CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
5.3. Khuyến nghị về chi tiêu công cho lĩnh vực giáo dục tại TP.HCM
TP.HCM là trung tâm kinh tế, văn hóa và khoa học của đất nước. Chính vì vậy, Thành phố ln có nhu cầu chi rất cao cho sự nghiệp giáo dục đào tạo nhằm mục đích nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phải làm sao để xứng đáng là đầu tàu kinh tế – xã hội của cả nước. Chi tiêu cho giáo dục của TP.HCM hiện nay bao gồm các nguồn kinh phí từ NSNN và các nguồn ngồi NSNN. Trong đó, đầu tư từ NSNN vẫn đóng vai trị chủ đạo mặc dù xu hướng xã hội hóa giáo dục vẫn đang được thực hiện tại các địa phương, trong đó có cả TP.HCM. Bởi vì các cấp học từ tiểu học cho đến trung học phổ thông chủ yếu vẫn được hỗ trợ từ NSNN, học sinh hầu như khơng phải đóng học phí ở các cấp học này mà chỉ phải đóng các khoản tiền thu thỏa thuận như tiền học buổi hai, tiền cơm trưa, các khoản hỗ trợ sửa chữa trường lớp. Ở cấp bậc đại học trở lên, chỉ có một vài trường được quyền tự chủ tài chính như Đại học Kinh tế TP.HCM, còn các trường đại học thuộc công lập vẫn phải phụ thuộc khá nhiều vào nguồn NSNN cấp, sinh viên khơng phải đóng học phí q cao.
Chính vì vậy, TP.HCM đang có mức chi tiêu cơng cho giáo dục khá cao và tăng dần qua các năm. Tuy nhiên như vậy vẫn chưa thể đáp ứng một cách đầy đủ và
kịp thời nhu cầu của xã hội về giáo dục. Từ những vấn đề về chi tiêu công cho lĩnh vực giáo dục đã được nêu trong phần thực trạng ở chương 3 kết hợp với kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của phân cấp tài khóa đến chi tiêu cơng cho giáo dục ở chương 4, tác giả đề xuất một số khuyến nghị nhằm duy trì vai trị và nâng cao hiệu quả của các khoản chi tiêu công trong lĩnh vực liên quan trực tiếp đến phát triển con người như giáo dục và đào tạo. Cụ thể như sau:
- Cần tăng cường phân cấp quản lý NSNN cho giáo dục đào tạo tại các quận huyện của TP.HCM. Theo đó, khoảng 75% tổng chi cho lĩnh vực giáo dục do địa phương quản lý, trong khi NSTW trang trải 25% nhu cầu còn lại. Điều này về cơ bản phù hợp với chủ trương phân cấp trong chính sách quản lý giáo dục, mang lại nhiều quyền tự chủ hơn cho CQĐP cũng như cho các cơ sở giáo dục.
- NSNN của địa phương vẫn đóng vai trị rất quan trọng trong chi tiêu cho giáo dục, nhất là ở quận huyện cịn nhiều khó khăn như Cần Giờ, Nhà Bè… Chẳng hạn như huyện Cần Giờ chỉ có 03 trường Trung học phổ thơng (Cần Thạnh, Bình Khánh và An Nghĩa). Vì vậy cần duy trì các khoản hỗ trợ từ ngân sách cho giáo dục ở những khu vực này. Ngay cả trong bối cảnh nguồn lực NSNN hạn hẹp thì vẫn phải tăng cường truyền thơng về yêu cầu bảo đảm và tăng cường chi NSNN (đặc biệt là đầu tư công) cho giáo dục.
- Trong giai đoạn 2018-2020, cần ít nhất duy trì tỷ lệ chi từ NSNN cho lĩnh vực giáo dục, hạn chế không cắt giảm ngân sách cho lĩnh vực này ngay cả khi thực hiện cắt giảm chi NSNN nói chung. Cách thức triển khai cần tập trung và hướng đối tượng, đặc biệt là các đối tượng hộ gia đình nghèo để đảm bảo phổ cập giáo dục đến mọi đối tượng trong xã hội. Đồng thời, giảm thiểu chi phí (thời gian và tài chính) cho quản lý hành chính. Bên cạnh đó, cần hỗ trợ đúng lúc, kịp thời cho người dân, đặc biệt là những hộ có hồn cảnh khó khăn, khơng thể cho con em đến trường.
- Cần tăng cường vai trò giám sát của người dân trong việc cung ứng dịch vụ công cho giáo dục và trong phân bổ NSNN. Một điều kiện quan trọng là các cơ quan quản lý và đơn vị trực tiếp cung ứng dịch vụ phải thơng báo đầy đủ thơng tin (về loại
hình hỗ trợ, mức độ hỗ trợ, mục tiêu hỗ trợ của hoạt động) cho cộng đồng dân cư. Với các ý kiến của người dân liên quan đến chi tiêu cơng, cần có giải trình kịp thời, xác đáng. Thường xuyên khuyến khích người dân nêu ý kiến, kiến nghị một cách thực chất.
- Tăng cường hỗ trợ cơ sở vật chất phải được tiến hành song song với phát triển vấn đề nhân lực (như nâng cao năng lực đào tạo cho giáo viên bằng các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chun mơn,…). Điều này địi hỏi vai trị chủ đạo của chi tiêu cơng từ Nhà nước để có thể nâng cao khả năng giảng dạy của giáo viên và hiện đại hóa cơ sở vật chất cho các trường học; từ đó nâng cao chất lượng giáo dục, giúp trẻ em có thể thụ hưởng một nền giáo dục chất lượng hơn, tiên tiến hơn mà các bậc phụ huynh không phải tốn kém thêm tiền để trang trải cho các loại chi phí phát sinh khi con em đến trường.
- Thường xuyên rà soát về chất lượng dịch vụ giáo dục ở các vùng khó khăn, có sự tham gia ý kiến của người dân và các tổ chức nhân dân có tham gia hoạt động tại vùng. Lưu tâm đến những khía cạnh về tiếp cận, chất lượng dịch vụ mà người dân cần cải thiện nhất.
- Ưu tiên đầu tư và trang bị nhiều hơn cơ sở vật chất đối với hệ thống trường ở các cấp tiểu học và trung học cho những quận huyện cịn nhiều khó khăn với điều kiện kinh tế – xã hội bất lợi hơn, đặc biệt quan tâm đến các trường tiểu học.
- Tiếp tục thực hiện xã hội hóa giáo dục, huy động thêm các nguồn lực từ bên ngồi cho mục đích nâng cấp, trang bị cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập.
- Kêu gọi đầu tư tư nhân và có chính sách khuyến khích phù hợp cho hoạt động đầu tư vào các cơ sở đào tạo nghề ở khu vực có điều kiện kinh tế – xã hội kém thuận lợi hơn.
- Nghiên cứu, thí điểm các mơ hình sáng tạo nhằm nâng cao các kỹ năng nghề cho học sinh ngay từ cấp trung học. Có thể phát huy vai trị, lợi thế của các tổ chức