CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. TỔNG QUAN VỀ TỈNH KIÊN GIANG
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
Kiên Giang thuộc Vùng đồng bằng sơng Cửu Long, có diện tích tự nhiên là 6.348,53 km2, bằng 1,9% diện tích cả nước. Phía Đơng Bắc giáp tỉnh An Giang, Cần Thơ và Hậu Giang; phía Nam giáp tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu; phía Tây giáp Vịnh Thái Lan; phía Bắc giáp Campuchia có đường biên giới dài 56,8km, với hơn 200 km bờ biển và 105 hòn đảo nổi lớn nhỏ.
Dân số năm 2015 là 1.762.281 người, trong đó dân tộc chủ yếu là người Kinh, Khmer và Hoa. Dân số của tỉnh phân bố không đều, thường tập trung ở ven trục lộ giao thông, kênh rạch, sơng ngịi và ở một số đảo lớn. Tỉnh Kiên Giang có số lượng lao động dồi dào với lực lượng trong độ tuổi lao động trên 1,2 triệu người. Cơ cấu lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 51,37%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 13,19%; khu vực dịch vụ chiếm 35,44%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 52%, trong đó đào tạo nghề đạt 43%.
Hình 4.1: Bản đồ tỉnh Kiên Giang
Kiên Giang có 15 đơn vị hành chính gồm: Thành phố Rạch Giá, thị xã Hà Tiên và 13 huyện (Kiên Lương, Giang Thành, Hòn Đất, Tân Hiệp, Châu Thành, Giồng Riềng, Gò Quao, An Biên, An Minh, U Minh Thượng, Vĩnh Thuận, Phú Quốc và Kiên Hải) có địa hình tương đối bằng phẳng, được phân chia thành 4 tiểu vùng: Tiểu vùng Tứ giác Long Xuyên, Tiểu vùng Tây sông Hậu, Tiểu vùng U Minh Thượng, Tiểu vùng biển đảo.
Nhìn chung Kiên Giang có lợi thế mạnh về nơng nghiệp, du lịch, dịch vụ có tiềm năng về đất rừng rất thích hợp để trồng trọt và chăn ni, về sản xuất cơng nghiệp có nguồn tài ngun đá vôi dồi dào. Thủy sản là một trong những thế mạnh của tỉnh, nguồn lợi biển đa dạng, phong phú có ngư trường khai thác rộng lớn; diện tích mặt nước, kênh rạch, ao hồ lớn thích hợp cho các loại cá nước ngọt sinh sống, cũng là một nguồn tài nguyên thủy sản nội địa hết sức phong phú. Mặt khác là một tỉnh có nhiều danh lam thắng cảnh là cơ hội để phát triển ngành du lịch.