CHƯƠNG 1 : CƠ SỚ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
1.3 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, người ta thường dựa nhiều vào các tiêu chí: thị phần, doanh thu, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận, phương pháp quản lý, bảo vệ mơi trường, uy tín của doanh nghiệp đối với xã hội, tài sản của doanh
nghiệp nhất là tài sản vơ hình, tỷ lệ cơng nhân lành nghề, tỷ lệ đội ngũ quản lý giỏi…những yếu tố đó đã tạo cho doanh nghiệp khả năng khai thác các hoạt động với hiệu suất cao hơn đối thủ, tạo ra giá trị cho khách hàng dựa trên sự khác biệt hóa trong các yếu tố của chất lượng hoặc chi phí thấp, hoặc cả hai.
Trong luận văn này, tác giả dùng dựa theo tài liệu “Hoạch định chiến lược theo quá trình” do Rudolf Grunig-Richard Kuhn để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồm ở các khía cạnh sau:
Dưới góc độ vị thế thị trường: đánh giá được vị thế của doanh nghiệp trên thị trường bao gồm: thị phần, hình ảnh cơng ty, lợi nhuận. Để có được vị thế này doanh nghiệp cần phải đưa ra được một sản phẩm, dịch vụ ở mức độ nào mà thị trường yêu cầu. Từ đó ta xem xét góc độ phối thức thị trường.
Dưới góc độ phối thức thị trường: đó là những gì mà cơng ty cung ứng và được thị trường chấp nhận. Đó là một giải pháp hỗn hợp bao gồm từ sản phẩm, dịch vụ…Và để có thể cung cấp được điều này thì địi hỏi cơng ty phải có nguồn lực. Từ đó ta xem xét tiếp dưới góc độ nguồn lực
Góc độ nguồn lực là tổng tất cả các nguồn lực hiện có của cơng ty tham gia vào việc tạo ra phối thức thị trường, là nền tảng để một cơng ty có phối thức thị trường mạnh hay yếu. Góc độ phối thức thị trường có thể xem xét là: nguồn nhân lực, tài chính, cơ sở hạ tầng…