Các bƣớc tiến hành

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ký sinh trùng trên ghẹ xanh (portunus pelagicus linnaeus, 1766) tự nhiên ở vùng biển nha trang – khánh hòa (Trang 27 - 28)

Đặt ghẹ lên đĩa Petri có chứa nƣớc biển. Xem xét cẩn thận ký sinh trùng và sinh vật cộng sinh ở bên ngoài cơ thể bằng mắt thƣờng và dƣới kính giải phẩu. Khi phát hiện thấy động vật ký sinh (ĐVKS) thì tiến hành tách chúng ra dƣới kính giải phẩu, đặt lên lam rồi quan sát ở các độ phóng đại lớn hơn để thấy rõ hơn các bộ phận của ĐVKS. Cuối cùng xác định cƣờng độ nhiễm, chụp hình, vẽ, đo và cố định mẫu.

Dùng xilanh lấy máu của ghẹ (ở gốc chân bò thứ năm) dàn đều lên lam kính. Đem quan sát dƣới kính hiển vi với các độ phóng đại khác nhau (10x4, 10x10, 10x40, 10x100 lần) để kiểm tra phát hiện ký sinh trùng. Ở máu ghẹ có thể bắt gặp một số

giống ĐVKS: Ameson, Hematodinium, levinseniella. Nếu phát hiện ĐVKS thì thu

mẫu, làm sạch mẫu, chụp hình, đo, vẽ,… để tiến hành phân loại.

Tiếp theo dùng kéo cắt yếm ghẹ cho vào hộp lồng có chứa nƣớc biển. Tách phần phụ bụng và khối trứng đối với những con ghẹ ôm trứng, và kiểm tra dƣới kính sôi nổi. Khi phát hiện ĐVKS dùng kim giải phẩu tách chúng ra, dùng pipet hút ĐVKS cho vào lam kính xem tƣơi dƣới kính hiển vi; tiến hành chụp hình, vẽ, đo kích thƣớc và cố định mẫu.

Cắt các phần của miệng ghẹ cho vào hộp lồng chứa nƣớc biển và quan sát dƣới kính sôi nổi. Khi phát hiện ĐVKS thì tách chúng ra, cho vào lam và quan sát các bộ phận của chúng dƣới kính hiển vi. Chụp hình, vẽ, đo kích thƣớc... để tìm khóa phân loại ĐVKS.

Tháo mai, cắt mang cho vào các hộp lồng chứa nƣớc biển và kiểm tra dƣới kính sôi nổi. Lấy những mảnh nhỏ của mang đặt trên lam và kiểm tra dƣới kính hiển vi. Khi phát hiện có ĐVKS, cắt các tơ mang có trùng cho vào hộp lồng khác, dùng chui nhọn tách trùng đƣa lên lam kính, đậy lamen lên và quan sát dƣới kính hiển vi với các độ phóng đại khác nhau.

Dùng gắp tách tim cho vào lam, ép tim ở giữa hai lam và kiểm tra dƣới kính hiển vi.

Tách dạ dày → cắt chúng ra từ thực quản → đặt trên đĩa petri có chứa nƣớc biển → kiểm tra dƣới kính lúp và kính hiển vi.

Ép tuyến sinh dục ở giữa hai miếng lam và kiểm tra dƣới kính hiển vi.

Cắt ruột theo chiều dọc bằng kéo nhỏ, ép nhẹ giữa hai lam kính. Đặt gan tụy lên đĩa petri lớn và ép phẳng bằng đĩa petri nhỏ lên trên. Lấy mô cơ từ càng ra và ép lại giữa hai tấm kính.

Tuyến sinh dục, ruột, gan tụy và mô cơ đƣợc kiểm tra trƣớc tiên dƣới kính sôi

nổi và kính hiển vi. Khi phát hiện trùng thì tách chúng ra cho vào nƣớc muối sinh lý. Tiếp theo cho trùng lên lam kính, đậy lamen và quan sát dƣới kính hiển vi với các độ phóng đại từ nhỏ đến lớn. Có thể phân loại trùng qua mẫu tƣơi hoặc nhuộm trùng để quan sát các bộ phận bên trong dễ dàng hơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ký sinh trùng trên ghẹ xanh (portunus pelagicus linnaeus, 1766) tự nhiên ở vùng biển nha trang – khánh hòa (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)