Một số yếu tố ảnh hưởng đến quản trị nguồn nhân lực trong doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại công ty TNHH TM SX thép việt đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 33)

Nguồn: Theo tác giả

1.3 Một số yếu tố ảnh hưởng đến quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nghiệp

1.3.1 Yếu tố bên ngoài

Bối cảnh kinh tế : Chu kỳ kinh tế và chu kỳ kinh doanh ảnh hưởng rất lớn

đến quản trị nguồn nhân lực của tổ chức. Bởi trong giai đoạn kinh tế bất ổn có chiều hướng đi xuống, tổ chức một mặt vẫn cần phải duy trì lực lượng lao động có trình độ, có tay nghề, một mặt phải giảm chi phí lao động. Ngược lại, khi nền

kinh tế phát triển và có chiều hướng ổn định, tổ chức lại có nhu cầu phát triển lao động mới để mở rộng thêm hoạt động, tăng cường đào tạo huấn luyện nhân viên. Khi các mặt hoạt động của tổ chức được mở rộng đòi hỏi tổ chức phải tuyển thêm người có trình độ, tăng lương để thu hút nhân tài, tăng phúc lợi và cải thiện điều kiện làm việc. Khung cảnh kinh tế tác động đến cơng tác quản trị nguồn nhân lực cần có các chính sách về nhân lực cho phù hợp trong điều kiện thay đổi của nền kinh tế.

Hệ thống pháp luật : Luật lao động nước ta đã được ban hành và áp dụng từ

năm 1995. Chúng ta cũng có luật lao động đối với nhân viên Việt Nam làm việc trong các hãng có đầu tư, liên doanh, hay vốn 100% của nước ngoài. Rõ ràng là luật lệ của Nhà nước có ảnh hưởng đến quản trị nguồn nhân lực của tổ chức. Tổ chức phải tránh không vi phạm các quy định của Nhà nước, đồng thời không tham gia vào các hoạt động trái pháp luật đảm bảo sự phát triển lành mạnh của tổ chức.

Khoa học kỹ thuật: Một đất nước phát triển sẽ không loại trừ các tác động

của yếu tố khoa học kỹ thuật. Chúng ta đang sống trong thời đại bùng nổ công nghệ, kỹ thuật. Để đủ sức mạnh cạnh tranh trên thị trường, các tổ chức mà cụ thể là các công ty tại Việt Nam phải cải tiến kỹ thuật, cải tiến khoa học kỹ thuật công nghệ và thiết bị. Sự thay đổi này ảnh hưởng rất lớn đến nhân lực trong tổ chức. Sự thay đổi khoa học kỹ thuật và công nghệ cũng đồng nghĩa với việc là chỉ cần ít người hơn mà vẫn sản xuất ra số lượng sản phẩm tương tự, nhưng có chất lượng cao hơn. Điều này có nghĩa là nhà quản trị phải sắp xếp lại lực lượng lao động dư thừa.

Đa dạng hóa lực lượng lao động : Một trong những thách thức quan trọng

và phổ biến nhất của các tổ chức hiện đang đối mặt là phải lắp ráp những con người khác nhau vào cùng một tổ chức. Một tổ chức có thể có cơ cấu tuổi khác

nhau, cơ cấu văn hóa khác nhau. Vì thế, để thực hiện hoạt động quản trị nhân lực một cách có hiệu quả cần có sự hiểu biết lực lượng lao động một cách chính xác.

Tồn cầu hóa : Xu hướng tồn cầu hóa hiện nay rất phát triển trên thế giới.

Vì vậy, các nhà quản trị nguồn nhân lực cần có chính sách phù hợp để có thể đón nhận xu hướng này.

Khả năng cung cấp lao động lành nghề của địa phương : Ở Việt Nam, khả

năng cung cấp lao động lành nghề ở tại mỗi địa phương cịn rất thấp, vì thế nó gây ra những khó khăn rất lớn cho việc tuyển dụng nhân viên, đặc biệt là việc tuyển chọn kỹ sư lành nghề hoặc nhà quản trị cấp cao.

1.3.2 Yếu tố bên trong

Mục tiêu của tổ chức: Mỗi tổ chức đều có sứ mạng và mục đích riêng của

mình. Do đó, các nhà quản trị cần phải nắm rõ công việc tổ chức cần thực hiện. Mỗi bộ phận, mỗi phịng ban đều có nhiệm vụ riêng để thực hiện được mục tiêu chung của tổ chức. Đặc biệt đối với cơng tác kế hoạch hóa nguồn nhân lực, tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực thì mục tiêu của tổ chức có ảnh hưởng rất quan trọng. Dựa vào nhiệm vụ của tổ chức để có thể sử dụng lao động một cách hợp lý và có hiệu quả.

Chính sách và chiến lược của tổ chức: Các chính sách là kim chỉ nam hướng

dẫn việc thực hiện các hoạt động của tổ chức. Trong đó chính sách về nhân sự có ảnh hưởng quan trọng tới hoạt động quản trị nguồn nhân lực. Các quyết định quản trị nguồn nhân lực dựa trên cơ sở các chính sách. Vì vậy, tổ chức cần lưu ý để đưa ra các chiến lược, chính sách hợp lý.

Văn hóa của tổ chức: Một tổ chức bất kỳ nào cũng có bầu khơng khí riêng,

đó chính là mơi trường tâm lý xã hội. Nó được định nghĩa như một hệ thống giá trị các niềm tin, các thói quen được chia sẻ trong phạm vi một tổ chức, tác động

vào cấu trúc chính quy tạo ra chuẩn mực hành vi. Nó điều khiển các thành viên trong tổ chức nên cư xử như thế nào để phù hợp với văn hóa tổ chức.

Cấu trúc của tổ chức : Quy mô của doanh nghiệp, số lượng cơng nhân trong

doanh nghiệp, loại hình kinh doanh, cấu trúc tổ chức của doanh nghiệp, nguồn gốc hình thành doanh nghiệp cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.

Yếu tố nhà quản lý, người lao động : Sự nhận thức về vai trị của các cơng

tác quản trị nhân lực trong công ty cũng như mối quan hệ quản trị nhân lực với các chức năng quản lý khác trong công ty của cán bộ quản lý và chủ doanh nghiệp. Sự nhận thực về vai trị của nguồn nhân lực trong cơng ty. Chính sự nhận thức này chính là yếu tố quan trọng tác động đến việc quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp đạt được hiệu quả cao hay thấp.

Tóm tắt chương 1:

Trong chương 1, luận văn đã đưa ra những cơ sở lý luận cơ bản về quản trị nguồn nhân lực như: khái niệm, quy trình quản trị nguồn nhân lực, các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.

Căn cứ vào cơ sở lý luận ở chương này, luận văn sẽ đi sâu phân tích thực trạng (ở chương 2) và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lục tại công ty TNHH TM & SX Thép Việt (ở chương 3).

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG

TY TNHH TM & SX THÉP VIỆT THỜI GIAN QUA 2.1 Giới thiệu về công ty TNHH TM & SX Thép Việt

2.1.1 Lịch sử hình thành

Công ty TNHH TM SX Thép Việt được thành lập theo quyết định số 27GP- UB ngày 09/01/1993 của UBND Tp.Hồ Chí Minh, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 47878 ngày 12/01/1993.

Tên giao dịch : Công ty TNHH TM & SX Thép Việt Tên viết tắt : THEP VIET CO., LTD.

Trụ sở chính : 289 Lý Thường Kiệt - P.15 - Q. 11 - TP.HCM. Số điện thoại : 08.3865531 - 08.38655447

Số Fax : 08.38650231

Website : www.thepviet.vn 2.1.2 Ngành nghề kinh doanh

Mua, bán bn, bán lẻ vật liệu xây dựng, hàng trang trí nội thất. Đại lý ký gởi, ủy thác, thu mua thép xây dựng.

Sản xuất thép.

Môi giới bất động sản, kinh doanh nhà, dịch vụ nhà đất.

2.1.3 Thông điệp từ Thép Việt

Thế giới thay đổi không ngừng. Đối với Thép Việt, sự thay đổi ấy vừa là thách thức vừa là niềm cảm hứng cho những nỗ lực lớn hơn. Chúng tôi tự hào về sự đóng góp của chúng tơi vào q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất

nước thơng qua sự đầu tư liên tục của chúng tôi trong ngành công nghiệp then chốt.

Nỗ lực của chúng tơi là đóng góp cho đất nước những sản phẩm thép chất lượng cao, công nghệ tiên tiến và trách nhiệm bảo vệ môi trường cao nhất. Nỗ lực hướng đến sự hoàn thiện dịch vụ, tăng khả năng cạnh tranh nhằm thỏa mãn cao nhất yêu cầu của khách hàng. Và nỗ lực vì một tương lai tốt đẹp hơn là mục tiêu của từng thành viên trong Công ty Thép Việt.

Thép Việt là một công ty năng động với tinh thần chinh phục thử thách. Hãy cùng chúng tôi biến ý tưởng thành hành động cho một ngày mai tươi sáng hơn.

GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC TRƯỞNG CHI NHÁNH

NHÂN VIÊN NHÂN VIÊN NHÂN VIÊN KẾ TOÁN NHÂN VIÊN BÁN HÀNG TRƯỞNG PHÒNG BAN CỬA HÀNG TRƯỞNG CHỦ TỊCH HĐTV TỔNG GIÁM ĐỐC

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của cơng ty TNHH TM & SX Thép Việt

Nguồn: Phịng Nhân sự cơng ty Thép Việt

Công ty TNHH TM & SX Thép Việt tổ chức bộ máy quản lý theo mơ hình Trực tuyến – Chức năng: đứng đầu là Tổng giám đốc, giúp việc cho Tổng giám đốc có Phó Tổng giám đốc, Giám đốc điều hành và các trưởng phòng ban chức năng. Cơ cấu tổ chức của công ty cụ thể như sau:

2.1.4.1 Ban giám đốc

Tổng giám đốc là do Hội đồng thành viên bầu ra, là người có quyền cao nhất quyết định mọi cơng việc của đơn vị, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch hội đồng

thành viên và pháp luật về hoạt động kinh doanh và điều hành sản xuất của cơng ty.

Phó tổng giám đốc là người giúp Tổng giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được phân công.

Giám đốc điều hành là người thay mặt Tổng giám đốc điều hành các hoạt động diễn ra hàng ngày tại công ty, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được phân cơng.

2.1.4.2 Các phịng ban chức năng

Khối văn phòng:

Phòng Kế hoạch: gồm 01 trưởng phòng và 4 nhân viên. Chức năng nhiệm vụ: lập kế hoạch và thống kê tình hình xuất nhập hàng của cơng ty.

Phịng Kế tốn: gồm 01 kế toán trưởng và 05 nhân viên. Chức năng nhiệm vụ: hạch tốn kế tốn và thống kê tình hình sản xuất kinh doanh của cơng ty.

Phịng Nhập khẩu: gồm 01 trưởng phòng và 02 nhân viên. Chức năng nhiệm vụ: Kiểm sốt và tiếp nhận hàng hóa (phế liệu) nhập về từ nước ngồi.

Phịng Hành chính – Nhân sự: gồm 01 trưởng phịng, 06 nhân viên và 10 lái xe. Chức năng nhiệm vụ: văn thư lưu trữ, soạn các văn bản hành chính, phụ trách một số công tác nhân sự: đăng tuyển và sơ tuyển ứng viên, bảo hiểm xã hội,…

Phịng Tài chính: gồm 01 trưởng phịng và 03 nhân viên. Chức năng nhiệm vụ: kiểm sốt và hoạch định tài chính của cơng ty.

Phịng Kiểm sốt: gồm 01 trưởng phịng và 02 nhân viên. Chức năng nhiệm vụ: kiểm sốt tính pháp lý của các hợp đồng, kiểm sốt hàng hóa của cơng ty.

Phòng Quan hệ khách hàng: gồm 02 trưởng phòng và 16 nhân viên. Chức năng nhiệm vụ: phát triển các mối quan hệ với khách hàng cơng trình, khách hàng đại lý, chào hàng, kiểm sốt bán hàng.

Phòng Tiếp thị: gồm 01 trưởng phòng và 02 nhân viên. Chức năng nhiệm vụ: quảng cáo, truyền thông.

Khối Cửa hàng

Cửa hàng Thép Việt số 1: gồm 01 trưởng phòng và 06 nhân viên. Chức năng nhiệm vụ: bán hàng cho các khách hàng đại lý.

Cửa hàng Thép Việt số 2: gồm 01 trưởng phòng và 04 nhân viên. Chức năng nhiệm vụ: bán hàng cho các khách hàng đại lý.

Cửa hàng Thép Việt số 3: gồm 01 trưởng phòng và 04 nhân viên. Chức năng nhiệm vụ: bán hàng cho các khách hàng đại lý.

Cửa hàng Thép Việt số 4: gồm 01 trưởng phòng và 05 nhân viên. Chức năng nhiệm vụ: bán hàng cho các khách hàng đại lý.

Cửa hàng Thép Việt số 5: gồm 01 trưởng phòng và 05 nhân viên. Chức năng nhiệm vụ: bán hàng cho các khách hàng đại lý.

Cửa hàng Thép Việt số 6: gồm 01 trưởng phòng và 04 nhân viên. Chức năng nhiệm vụ: bán hàng cho các khách hàng đại lý.

Cửa hàng Thép Việt số 7: gồm 01 trưởng phòng và 05 nhân viên. Chức năng nhiệm vụ: bán hàng cho các khách hàng đại lý.

2.1.5 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH TM & SX Thép Việt từ 2010 đến 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 SX Thép Việt từ 2010 đến 2012 và 6 tháng đầu năm 2013

Tình hình sản xuất kinh doanh của cơng ty TNHH TM & SX Thép Việt phụ thuộc nhiều vào nền kinh tế Việt Nam và thế giới, nhất là phụ thuộc vào thị trường

bất động sản và thị trường xây dựng. Từ năm 2010 đến 2011, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh rất tốt, đến năm 2012 tình hình bất động sản bắt đầu đóng băng nên kinh daonh của công ty giảm sút đáng kể, đến năm 2013 kinh tế ảm đạm hơn công ty lại mới đưa nhà máy luyện phôi 150 triệu đô la Mỹ vào hoạt động nên kết quả kinh doanh không tốt.

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH TM & SX Thép Việt TM & SX Thép Việt Loại 6 tháng đầu năm 2013 (triệu đồng) 2012 (triệu đồng) 2011 (triệu đồng) 2010 (triệu đồng)

Doanh thu bán hàng và cung

cấp dịch vụ 5,171,278 5,589,451 12,019 11,219

Lợi nhuận gộp 135,250 240,252 1,209 1,354

Lợi nhuận từ hoạt động kinh

doanh (132,456) 52,813 442,569 696,134

Lợi nhuận khác (20,627) (5,453) (12,668) (13,121) Lãi/lỗ trong công ty liên do-

anh liên kết (21,855) (5,042) (517,543) 1,553 Lợi nhuận kế toán trước thuế (174,939) 42,317 429,383 684,566 Thuế thu nhập doanh nghiệp 1,876 1,153 23,700 24,651 Lợi nhuận kế toán sau thuế (176,503) 33,621 405,683 659,915

Nguồn: Phịng kế tốn cơng ty Thép Việt

2.2 Phân tích thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại công ty TNHH TM & SX Thép Việt thời gian qua

2.2.1 Đặc điểm, cơ cấu nguồn nhân lực

Công ty TNHH TM & SX Thép Việt là một trong những cơng ty ngồi quốc doanh sản xuất và kinh doanh sắt thép lớn của Việt Nam. Công ty được thành lập ngay từ những năm đầu của thời kỳ mở cửa, hoạt động đạt doanh thu cao và ngày

càng phát triển, nguồn nhân lực của công ty cũng ngày càng tăng cả về số lượng lẫn chất lượng.

Tính đến ngày 31/12/2012, tổng số lao động của công ty TNHH TM & SX Thép Việt là: 95 nhân viên. Trong đó 28 nam (chiếm 29,5 %), 67 nữ (chiếm 70,5%).

Bảng 2.2: Cơ cấu lao động theo độ tuổi, giới tính

Nhóm tuổi Nam Nữ Tổng số Tỷ lệ 20-29 12 33 45 47.4% 30-39 6 22 28 29.5% 40-49 3 8 11 11.6% 50-54 4 3 7 7.4% 55-60 3 1 4 4.2% Tổng 28 67 95 100%

Nguồn: Phịng Nhân sự cơng ty Thép Việt

Hình 2.2: Biểu đồ thống kê nhân viên theo độ tuổi và giới tính

Nguồn: Phịng Nhân sự cơng ty Thép Việt

Nam, 20-29 (a), 12

Nam, 30-39, 6

Nam, 40-49, 3 Nam, 50-54, 4 Nam, 55-60, 3 Nữ, 20-29 (a), 33 Nữ, 30-39, 22 Nữ, 40-49, 8 Nữ, 50-54, 3 Nữ, 55-60, 1 Nữ Nam

Về trình độ chun mơn: Cơng ty TNHH TM & SX Thép Việt rất chú trọng đến chất lượng nguồn nhân lực nên đa số nhân viên của cơng ty có trình độ đại học và cao đẳng.

Bảng 2.3: Cơ cấu lao động theo trình độ chun mơn

Trình độ chun mơn Số lượng Tỷ lệ

Đại học 33 34.7%

Cao đẳng 30 31.6%

Trung cấp 16 16.8%

THPT 16 16.8%

Tổng 95 100%

Nguồn: Phịng Nhân sự cơng ty Thép Việt

Hình 2.3: Biểu đồ thống kê nhân viên theo trình độ

Nguồn: Phịng nhân sự cơng ty Thép Việt

Qua số liệu thống kê của phịng nhân sự cơng ty TNHH TM & SX Thép Việt, lao động của cơng ty có tuổi đời khá trẻ, độ tuổi từ 20-39 chiếm 76,8% tổng lực lượng lao động, nhóm tuổi này rất năng động và tiếp cận tốt với công nghệ, kỹ thuật mới.. Số lượng , Đại học, 33, 34.7% Số lượng , Cao đẳng, 30, 31.6% Số lượng , Trung cấp, 16, 16.8% Số lượng , THPT, 16, 16.8% Đại học Cao đẳng Trung cấp THPT

Tỷ lệ lao động có trình độ đại học, cao đẳng chiếm 66,3% tổng số nhân viên. Đây là một tỷ lệ khá cao, chứng tỏ công ty rất chú trọng đến chất lượng nguồn nhân lực.

2.2.2 Thực trạng công tác hoạch định nguồn nhân lực

Công tác quản trị nhân sự của cơng ty TNHH TM & SX Thép Việt do phịng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại công ty TNHH TM SX thép việt đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)