Bảng tỷ lệ cán bộ QLKH qua các năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam đồng nai (Trang 64 - 68)

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Số lượng KHDN 194 207 208 Số lượng Cán bộ QLKHDN 5 7 8 Tỷ lệ KH/CBQLKHDN 38 29 26 (Nguồn: Phòng KHDN BIDV Nam Đồng Nai)

Chức năng nhiệm vụ của các cán bộ QLKHDN q tải, ngồi việc tiếp thị KH, họ cịn trực tiếp thẩm định hồ sơ, thực hiện cáo đề xuất, soạn thảo hợp đồng, công chứng hồ sơ, đăng ký giao dịch bảo đảm, giải ngân. Bên cạnh việc phát triển nhanh các mảng dịch vụ ngân hàng, hoạt động cấp tín dụng tại các ngân hàng thương mại tại Việt Nam ngày càng tăng, đòi hỏi chú trọng nhiều hơn đến hoạt động quản trị rủi ro tín dụng. Là một trong 10 ngân hàng thương mại đầu tiên được Ngân hàng Nhà nước chọn để triển khai mơ hình quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II, Ngân hàng BIDV đã thực hiện dự án xây dựng các cơng cụ đo lường rủi ro tín dụng hiện đại theo phương pháp tiếp cận dựa trên xếp hạng nội bộ. Trong đó phương pháp tiếp cận IRB bao gồm việc scan lưu tất cả hồ sơ tín dụng là 1 áp lực công việc lớn đối với Cán bộ QLKH. Tai CN, công việc này chiếm rất nhiều thời gian của Cán bộ QLKH. Do đó, thời gian phê duyệt hồ sơ và giải ngân hồ sơ các Cán bộ QLKH tại BIDV cố gắng phục vụ KH theo đúng quy định như trên, tuy nhiên điều này thật sự là khó khăn khi gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của những NHTMCP với điều kiện cấp tín dụng khá linh hoạt và thời gian cấp tín dụng thần tốc chỉ khoảng 4-5 ngày. Hơn thế, tại các Ngân hàng TMCP đã có sự phân tách cơng việc rõ ràng giữa khối Quản lý khách hàng và khối hỗ trợ điều này tạo sự chuyên nghiệp và rút ngắn rất nhiều thời gian phê duyệt hồ sơ.

Mặt làm tốt: Tuy áp lực khối lượng công việc rất nhiều những các Cán bộ

QLKH vẫn cố gắng sắp xếp và thực hiện hồ sơ theo đúng trình, quy định của BIDV. Sự phối hợp giữa các phòng ban trong việc xét duyệt và giải ngân hồ sơ khá tốt và linh hoạt để hỗ trợ KH tốt nhất.

Mặt hạn chế:

Thiếu nhân sự tại nhiều phòng ban gây chậm trễ trong việc xét duyệt và giải ngân hồ sơ.

Các Cán bộ QLKH chưa có kế hoạch làm việc cụ thể, đa số làm theo quán tính từng sự vụ phát sinh, chưa có đánh giả tổng quan về mức độ ưu tiên xử lý công việc và tiến độ làm việc. Ban Giám đốc hay có các chương trình cơng tác đột xuất do đó

Về cơ bản đến nay quy trình cấp tín dụng cho DNNVV tại BIDV đang được sử dụng chung cho KH tổ chức do vậy thủ tục cấp tín dụng cịn kéo dài, phức tạp, chưa phù hợp với tính chất, đặc điểm của DNNVV dẫn đến hạn chế khả năng cạnh tranh, thu hút KH và tâm lý ngại làm KH DNNVV của các Chi nhánh do tốn thời gian và nguồn lực mà kết quả tăng trưởng về quy mô, lợi nhuận khơng cao. Đó là lý do khách quan chung của hệ thống BIDV, tuy nhiên về chủ quan thì BIDV Nam Đồng Nai chưa có bộ phận chuyên biệt để phục vụ đối tượng KH này, do đó mức độ am hiểu về sản phẩm cịn thấp, thao tác cơng việc cịn tốn nhiều thời gian.

Nguyên nhân:

Thời gian qua việc các cán bộ nữ nghỉ thai sản và hưởng chế độ thai sản nhiều đã ảnh hưởng đến nguồn lực của Chi nhánh, đặc biệt là bộ phận GDKH và QTTD. Việc sắp xếp bố trí nhân lực để phục vụ cho các quy trình thực hiện hồ sơ tín dụng gặp nhiều khó khăn.

Tại BIDV Nam Đồng Nai chưa thiết kế 1 chương trình Nhật ký cơng tác dành cho các cấp từ Nhân viên tới lãnh đạo, trong đó tập trung vào khối QLKH. Do đó cán bộ QLKH làm việc chưa có kế hoạch cụ thể, chưa theo dõi được khối lượng công việc, mức độ ưu tiên và đánh giá hiệu quả thực hiện. Ban Giám đốc khó khăn trong việc thơng báo lịch trình cơng tác đến toàn thể cán bộ. Cách làm việc thiếu khoa học này sẽ làm giảm sự phối hợp đồng điệu giữa các cấp, khiến cho cấp lãnh đạo khó đánh giá được năng lực cán bộ, đồng thời sự phân bổ công việc thiếu hiệu quả. Tất cả những vấn đề trên đều ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian xét duyệt hồ sơ của KH.

BIDV Nam Đồng Nai chưa có bộ phận chuyên biệt phục vụ KH, nên chưa phát huy hết hiệu quả của các chính sách, sản phẩm của KHDNNVV. Trong khi đó, hiện nay ngân hàng VCB, Vietinbank đã có bộ phận KHDNNVV tại Chi nhánh, còn các ngân hàng nhỏ thương mại cổ phần còn thành lập các trung tâm phục vụ DNNVV như VP Bank, OCB, Techcombank.

Đánh giá thực trạng:

Ngay từ đầu năm 2018, các DNNVV đón nhận nhiều tín hiệu vui, là động lực để khối DN này tạo ra những bước phát triển đột phá, xứng với tiềm năng và lợi thế. Đó là việc Luật Hỗ trợ DNNVV có hiệu lực từ ngày 01/02/2018; đó là Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó đặt ra u cầu các bộ ngành phải cải thiện căn bản, tạo chuyển biến mạnh mẽ các chỉ tiêu về môi trường kinh doanh, cắt giảm, đơn giản hóa 50% các điều kiện kinh doanh hiện hành. Với những cơ chế mở cửa và với đặc thù của nhóm KHDNNVV, BIDV cũng cần đặt ra những yêu cầu riêng phù hợp thực tế, đòi hỏi BIDV phải cải tiến qui trình, thủ tục, điều kiện vay vốn của DNNVV theo hướng đơn giản, rõ ràng, rút ngắn thời gian, nhưng đảm bảo quản lý được chất lượng tín dụng, dịch vụ cung cấp phù hợp với đặc điểm, tính chất của đối tượng KH này để có thể đáp ứng được nhu cầu của DNNVV. Tháng 6 năm 2015, BIDV thành lập Ban KHDNNVV, Ban KHDNNVV đã xây dựng, ban hành có tính chất thử nghiệm một số sản phẩm tín dụng đặc thù dành cho KH DNNVV có tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính tốt, sản phẩm tín dụng dành cho các DNNVV theo chuỗi. Các sản phẩm tín dụng thí điểm này đã cải thiện rút ngắn, giảm bớt một số khâu trong quy trình cấp tín dụng, giảm các quy định của chính sách cấp tín dụng chung để phù hợp với KH DNNVV. Với mỗi gói sản phẩm tín dụng dành riêng cho KHDNNVV sẽ có những yêu cầu để cấp tín dụng khác nhau. Tuy nhiên có một số điểm chung như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam đồng nai (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)