Loài Carcinonemertes sp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ký sinh trùng trên ghẹ xanh (portunus pelagicus linnaeus, 1766) tự nhiên ở vùng biển nha trang – khánh hòa (Trang 35 - 38)

Cơ quan ký sinh: mang, yếm ghẹ đực, trứng ghẹ cái.

TLCN: Mang của ghẹ cái và ghẹ đực (72,96%); Yếm ghẹ đực (61,25%); Trứng ghẹ cái (50,00%)

CĐCN: Mang của ghẹ cái và ghẹ đực (47,76 trùng/ghẹ); Yếm ghẹ đực (31,06 trùng/ghẹ); Trứng ghẹ cái (22,39 trùng/ghẹ).

Mô tả hình thái:

Loài giun này xuất hiện khá nhiều trên cơ thể ghẹ. Những cá thể nhỏ chƣa trƣởng thành thƣờng thấy trên yếm của ghẹ đực và phần cuối của mang ghẹ, với kích thƣớc khoảng 0,70 ± 0,06 mm chiều dài. Những cá thể lớn hơn thƣờng xuất hiện ở phần giữa và đầu của mang ghẹ, cơ thể gập lại trong lớp màng nhầy. Các cá thể trƣởng thành nằm trên khối trứng dƣới yếm ghẹ cái.

Hình 3.4: Carcinonemertes sp.

A: Hình dạng cơ thể; hình giun trên mang và trên trứng ghẹ. B, C, D: Hình vẽ phần đầu, phần thân và mấu thực quản (Stylet).

1: xoang miệng; 2: mắt đơn; 3: vòng thần kinh; 4: khoang trƣớc; 5: mấu thực quản (stylet); 6: khoang giữa; 7: thực quản; 8: khoang sau; 9: dây thần kinh; 10: ruột.

B

C

D A

Cơ thể nhỏ, thon dài, hình chỉ, hình trụ tròn; chiều dài con trƣởng thành khoảng 1,19 ± 0,23 cm, khi duỗi ra có thể đạt 5 – 7 cm. Cơ thể không ngoằn ngoèo hoặc nhiều cuộn nhƣng hình dạng thƣờng khoanh lại để phần trƣớc của cơ thể nằm tƣơng đƣơng và tiếp xúc với phần sau (giun ở mang). Cơ thể màu gạch nhạt. Đầu không tách biệt với phần bên của rảnh, không có ranh giới phân chia với thân. Hai mắt đơn, một phần của mắt không đều về đƣờng nét; đôi lúc hình lƣỡi liềm, nằm hai bên xoang miệng. Thực quản ngắn và riêng biệt, mở rộng vào về phía ruột, nằm ngay sau vòng thần kinh. Ruột rộng với các khoang bên ngắn, phần sau của cơ thể ít phát triển. Xoang miệng kém phát triển, không có thành tế bào cơ, chỉ đơn thuần là một màng mỏng kèm theo một ống nhỏ. Khu vực stylet có thể rút lại nhƣng ít nhất phải nằm phía sau vòng thần kinh; do đó khoang trƣớc rất ngắn. Chiều dài của stylet khoảng 34 – 42 µm. Với chiều

dài cơ thể khoảng 1,19 cm thì Carcinonemertes sp. ngắn hơn loài Carcinonemertes

carcinophila (2 – 7 cm) nhƣng dài hơn loài C. epialti (0,4 – 0,6 cm). Mặt khác, loài

này có stylet dài hơn loài C. carcinophila C. epialti là 34 – 42 µm so với 25 – 30

µm và 5 – 8 µm [18].

Theo kết quả nghiên cứu của Sadeghian và Kuris (2001) khảo sát sự phân bố và

đa dạng của loài giun ăn trứng Carcinonemertes sp. trên loài cua tím (Randallia

ornata). Những con giun tìm đƣợc có kích thƣớc khoảng 10 mm chiều dài. Tỷ lệ nhiễm tổng cộng là 70% (85% trên cua cái ôm trứng, 67% trên cua cái sau khi ôm trứng và 45% trên cua đực). Cƣờng độ nhiễm lên đến 32 KST/cua [68]. Santos và

Bueno (2001) cho rằng tỷ lệ nhiễm Carcinonemertes carcinophila imminuta trên mang

của loài cua xanh (Callinectes danae) là 39,1%, cƣờng độ nhiễm trung bình là 12,0

KST/cua [69]. Tỷ lệ nhiễm loài Carcinonemertes mitsukurii trên ghẹ xanh (Portunus

pelagicus) ở Vịnh Moreton, Australia là 23,9 % ở mang và trứng của ghẹ [71]. Kết quả nghiên cứu này cho thấy tỷ nhiễm tƣơng đối cao (trên 50%) đƣợc tìm thấy trên ghẹ.

Một con giun trƣởng thành có thể ăn 4,9 – 7,1 trứng/ngày [63] và ăn ở tất cả các giai đoạn phát triển phôi của cua [66]; từ đó cho thấy ghẹ xanh có thể mất trung bình khoảng 920 – 1610 trứng sau 8 – 10 ngày phát triển phôi, thời gian phát triển phôi kéo dài thì tỷ lệ trứng mất nhiều hơn. Với tỷ lệ trứng mất nhƣ vậy thì không đáng kể so với khối trứng của ghẹ xanh (khoảng 68,000 – 1 triệu trứng) nhƣng cũng cần xem xét

những ảnh hƣởng của chúng trên khối trứng về tỷ lệ nở và sức khỏe của ấu trùng ghẹ khi chúng ra môi trƣờng ngoài.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ký sinh trùng trên ghẹ xanh (portunus pelagicus linnaeus, 1766) tự nhiên ở vùng biển nha trang – khánh hòa (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)