5 Quỹ Tín dụng TW 1.10 1.08 1.00 1
2.4 Ứng dụng Mơ hình SWOT tại QTDTW trong hoạt động mở rộng tín dụng:
Dựa trên những lý thuyết về mơ hình SWOT, mơ hình SWOT khi nghiên cứu đối với một TCTD thường được đưa ra 4 chiến lược cụ thể:
- SO (Strengths-Opportunites) : các chiến lược dựa trên ưu thế của một TCTD
để tận dụng các cơ hội thị trường.
- WO (Weaknesses – Opportunities) : các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua các yếu điểm của TCTD để tận dụng cơ hội thị trường.
- ST (Strengths – Threats) : các chiến lược dựa trên ưu thế của TCTD để tránh các nguy cơ của thị trường.
- WT (Weaknesses – Threats) : các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua hoặc hạn chế tối đa yếu điểm của công ty để tránh các nguy cơ của thị trường. Trong 4 chiến lược đã nêu trên thì QTDTW nên lựa chọn cho mình là chiến lược SO (Strengths-Opportunites) trong hoạt động mở rộng tín dụng. Chiến lược SO là chiến
lược mà QTDTW sẽ dựa trên ưu thế của mình để tận dụng các cơ hội thị trường. Chiến lược SO này được áp dụng như sau:
Strengths: những ưu thế mà QTDTW có được:
• QTDTW tập trung nguồn vốn cho vay vào các lĩnh vực sản xuất, nông nghiệp-nông thôn. Đối với một quốc gia mà nền kinh tế vẫn còn dựa vào nơng nghiệp là chủ yếu, thì định hướng phát triển của QTDTW tập trung nguồn vốn vào các lĩnh vực trên là hợp lý.
• QTDTW có mạng lưới chi nhánh QTDTW và hệ thống QTDCS trải rộng khắp địa bàn dân cư. (Hiện nay mạng lưới hoạt động của QTDTW và hệ
thống QTDCS chỉ xếp hạng sau mạng lưới hoạt động của Ngân hàng NNo & PTNT ). Ưu thế này giúp QTDTW dễ dàng tiếp cận với số đơng khách
hàng.
• QTDTW là TCTD được một số tổ chức quốc tế lựa chọn để tài trợ những nguồn vốn dự án, đây là những nguồn vốn có chi phí rẻ, được tài trợ chi phí tập huấn, phù hợp với nhiều đối tượng vay vốn (nguồn vốn dành cho lĩnh
vực nông nghiệp nông thôn, nguồn vốn dành cho Doanh nghiệp vừa và nhỏ….), đáp ứng được nhu cầu vay của các thành viên QTDCS.
• QTDTW là TCTD được sự quan tâm rất lớn của NHNN Việt Nam về vốn, tư vấn nghiệp vụ.
• Với đặc thù hoạt động của QTDCS, các cán bộ tín dụng tại QTDCS thường
được tuyển dụng từ địa phương mà QTDCS hoạt động. Do đó, CBTD tại
các QTDCS dễ dàng nắm bắt được nhu cầu vay vốn, những lĩnh vực đầu tư hợp lý tại địa phương, cũng như những khó khăn vướng mắc của khách
hàng trên địa bàn. Từ lợi thế này, QTDCS dễ dàng tiếp cận với khách hàng hơn các TCTC khác.
Opportunities : những cơ hội mà QTDTW có được dựa trên những ưu thế của
mình
• Theo số liệu được đăng trên trang web của Tổng Cục thống kê, thì dân số Việt Nam chưa đến 30% là đang tập trung sinh sống tại các thành phố lớn trực thuộc trung ương, 70% dân số sống rải rác tại các vùng, miền cịn lại. Do đó, với chiến lược phát triển của mình là mở rộng mạng lưới đi sâu rộng về các vùng, miền từ thành thị đến nơng thơn, thì QTDTW có lợi thế trong việc tiếp cận 70% dân số số tại các vùng, miền còn lại. Dựa trên chiến lược phát triển như trên, 70% dân số này sẽ tiếp cận được với nguồn vốn của
QTDTW, từ đó sẽ mở rộng được thị phần tín dụng và phát triển thương
hiệu của QTDTW.
Với 70% dân số sống rải rác tại các vùng, miền cịn lại thì với tập quán sống lâu đời của người Việt là chú trọng các yếu tố làng xóm, gần gũi… thì đây là cơ hội để mạng lưới QTDCS phát triển sâu rộng đến từng địa bàn, đưa nguồn vốn đến tay khách hàng, góp phần mở rộng tín dụng
• Với định hướng xuyên suốt trong hoạt động tín dụng của QTDTW,
QTDTW hướng đến các đối tượng khách hàng có hoạt động sản xuất, kinh doanh phát triển mang tính bền vững, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp nông thôn (Việt Nam vẫn là quốc gia mà ngành nơng nghiệp chiếm vai trị chủ
đạo). Do đó, với việc ngày càng có nhiều tổ chức quốc tế tài trợ những
nguồn vốn dự án với chi phí thấp, nhằm mục đích đưa nguồn vốn đến tay
người lao động, thì QTDTW ln là TCTD được lựa chọn để chuyển giao nguồn vốn theo đúng đối tượng mà dự án hướng đến.
Ngoài ra, QTDTW đang tiến hành các thủ tục cần thiết để phát triển thành mơ hình tổ chức mới theo hướng chuyển đổi thành Ngân hàng Hợp tác. Với mơ hình tổ chức mới này, QTDTW sẽ có điều kiện để tiếp cận các nguồn vốn dự án dành cho các tổ chức sản xuất kinh doanh theo mơ hình Hợp tác xã (hiện nay, tại Việt Nam có rất nhiều Hợp tác xã hoạt động rất hiệu quả nhưng gặp khó khăn trong việc
tiếp cận nguồn vốn vay).
• 90% nguồn vốn hoạt động của QTDTW của Nhà nước, do đó QTDTW
khơng chịu áp lực về vốn. Trong hoạt động tín dụng của mình, QTDTW
ln được tư vấn nghiệp vụ kịp thời từ NHNN.
Ngoài chiến lược SO mà QTDTW đã lựa chọn như trên thì QTDTW cũng nên sử dụng chiến lược ST (Strengths – Threats), đây là chiến lược dựa trên ưu thế của TCTD để tránh các nguy cơ của thị trường. Với các ưu thế đã nêu ở trên và việc QTDTW không
đầu tư vào một số lĩnh vực như kinh doanh bất động sản hoặc kinh doanh chứng cũng là ưu thế trong hoạt động của mình, thì các nguy cơ mà QTDTW sẽ tránh được là :
Threats : các nguy cơ của thị trường
• Thị trường tín dụng với sự ra đời ngày càng nhiều các tổ chức tín dụng sẽ dẫn đến tình trạng bão hòa, các TCTD phải nỗ lực để khai thác thêm khách
hàng mới cho mình. Trong tình hình đó, QTDTW với mạng lưới sâu rộng, QTDTW đã lựa chọn hướng đi là sẽ tiếp cận khách hàng từ các vùng nơng thơn đến các tỉnh thành. Quy trình tiếp cận khách hàng của QTDTW là đi ngược lại với cách tiếp cận khách hàng của các TCTD khác, với ưu thế này, QTDTW sẽ tránh được sự bão hòa trong việc khai thác khách hàng vay.
• Một trong những nguy cơ của thị trường đó là sự tập trung đầu tư cho vay vào lĩnh vực Bất động sản, kinh doanh chứng khoán của phần lớn các
TCTD. Thị trường kinh doanh bất động sản và chứng khốn tại Việt Nam
tính ổn định khơng cao. Với lợi thế của QTDTW là không đầu tư vào các lĩnh vực này, QTDTW hoàn toàn tránh được những rủi ro thị trường khi xảy ra những biến động liên quan đến các lĩnh vực đầu tư trên.
• Trong tình hình kinh tế hiện nay, Chính phủ chú trọng nhiều đến đầu tư lĩnh vực sản xuất, nơng nghiệp – nơng thơn. Do đó, tỷ trọng dư nợ đầu tư các lĩnh khác sẽ bị hạn chế. Với nguy cơ thị trường này sẽ dẫn đến áp lực buộc các TCTD phải nhanh chóng nâng tỷ trọng dư nợ vào lĩnh vực sản xuất, nông nghiệp – nông thôn, hoặc phải thu hồi vốn đã đầu tư vào các lĩnh vực khác. Với định hướng phát triển của mình, QTDTW sẽ tránh được nguy cơ này, khơng bị áp lực trong q trình cho vay vốn.
Nhận xét: Việc áp dụng mơ hình SWOT trong việc phân tích để hoạch định chiến lược
trong hoạt động tính dụng của QTDTW tuy vẫn cịn nhiều hạn chế. Nhưng việc dựa trên mơ hình SWOT để đưa ra chiến lược mở rộng hoạt động tín dụng đã đưa ra một bức
tranh tổng thể về những điểm mạnh, yếu của QTDTW cũng như những cơ hội và thách thức của thị trường.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 đã tóm tắt tình hình thực trạng tín dụng của QTDTW, cũng như khái quát được những thuận lợi và khó khăn của QTDTW đến năm 2020.. Những số liệu và dữ kiện đã được tác giả nêu trong Chương 2 nhằm đưa ra một cái nhìn tồn diện về hoạt động của QTDTW, những số liệu so sánh về thị phần tín dụng, từ đó làm tiền đề để đưa ra các giải pháp cũng như các kiến nghị để
CHƯƠNG 3: