Các giải pháp Vĩ mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp áp dụng hợp đồng giao sau chứng khoán vào thị trường chứng khoán việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 94 - 96)

Thị trường phái sinh nói chung và thị trường chứng khốn nói riêng muốn phát triển cần có những chính sách Vĩ mơ của Nhà nước nhằm ổn định nền kinh tế. Thực tế cho thấy những giai đoạn nền kinh tế Việt Nam phát triển vượt trội đồng nghĩa với việc đi lên của các chỉ số chứng khốn, và các chính sách của chính phủ có tác động rất lớn lên thị trường và trong giá cả của từng loại chứng khoán. Do vậy, trong thời gian tới chính phủ cần có các biện pháp Vĩ mơ để ổn định lại nền kinh tế, bao gồm:

Thứ nhất, kiềm chế lạm phát trong năm 2011 là điều cần thiết nhất, điều hành chính

sách tiền tệ chặt chẽ, tăng cường công tác quản lý giá cả phù hợp với cơ chế thị trường. Thực hiện quản lý nhà nước về giá đối với một số hàng hóa, dịch vụ độc quyền phù hợp với cơ chế thị trường và nguyên tắc của hội nhập kinh tế quốc tế bằng các biện pháp giám sát thị trường, kiểm sốt chi phí, áp thuế.

Thứ hai, về chính sách tài khóa, giảm bội chi ngân sách nhà nước bằng cách thực

đầu tư ngân sách và kiểm soát chặt chẽ các chi tiêu từ ngân sách Nhà nước; Tránh ứ đọng các nguồn vốn ODA. Bên cạnh đó quản lý chặt chẽ hoạt động của các tập đồn nhà nước, tổng cơng ty nhà nước để tạo nên sự minh bạch về tài chính, hiệu quả vốn đầu tư tránh thất thoát vốn như trường hợp của Vinashin. Ngồi ra để giảm bớt chi tiêu cơng, Nhà nước có thể đẩy mạnh việc tư nhân tham gia đầu tư hạ tầng giao thông và giảm tỉ lệ cổ phần Nhà nước trong các công ty cổ phần...

Thứ ba, cần có chính sách tỷ giá linh hoạt và phù hợp với các quy định hiện hành về

ngoại hối nhằm khắc phục tình trạng hai hệ thống tỷ giá (tỷ giá liên ngân hàng, tỷ giá thị trường tự do), hoặc thu hẹp bớt khoảng cách giữa hai hệ thống tỷ giá. Điều hành tỷ giá theo hướng linh hoạt và ổn định, tăng tính minh bạch cho thị trường này.

Thứ tư, giảm nhập siêu giúp giảm thâm hụt cán cân thanh toán, bằng cách khuyến

khích sản xuất các sản phẩm xuất khẩu, hạn chế việc nhập khẩu hàng hóa và các dịch vụ từ nước ngoài.

Thứ năm, tái cơ cấu nền kinh tế gắn bó chặt chẽ với đổi mới mơ hình tăng trưởng

chuyển dịch cơ cấu theo hướng nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Nền kinh tế nên hướng tới phát triển theo chiều sâu, tăng cường công nghệ để giảm bớt sức lao động nâng cao năng suất lao động, cần tạo động lực từ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm.

Thứ sáu, thúc đẩy phát triển sản xuất trong nước, khuyến khích xuất khẩu, cần tạo

mọi điều kiện cho cộng đồng doanh nghiệp phát triển ổn định bền vững, vì cộng đồng doanh nghiệp là nguồn sinh lực của nền kinh tế..

Thứ bảy, tăng cường cơng tác phân tích, dự báo tình hình thế giới, đồng thời theo

kịp thời. Đảm bảo quốc phòng, an ninh đặc biệt vấn đề chủ quyền, mở rộng hợp tác kinh tế đối ngoại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp áp dụng hợp đồng giao sau chứng khoán vào thị trường chứng khoán việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)