CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING
2.1 Giới thiệu chung về công ty
2.1.1 Thông tin sơ lược về công ty
Yamaha tiền thân là công ty chế tạo đàn Piano và Torakusu Yamaha là người sáng lập tại thành phố Mahamatsu – Nhật Bản. Yamaha Motor Corporation (Nhật Bản) được thành lập vào năm 1955 bởi ông Genichi Kawakami sinh năm 1912, con trai cả của ông Kaichi Kawakami, Chủ tịch Công ty Nippon Gakki (Tổng công ty Yamaha). Sau khi gia nhập Nippon Gakki vào năm 1937, ơng đã nhanh chóng chiếm được vị trí như giám đốc của nhà máy Tenryu của cơng ty chuyên sản xuất dụng cụ âm nhạc và sau đó, trở thành chủ tịch của công ty này vào năm 1950. Đến năm 1953, ông bắt đầu nghiên cứu trên động cơ và đã tận dụng các công cụ cánh quạt của máy bay được sử dụng kể từ Thế chiến II. Ông khám phá và thử nghiệm trong sản xuất nhiều sản phẩm như máy may, phụ tùng ô tô, xe tay ga và xe gắn máy. Mười tháng sau đó, sản phẩm xe máy đầu tiên YA-1 được làm mát bằng khơng khí, 125cc ra đời. Với niềm tin này, Cơng ty Yamaha Motor đã chính thức được thành lập và tách ra khỏi Tổng công ty Yamaha. Trong những năm tiếp theo, Yamaha tiếp tục phát triển và mở rộng hoạt động của mình với một loạt các sản phẩm. Đến nay, tổng tài sản của Yamaha Motor là 23,2 tỷ yên và 10.294 nhân viên. Yamaha Motor hiện có tổng cộng 130 nhà máy ở khắp mọi nơi trên thế giới với 46 loại sản phẩm sử dụng trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống.
Yamaha Motor Việt Nam được thành lập vào 24/01/1998, liên doanh giữa Công ty Yamaha Motor (Nhật Bản) nắm giữ 46% vốn, Hong Leong Industries Berhad (Malaysia) nắm giữ 24% vốn, Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam và Nhà máy cơ khí Cờ Đỏ chiếm 30%. Nhà máy Yamaha Motor Việt Nam được đặ t tại xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. Tính đến thời điểm này, Yamaha Motor Việt Nam đã tạo ra hơn 3.000 việc làm cho lao động địa phương.
Yamaha Motor Việt Nam là Công ty liên doanh chuyên sản xuất và kinh doanh xe gắn máy thương hiệu Yamaha. Tại Việt Nam, các dòng xe máy thương hiệu Yamaha đã được biết đến bởi người tiêu dùng Việt Nam từ những năm 1999. Mặc dù tham gia vào thị trường xe gắn máy Việt Nam trễ hơn các đối thủ, Yamaha Motor Việt Nam đã có những thành cơng lớn trong cuộc chiến g iành thị phần và thị hiếu tiêu dùng của người Việt Nam, đã từng bước tạo ra những đột phá lớn trong thị trường xe máy Việt Nam:bắt đầu từ 33 cửa hàng vào năm 1999, trải qua hơn 10 năm tăng trưởng không ngừng, hệ thống đại lý của Yamaha Motor Việt Nam đã đạ t đến con số hơn 500 đại lý, cửa hàng bao gồm Yamaha Town (YMT), đại lý Yamaha 3S, trung tâm bảo hành và dịch vụ YFS, đại lý 2S…
2.1.2 Mục tiêu, sứ mệnh và phương châm hoạt động
Mục tiêu: Nỗ lực để trở thành thành viên tích cực của cộng đồng Việt Nam,
hướng tới những giá trị nhân văn của ngày mai.
Sứ mệnh: Sản phẩm và các hoạt động công ty mong muốn đáp ứng được mong đợi, chinh phục trái tim khách hàng, đem tới khách hàng những sản phẩm chất lượng và các dịch vụ sau bán hàng tốt nhất.
Phương châm hoạt động “hướng vào thị trường và hướng vào khách hàng”, Yamaha sẽ thỏa mãn bội phần sự mong đợi của khách hàng về cả chất lượng và các dịch vụ hậu mãi, từ đó tạo được “Kando” – nghĩa là chiếm lĩnh trái tim khách hàng, vốn là phương châm toàn cầu của Tập đồn Yamaha.
2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty
Qua bảng 2.1 kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Yamaha từ năm 2008 đến 2012 cho thấy doanh thu và lợi nhuận từ kinh doanh xe máy của Yamaha có xu hướng tăng đều qua các năm, đặc biệt năm 2011 có mức tăng trưở ng vượt bậc: doanh thu và lợi nhuận sau thuế năm 2011 tăng gấp 2 lần năm 200 8. Tuy nhiên, vào năm 2012, khi nền kinh tế gặp khó khăn, số lượng xe tiêu thụ và doanh thu của Yamaha đã có sự sụt giảm so với năm 2011 nhưng vẫn duy trì ở mức cao
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh công ty Yamaha Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 Doanh thu 12,948,600 15,537,900 17,832,682 23,134,344 19,200,000 Giá vốn hàng bán 9,710,400 11,652,900 12,017,677 15,422,896 13,600,000 LN thuần 3,238,200 3,885,000 5,815,005 7,711,448 5,600,000 Chi phí bán hàng 556,500 694,575 841,237 1,349,503 1,075,200 Chi phí QC-KM 218,400 238,140 407,050 578,359 336,000 Chi phí quản lý 682,500 793,800 1,085,468 1,349,503 1,377,600 Chi phí khác 130,200 148,838 271,367 269,901 268,800 Chi phí trưng bày 67,200 109,148 108,547 308,458 302,400
LN trước thuế 1,583,400 1,900,500 3,101,336 3,855,724 2,240,000
Thuế TNDN 443,352 532,140 868,374 1,079,603 627,200
LN sau thuế 1,140,048 1,368,360 2,232,962 2,776,121 1,612,800
% LN ròng 9% 9% 13% 12% 8%
Nguồn: Nội bộ công ty, 2013
Theo biểu đồ 2.1 thống kê số lượng xe máy tiêu thụ qua các năm của Yamaha Việt Nam, ta thấy số lượng xe tiêu thụ có khuynh hướng tăng đều qua các năm. Sau giai đoạn tập trung cải tiến mẫu mã thiết kế và đột phá về các sản phẩm xe tay ga trên thị trường Việt Nam (giai đoạn 2006 -2007 với các dòng xe: Nouvo, Mio…) để tạo nên sự đột biến về số lượng xe bán ra, từ 2008 đến 2012, lượng xe tiêu thụ tăng ổn định hơn và đặc biệt vào năm 2011, với sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế, ngành công nghiệp xe máy đạt đến đỉnh điểm: số lượng xe máy Yamaha bán ra thị trường gần 1 triệu chiếc.
Biểu đồ 2.1: Số lượng xe Yamaha tiêu thụ qua các năm
Nguồn: Nội bộ công ty, 2013
Mặc dù gia nhập thị trường sau các đối thủ, Yamaha Motor Việt Nam đã có được sức cạnh tranh mạnh mẽ với chiến lược kinh doanh hợp lý. Ngay sau khi được thành lập, Yamaha Motor đã giới thiệu các sản phẩm xe máy mang tên Sirius với động cơ mạnh và thiết kế hiện đại. Đây là xe máy dạng số giá thấp, phù hợp với người tiêu dùng có thu nhập trung bình, thấp. Với thương hiệu này, Yamaha Motor Việt Nam đã bước đầu chiếm được lòng tin của người tiêu dùng và trong năm đầu tiên sau khi tung sản phẩm, Yamaha Motor Việt Nam đã chiếm được 1% thị phần.Tiếp theo đó, Yamaha Motor Việt Nam tiếp tục đưa ra sản phẩm mới mang tên Jupiter và cũng đã khá thành công trên thị trường. Với thương hiệu Jupiter, Yamaha Motor Việt Nam ngày càng được người tiêu dùng Việt Nam biết đến và yêu thích,cùng thời điểm này mạng lưới phân phối của Yamaha bắt đầu phát triển trong cả nước. Với phương châm theo dõi và kịp thời nắm bắt thông tin thị trường, thông qua mạng lưới đại lý phân phối của mình, Yamaha Motor Việt Nam đã nắm bắt sự thay đổi và sở thích của người tiêu dùng. Vì vậy, trong những năm 2002 - 2003, Yamaha Việt Nam đã tung ra sản phẩm Jupiter V, đổi mới thiết kế của Jupiter R,song song với hoạt động này, Yamaha tung ra hai dịng xe tự động mới có tên Nouvo và Mio, với cơng nghệ hộp số tự động mạnh mẽ, thiết kế thời trang phù hợp với những người trẻ tuổi cho cả nam và nữ, hai dòng xe này rấtphù hợp với thị hiếu
người tiêu dùng và doanh số tăng lên rõ rệt từng ngày . Riêng Nouvo, số lượng xe máy bán được vào cuối năm 2007 là hơn 60.000 chiếc, chiếm 1,2% tổng số xe máy tiêu thụ ở Việt Nam.
Biểu đồ 2.2: Thị phần xe máy Việt Nam năm 2012
Nguồn: Tổng hợp từ Internet và nội bộ công ty, 2013
Với thành công của các nhãn hiệu xe sau khi tung ra thị trường, thị phần của Yamaha Việt Nam không ngừng tăng lên, trong năm 2003 công ty đã chiếm khoảng 10% thị phần. Vào đầu năm 2005, công ty Yamaha Motor (Nhật Bản) đã bắt đầu đầu tư dự án trị giá 14,30 triệu USD xây dựng nhà máy sản xuất phụ tùng linh kiện nội địa hỗ trợ cho nhà máy sản xu ất chính. Sau đó, các nhà máy sản xuất xe máy thứ hai đã được xây dựng vào khoảng giữa năm 2007. Việc đầu tư này đã giúp tăng sản lượng lên đến một triệu xe máy mỗi năm, phát triển hoạt động sản xuất và sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Sau 10 nă m phát triển, Yamaha Việt Nam được đánh giá là khá thành công, trong năm 2008, thị phần của Yamaha đã tăng lên đến 19% tổng nhu cầu thị trường và năm 2012 đã là 25,7%, chỉ theo sau Honda Việt Nam.