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội. Trong khi đó, các nhà đầu tư tìm kiếm các nguồn tiết kiệm khác nhau, các nguồn vốn vay khác nhau để tham gia.
Giai đoạn 3: từ đầu năm 2008 đến tháng 3/2009 TTCK hầu như nằm trong xu hướng giảm điểm. Đến tháng 6/2008 chỉ số VN – Index giảm xuống bằng thời kỳ đầu năm 2006 là khoảng 366,02 vào ngày 20/6/2008 (tức giảm 71% so với đầu năm), HaSTC-index giảm còn 105,12 điểm (tức 81%). Sau đó thị trường có điều chỉnh tăng lên, tuy nhiên do áp lực của khủng hoảng tài chính tồn cần, chỉ số không giữ vững được lâu mà liên tục giảm điểm chỉ số đã xuống tới mức thấp nhất là 223,5 và HaSTC-index giảm còn 88,64 điểm vào ngày 3/2009. Đây có lẽ là thời kỳ suy thoái nhất của thị trường chứng khốn. Có hai ngun nhân chính của sự
giảm điểm này bắt nguồn từ những tín hiệu xấu của nền kinh tế trong nước cũng như thế giới:
Khủng hoảng kinh tế bắt nguồn từ Mỹ và lan sang các nước khác, kinh tế Việt nam cũng bị ảnh hưởng rõ nét.
Tình hình vĩ mơ trong nước cũng không ổn định khi lạm phát tăng cao đến 19,89% làm ảnh hưởng đến đời sống nhân dân, cũng như làm tăng thêm lãi suất vay vốn ngân hàng gây khó khăm cho hoạt động của các doanh nghiệp.
Giai đoạn 4: từ tháng 3/2009 đến nay:
Trong năm 2009: Từ quý II/2009 TTCK Việt Nam đã có sự tăng trưởng trở lại do
nền kinh tế có xu hướng phục hồi sau khủng hoảng. Chỉ số VN-index trong năm 2009 hình thành hai đỉnh là 509,5 vào 12/6 và 624,1 vào 22/10. Chỉ số HNX-index đạt đỉnh là 186,17 vào 9/6/2009 và 214 vào ngày 23/10/2009. Tuy nhiên đến cuối năm chỉ số Vn-index dừng lại ở 494,7 và HNX-Index 168 điểm vào ngày 31/12/2009. Nguyên nhân của những biến động trên là:
Một số chính sách cứu trợ của chính phủ các nước trên thế giới giúp cho nền kinh tế các nước này có xu hướng phục hồi sau khủng hoảng.
Việt Nam thực hiện kiềm chế lạm phát (lạm phát năm 2009 khoảng 6,52%) và các chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế sau khủng hoảng
Các nhà đầu tư Việt Nam cũng như trên thế giới tin tưởng quá trình phục hồi sau khủng hoảng sẽ diễn ra thành công.
Nguồn: Cơng ty chứng khốn FPT
Trong năm 2010: TTCK chỉ biến động trong khoảng trên dưới 500 do quá trình
phục hồi kinh tế sau khủng hoảng đã khơng cịn diễn ra nhanh nữa, các chính sách hỗ trợ của chính phủ đã hết hiệu lực, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục phải chịu lạm phát 2 con số là 11,75% trong đó GDP chỉ tăng có 6,78%.
Đến tháng 8/2011: TTCK có xu hướng giảm sâu. Mức cao nhất được thiết lập là
520 vào 10/2/2011 và thấp nhất là 386,3 vào ngày 25/5 thị trường đang có xu hướng giao động trong khoảng trên dưới 400 điểm. Chỉ số HNX-Index chủ yếu trong xu hướng giảm đến ngày 28/7/2011 chỉ số cịn có 69,95. Ngun nhân của sự đi xuống của thị trường là:
Những bất ổn kinh tế thế giới như khủng hoảng nợ công ở một số nước Châu Âu, và Mỹ sự giảm phát ở Nhật Bản, lạm phát Trung Quốc.
Nền kinh tế Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn dự báo một tỷ lệ lạm phát cao ước tính 17%. Đồng tiền Việt Nam đang có xu hướng ngày càng mất giá khi giá vàng, giá ngoại tệ đều tăng, lãi suất trên thị trường cũng tăng cao.
Qua những phân tích trên ta thấy chỉ số chứng khoán Việt Nam trong thời gian vừa qua đã có những dao động rất lớn, thị trường có lúc tăng rất nhanh và giảm cũng rất nhanh (nhất là trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2009), dẫn đến rủi ro khi đầu tư trên thị trường là rất cao. Thị trường ngoài chịu ảnh hưởng của những bất ổn kinh tế còn chịu ảnh hưởng nhiều của yếu tố tâm lý đầu tư.
2.1.4 Thực trạng những biến động bất thường trong giá cổ phiếu và nguyên nhân
Xem xét diễn biến của chỉ số VN-index và HNX-index trong thời gian vừa qua, ta thấy giá cổ phiếu có những thay đổi mạnh mẽ, thơng thường chỉ có hai chiều hướng hoặc lên rất nhanh hoặc đi xuống rất nhanh. Có những phiên mà tất cả các cổ phiếu cùng tăng trần, hoặc cùng xuống sàn mà khơng kể đó là cổ phiếu tốt hay xấu. Ta có thể thấy rõ điều này qua phân tích hai giai đoạn sau, cụ thể:
Giai đoạn thị trường tăng trưởng nhanh: chỉ số VN-Index tăng gần gấp 2 lần chỉ trong vòng 3 tháng (từ 517 điểm vào ngày 2/11/2006 lên đến 1017 điểm vào ngày 24/1/2007), thị trường tăng điểm liên tục, rất nhiều phiên tăng trần, biểu đồ chỉ số đi lên thẳng đứng. Các nhà đầu tư chỉ cần mua cổ phiếu là có lãi bất kể cổ phiếu gì, tất cả các nhà đầu tư dù chuyên nghiệp hay khơng chun nghiệp đều có thể làm giàu nhanh chóng.
Giai đoạn thị trường suy giảm sâu: sau một thời kỳ tăng điểm nóng năm 2007, thị trường đã phải gánh chịu một chuỗi ngày giảm điểm thê thảm do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Thị trường từ 1103 điểm vào ngày 16/10/2007 giảm liên tục trong vòng 8 tháng còn 370,45 điểm. Sau một thời gian điều chỉnh lên 561,8 thị trường lại tiếp tục giảm sâu tiếp còn 247,6 vào tháng 3/2009, tức là trong 10 tháng thị trường giảm 77% giá trị. Các nhà đầu tư hầu như bị rơi vào trạng thái hoảng loạn do giá cổ phiếu xuống thấp nhanh chóng và hầu như khơng thể bán được cổ phiếu do thị trường ngày càng mất tính thanh khoản. Tất cả các cổ phiếu dù tốt hay xấu cũng bị nhà đầu tư bán tống bán tháo.
Nhìn chung đây là hai thời kỳ thăng trầm nhất của thị trường chứng khốn. Chính những thay đổi nhanh chóng, bất thường của thị trường chứng khốn đã khiến cho thị trường trở thành một sân chơi chứa nhiều rủi ro tiềm ẩn.
Nguyên nhân gây ra những bất ổn này là:
a/ Giá cả cổ phiếu khơng phản ánh chính xác giá trị thực: giá cả cổ phiếu không
phản ánh giá trị thực của cơng ty hay tình hình hoạt động của cơng ty mà là giá cả của tâm lý. Khi mua bán theo giá này nhà đầu tư ít nhìn đến nền tảng của giá trị mà họ đầu tư theo phong trào, nhà đầu tư mua cổ phiếu khi thấy nhiều người cùng mua hoặc bán cổ phiếu khi thấy nhiều người cùng bán. Chính yếu tố tâm lý làm cho giá cổ phiếu đẩy lên quá cao hoặc dìm xuống quá thấp so với giá trị thực.
b/ Các hoạt động gây rối loạn thị trường vi phạm đạo đức:
dịch mua bán sôi nổi tấp nập hơn, và gia tăng thêm tính thanh khoản cho thị trường. Tuy nhiên đầu cơ quá mức sẽ gây nên các rối loạn thị trường và làm nhiễu các tín hiệu của giá chứng khốn. Thường những nhóm nhà đầu cơ khơng có hiểu biết sâu sắc về TTCK và hoạt động của các công ty niêm yết nên mới mua bán ngắn hạn dựa trên cảm tính và theo xu hướng số đơng (bầy đàn), mua nhanh chờ giá lên và bán nhanh vì sợ giá sẽ giảm (lướt sóng).
- Làm giá: một số tổ chức có tiềm lực tài chính đủ mạnh thực hiện đẩy giá cổ phiếu
lên cao, trên thị trường gọi là các “đội lái” làm giá, các “đội lái” thường câu kết với một số nhân viên cơng ty chứng khốn, thậm chí, trong một số trường hợp cấu kết với cả ban quản trị doanh nghiệp. Thường các thông tin của doanh nghiệp được cơng bố chính thức sau khi giá cổ phiếu đã bị các “đội lái” này làm cho thay đổi (hay còn là giao dịch nội gián). Do vậy thường các nhà đầu tư nhỏ lẻ đến khi biết được thơng tin chính thức của doanh nghiệp thì lại phải mua cổ phiếu với giá đã quá cao. Rủi ro giảm giá hay điều chỉnh giá lại thuộc về những người nắm giữ cổ phiếu sau cùng là các nhà đầu tư nhỏ lẻ.
- Thao túng thị trường: Giao dịch thao túng thị trường chứng khoán là hành vi của
nhà đầu tư cá nhân hoặc nhà đầu tư tổ chức thực hiện các hành vi giao dịch để làm cho mọi nhà đầu tư khác hiểu sai lệch về thị trường. Tạo ra giao dịch vòng tròn, tức là người này bán cho người kia, sau một vòng giao dịch trở về người bán ban đầu,