Kết luận chung về đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng thương mại ở việt nam (Trang 65 - 66)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU

5.1 Kết luận chung về đề tài

Trong điều kiện kinh tế mở, áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàng sẽ ngày càng khắt khe hơn, địi hỏi các ngân hàng khơng ngừng mở rộng quy mô, mở rộng hoạt động dịch vụ khác bên cạnh hoạt động tín dụng truyền thống. Việc làm thế nào để phát triển, mở rộng hoạt động, cân bằng giữa lợi nhuận kỳ vọng và chi phí là điều hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Đề tài "Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam" đã trả lời được các câu hỏi nghiên cứu sau:

- Thực trạng về khả năng sinh lợi của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2005 - 2015

- Xác định các nhân tố nào ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng.

- Lượng hóa tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng.

Trên cơ sở phân tích mơ hình định lượng, nghiên cứu đã rút ra được 06 nhân tố có tác động đến khả năng sinh lợi của ngân hàng. Hầu hết các yếu tố tác động nội tại đều có tác động đến khả năng sinh lợi, có ý nghĩa thống kê và phù hợp với kỳ vọng ban đầu. Trong đó, chất lượng tài sản tài sản giảm và chi phí hoạt động tăng sẽ dẫn đến khả năng sinh lợi giảm sút. Nợ xấu gia tăng làm cho chi phí dự phịng rủi ro tín dụng gia tăng, khả năng huy động vốn và cho vay đối với nền kinh tế suy giảm, lòng tin của người dân với hệ thống ngân hàng giảm và uy tín quốc tế của hệ thống ngân hàng cũng giảm xuống. Nghiên cứu cũng cho kết quả rằng đa dạng hóa thu nhập giúp làm tăng khả năng sinh lợi của ngân hàng Thương mại Việt Nam.

Quy mô ngân hàng không thể hiện sự tương quan đến khả năng sinh lợi thể hiện qua mơ hình định lượng với cả biến phụ thuộc ROE và ROA. Kết quả cho thấy tác động âm của quy mô tài sản đến biến phụ thuộc ROA và ROE nhưng khơng có ý nghĩa thống kê và cũng đi ngược lại với kỳ vọng của nghiên cứu. Bên cạnh đó, nghiên cứu cho thấy cấu trúc tài sản, tỷ lệ huy động vốn cũng như tốc độ tăng trưởng kinh tế khơng có tương quan đến khả năng sinh lợi.

Trong các nhân tố tác động đến khả năng sinh lợi được đo bằng ROE, nhân tố về nợ xấu có tác động mạnh nhất và nhân tố về đa dạng hóa thu nhập có ảnh hưởng ít nhất. Trong khi đó, nhân tố tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có tác động mạnh nhất và nhân tố lạm phát có ảnh hưởng ít nhất đến khả năng sinh lợi được đo lường bằng ROA. Từ kết quả nghiên cứu trên, bài viết sẽ đưa ra một số đề xuất để nâng cao hiệu quả hoạt động về mặt khả năng sinh lợi của ngân hàng trong phần tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng thương mại ở việt nam (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)