Các sản phẩm huy động vốn tiền gửi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đến lòng trung thành của khách hàng gửi tiền tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 48 - 51)

3.2 Thực trạng hoạt động huy động vốn tiền gửi của các NHTM Việt Nam trên địa

3.2.1 Các sản phẩm huy động vốn tiền gửi

Trong thời gian gần đây, thanh khoản NH ln là điểm nóng trong điều hành chính sách tiền tệ cũng như trong kế hoạch kinh doanh ngắn hạn của các NHTM. Chính vì vậy, kể từ năm 2013, các NHTMVN tại Tp.Hồ Chí Minh đã tích cực trong việc triển khai nhiều sản phẩm huy động mới với nhiều tiện ích và ưu đãi nhằm giữ chân khách hàng hiện hữu và gia tăng nguồn vốn tiền gửi huy động từ khách hàng mới, nhất là từ thị trường dân cư. Một số sản phẩm huy động tiền gửi chính của NHTM bao gồm:

Tiền gửi khơng kỳ hạn

Tiền gửi khơng kỳ hạn, cịn được gọi là tiền gửi giao dịch, tiền gửi thanh toán. Đây là phần tiền huy động tương đối quan trọng ở những nước phát triển có tỷ lệ thanh tốn khơng dùng tiền mặt cao (Trầm Thị Xuân Hương và cộng sự, 2011). Mục đích của các khoản tiền gửi này không phải để lấy lãi mà chủ yếu dùng để thanh toán. Ưu điểm của sản phẩm này là có thể gửi tiền, rút tiền, chuyển khoản, thanh toán tại bất kỳ chi nhánh nào của ngân hàng cung cấp sản phẩm; nhận tiền lương hàng tháng; phát hành séc và có thể được hưởng lãi suất khơng kỳ hạn.

Với mục đích chủ yếu khi gửi tiền là để sử dụng các dịch vụ thanh toán của ngân hàng nên mức lãi suất mà ngân hàng trả cho người gửi tiền là rất thấp, thậm chí khơng trả lãi. Tuy nhiên, tại Việt Nam tỷ lệ thanh tốn khơng dùng tiền mặt thấp nên để thu hút loại tiền gửi này, một số ngân hàng thường vẫn sẽ trả lãi, nhưng ở mức thấp từ 0.2 – 1%/năm. Điển hình như ở nhóm NHTM có vốn sở hữu nhà nước bao gồm Vietinbank, Vietcombank và BIDV (0.2%/năm). Nhóm NHTM cổ phần mức lãi suất này thường cao hơn, dao động từ 0.3-0.5% (Sacombank, Đơng Á, Sài Gịn – Hà Nội, Việt Á). Bên cạnh đó, một số NHTM với chiến lược phát triển mạnh các sản phẩm tiền gửi hoặc để thu hút lượng tiền gửi thanh toán này thường áp dụng mức lãi suất cao hơn như SCB, Kiên Long (1%/năm).

Tỷ lệ huy động từ nguồn này sẽ là khá cao nếu ngân hàng có các dịch vụ đa dạng, tích hợp nhiều tiện ích, sản phẩm ngân hàng đạt chất lượng cao, dịch vụ làm hài lòng khách hàng, hệ thống mạng lưới rộng rãi và thuận tiện nhất cho KH gửi tiền.

Tiền gửi tiết kiệm

Tiền gửi tiết kiệm là hình thức huy động vốn chủ yếu khoản tiền để dành của cá nhân được gửi vào ngân hàng với mục đích sinh lời và an toàn về tài sản. Tiền gửi tiết kiệm thường là tiền tạm thời nhàn rỗi trong một thời gian nhất định, do đó loại tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn thường chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn huy động của NHTM và mang tính ổn định hơn tiền gửi thanh toán.

Tiền gửi tiết kiệm là nguồn vốn chính giúp các NHTM có thể hoạt động kinh doanh ổn định. Trong những năm vừa qua, tiền gửi tiết kiệm luôn tăng trưởng ổn định qua các năm, đảm bảo nguồn vốn kinh doanh cho ngân hàng. Các ngân hàng đã đa dạng hóa các hình thức gửi như sổ tiết kiệm, thẻ tiết kiệm hay tiết kiệm có kỳ hạn trực tuyến,…Các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm ngày càng đa dạng, hướng tới nhiều đối tượng khác nhau cũng như có nhiều tiện ích đi kèm sản phẩm. Điển hình như ở SCB có đến 8 sản phẩm tiết kiệm: Tiết kiệm phú quý; Kỳ hạn vàng, lãi suất vàng; Gửi càng dài, ưu đãi càng cao; Tích lũy linh hoạt; Tiết kiệm tiền gửi đầu tư; Tích lũy Phúc An Khang; Tiết kiệm sinh lợi mỗi ngày; Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn thơng thường; Tiền gửi trực tuyến. Khách hàng tham gia gửi tiền với mức từ 1 tỷ trở lên, kỳ hạn trên 12 tháng sẽ được quà tặng định kỳ và tặng bảo hiểm sức khỏe hàng năm. Đây là một những trong ưu đãi để SCB có thể thu hút nhiều đối tượng khách hàng, tạo đà tăng trưởng ổn định nguồn vốn huy động cho ngân hàng. Một số ngân hàng có quy mơ lớn như BIDV, VCB, Vietinbank cũng mở rộng nhiều sản phẩm tiền gửi, góp phần nâng cao lợi ích cho khách hàng. Tại Vietinbank, hiện tại có 6 sản phẩm TG tiết kiệm bao gồm Tiết kiệm có kỳ hạn thơng thường; Tiết kiệm đa kỳ hạn; Tiết kiệm đa tiện ích; Tiền gửi ưu đãi tỷ giá; Tiết kiệm tích lũy và tiết kiệm trực tuyến.

Bảng 3.2 Lãi suất tiền gửi tiết kiệm của một số NHTMVN theo kỳ hạn tháng NH - Kỳ hạn 1M 2M 3M 4M 9M 12M 18M 24M 36M NH - Kỳ hạn 1M 2M 3M 4M 9M 12M 18M 24M 36M Vietinbank 4.3 4.3 4.8 5.3 5.5 6.8 6.0 6.5 7.0 Vietcombank 4.3 4.3 4.8 5.3 5.5 6.5 6.2 6.2 6.2 BIDV 4.3 4.3 4.8 5.3 5.5 6.9 6.8 6.8 6.8 Agribank 4.3 4.3 4.8 5.3 5.5 6.5 6.5 6.8 6.8 Quân đội MB 4.4 4.5 4.9 5.4 5.6 7.2 - - - ACB 4.4 4.4 4.8 5.5 5.6 6.2 6.9 6.5 6.7 Techcombank 4.9 5.0 5.2 5.7 5.7 6.4 6.7 6.8 6.9 Đông Á Bank 4.9 5.0 5.2 6.1 6.4 7.1 7.2 7.2 7.2 An Bình 4.9 4.9 5.3 6.1 6.1 7.4 6.5 6.5 6.5 Sacombank 5.0 5.1 5.4 6.0 6.0 6.8 6.6 6.7 6.8 HD Bank 5.0 5.0 5.2 6.3 6.4 7.0 7.6 6.9 6.9 Vpbank 5.2 5.2 5.4 6.2 6.4 6.8 7.1 7.2 7.2 Phương đông 5.4 5.4 5.5 6.5 6.8 7.4 7.7 7.5 7.6 SCB 5.4 5.5 5.5 7.1 7.1 7.5 7.7 7.8 7.8 Bắc Á Bank - 5.3 5.4 6.7 6.8 7.2 7.4 7.4 7.4

Ghi chú: 1M: 1 tháng Nguồn: Tác giả tự tổng hợp 6/2017 Sự quan tâm đến tăng trưởng lượng tiền gửi tiết kiệm cho thấy tầm quan trọng nó đối với hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam. Khơng dừng lại ở đó, các NHTM Việt Nam cũng đa dạng hóa các loại kỳ hạn từ ngắn hạn (1 tuần, 2 tuần, 3 tuần, 31 ngày, 39 ngày, 45 ngày) đến 1 – 36 tháng, thậm chí có những kỳ hạn 60 tháng, 72 tháng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Theo số liệu từ bảng 3.2, các ngân hàng có sở hữu nhà nước cao như Vietinbank, Vietcombank, BIDV, Agribank thì có mức lãi suất thấp hơn ở mọi kỳ hạn. Bởi vì nhóm ngân hàng này được lợi thế về quy mô, mạng lưới hoạt động cũng như uy tín thương hiệu,… do đó ít chịu phải áp lực về thanh khoản, nên lãi suất có phần thấp hơn. Mặc khác, đối với nhóm NHTMCP thì mức lãi suất cao hơn. Nhìn chung, đối với kỳ hạn dưới 12 tháng thì khi kỳ hạn càng dài thì mức lãi suất càng cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đến lòng trung thành của khách hàng gửi tiền tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)