Kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của sở hữu nhà nước đến lượng tiền mặt nắm giữ của các công ty niêm yết việt nam (Trang 79 - 81)

CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN

5.1 Kết quả nghiên cứu

Luận văn được thực hiện với mục tiêu kiểm định ảnh hưởng của hiệu ứng giới hạn vốn mềm đến lượng tiền mặt nắm giữ của các công ty Việt Nam mà đại diện là tỷ lệ sở hữu Nhà nước, thông qua bảng dữ liệu bất cân xứng được thu thập từ 583 công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh (HSX) và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) trong giai đoạn 2008-2015. Luận văn sử dụng phương pháp mơ hình Hiệu ứng cố định (Fixed Effects Model, FEM) để thực hiện hồi quy mơ hình nghiên cứu. Sau cùng, Luận văn sử dụng phương pháp Diff-GMM (Difference Generalized Method of Moment) của Arellano-Bond (1991) để kiểm soát các nguồn gốc nội sinh tiềm tàng của mơ hình nghiên cứu. Kết quả hồi quy được trình bày trong Bảng 4.7. Cột (1) trình bày các kết quả hồi quy phương trình với Panel FE, cột (2) trình bày kết quả trên FGLS sau khi đã khắc phục phương sai thay đổi. Kết quả nghiên cứu tìm thấy mối tương quan âm và có ý nghĩa thống kê ở mức 10% giữa biến ∆𝐶𝐴𝑆𝐻𝑖,𝑡−1 và lợi nhuận hàng năm. Trong cột (2), ∆𝐶𝐴𝑆𝐻𝑖,𝑡−1 có hệ số là -

0.277, cho thấy rằng một đồng VNĐ được thêm vào lượng tiền mặt nắm giữ của công ty trong năm trước sẽ có giá trị là 0.723 VND trong năm sau, nguyên nhân của sự sụt giảm này có thể là vì cơng ty chưa tận dụng được tối đa giá trị của lượng tiền mặt nắm giữ.

Biến ∆𝐶𝐴𝑆𝐻𝑖,𝑡× 𝐶𝐴𝑆𝐻𝑖,𝑡−1 được tìm thấy có hệ số âm với biến lợi nhuận hằng năm và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Điều này cho thấy giá trị biên của tiền mặt có xu hướng giảm khi lượng tiền mặt nắm giữ và mức độ địn bẩy tài chính tăng. Những phát hiện này phù hợp với những bằng chứng ở các công ty tại Mỹ (Faulkender và Wang, 2006 và Dittmar và Mahrt-Smith, 2007).

Ngoài ra, János Kornai (2003) đã dự đoán lý thuyết giới hạn vốn mềm mà đại diện là tỷ lệ sở hữu Nhà nước có mối tương quan âm với giá trị thị trường của lượng tiền mặt nắm giữ trong công ty. Vì vậy, tác giả tập trung vào hệ số của tỷ lệ sở hữu Nhà nước,

nắm giữ (∆𝐶𝐴𝑆𝐻𝑡× 𝑆𝑇𝐴𝑇𝐸𝑡). Trong cột (1) của Bảng 4.7, hệ số của tỷ lệ sở hữu Nhà nước (𝑆𝑇𝐴𝑇𝐸𝑡) là 0.0110 và có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%, điều này cho thấy rằng tỷ lệ sở hữu Nhà nước trong công ty tăng lên 1%, giá trị của công ty tăng lên là 1.011, với điều kiện các yếu tố khác khơng đổi. Bên cạnh đó, hệ số của biến tương tác giữa sở hữu Nhà nước và thay đổi trong tiền mặt (∆𝐶𝐴𝑆𝐻𝑡× 𝑆𝑇𝐴𝑇𝐸𝑡) là -0.000772, chỉ ra rằng một đồng VNĐ tăng thêm trong những công ty khơng có sở hữu Nhà nước được định giá cao hơn khoảng 0.0008 VNĐ, tuy nhiên mối quan hệ này chưa tìm được ý nghĩa thống kê. Phát hiện này phù hợp với dự đoán của lý thuyết giới hạn vốn mềm rằng sở hữu Nhà nước có mối tương quan âm với giá trị biên của lượng tiền mặt nắm giữ. Bởi vì một cơng ty có tỷ lệ sở hữu Nhà nước cao hơn sẽ có giới hạn vốn mềm mỏng hơn và do đó phát sinh nhiều vấn đề đại diện. Vì vậy, các nhà quản lý trong các cơng ty có tỷ lệ sở hữu Nhà nước cao có khả năng sử dụng số tiền tăng lên khơng đúng mục đích để cho các nhu cầu cá nhân hoặc đầu tư vào các dự án thiên về động cơ chính trị, trái ngược với mục tiêu tối đa hóa NPV.

Ngồi ra, tác giả cịn tìm thấy mối tương quan dương giữa thu nhập hoạt động trước thuế và lãi vay ∆EBIT, chi phí lãi vay ∆INT, các nguồn tài trợ bên ngoài ∆NF, giá trị thị trường của địn bẩy tài chính ∆MLEV và lợi nhuận hàng năm của cơng ty với các mức ý nghĩa thống kê tìm thấy lần lượt là 1%, 1%, 10%, 1%. Đối với biến ∆DIV tác giả tìm thấy mối tương quan âm với lợi nhuận hàng năm của cơng ty và có ý nghĩa thống kê.

Như vậy, kết quả thực nghiệm là nhất quán nhau và phù hợp với giả thuyết ban đầu

của tác giả khi cho rằng các cơng ty có tỷ lệ sở hữu Nhà nước càng cao thì lượng tiền mặt nắm giữ càng thấp. Ngoài ra kết quả thực nghiệm cho thấy rằng cơng ty có quy mơ lớn sẽ nắm ít tiền mặt hơn cơng ty có quy mơ nhỏ, điều này đúng với kỳ vọng ban đầu của tác giả và của các nghiên cứu khác như (Almeida cùng cộng sự. 2004; Bates cùng cộng sự. 2009). Kết quả nghiên cứu cũng cung cấp các bằng chứng mạnh mẽ cho thấy rằng sở hữu Nhà nước có liên kết với các giới hạn vốn mềm, và vì thế, các cơng ty có mức độ sở hữu Nhà nước cao sẽ nắm giữ lượng tiền mặt thấp hơn. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng, một đồng VNĐ được tăng thêm

vào lượng tiền mặt nắm giữ của công ty trong năm trước sẽ bị mất đi 0.27 VNĐ trong năm tiếp theo. Kết quả nghiên cứu cũng tìm thấy bằng chứng giá trị biên của tiền mặt giảm khi mức nắm giữ tiền mặt cao và mức độ vay nợ cao, kết quả này phù hợp với một số nghiên cứu trên thế giới.

Ngoài ra, tác giả cũng tìm thấy mối tương quan âm giữa lượng tiền mặt nắm giữ với khoản nợ không trả lãi vay, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có mối tương quan âm giữa tỷ lệ sở hữu Nhà nước với giá trị biên của tiền mặt, những điều này phù hợp với giả thuyết nghiên cứu tuy nhiên mối quan hệ này khơng có ý nghĩa thống kê và đây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của sở hữu nhà nước đến lượng tiền mặt nắm giữ của các công ty niêm yết việt nam (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)