Sự khác nhau trong nhận thức giữa xã viên và nông dân không phải xã viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến sự tham gia của hộ nông dân vào hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện kiên lương, tỉnh kiên giang (Trang 41)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3. Những nhân tố tác động đến sự tham gia của hộ nông dân vào Hợp tác xã nông

4.3.6. Sự khác nhau trong nhận thức giữa xã viên và nông dân không phải xã viên

xã viên Hợp tác xã

4.3.6.1. Sự khác nhau trong nhận thức về mục tiêu hoạt động của Hợp tác xã

Theo kết quả nghiên cứu ở bảng 4.8 và kết quả thu được từ phân tích tại bảng 4.19 cho thấy, khơng có sự khác biệt trong nhận thức về mục tiêu hoạt động của Hợp tác xã giữa xã viên và nông dân không phải xã viên Hợp tác xã với sig = 0,3. Ngồi ra, chỉ có 24% nơng dân nhận biết đầy đủ mục tiêu hoạt động của Hợp tác xã. Như vậy, ở tiêu chí này, đa phần nơng dân chưa nhận thức đúng (ngay cả những xã

viên của Hợp tác xã). Đây là hậu quả của việc vận động, thành lập Hợp tác xã theo số lượng của huyện Kiên Lương trong thời gian qua, xã viên chưa thực sự hiểu về mục tiêu của Hợp tác xã nhưng vẫn tham gia Hợp tác xã.

Bảng 4.19: Kiểm định Chi-Square sự gia nhập Hợp tác xã ảnh hưởng đến nhận thức về mục tiêu Hợp tác xã

Value Df Asymp. Sig. (2-sided) Pearson Chi-Square 4,874 (a) 4 0,300

Likelihood Ratio 5,133 4 0,274

Linear-by-Linear Association ,372 1 0,542

N of Valid Cases 100

a 3 cells (30,0%) have expected count less than 5. The minimum expected count is 2,52.

(Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát, phân tích SPSS 16.0 tại huyện Kiên Lương) 4.3.6.2. Sự khác nhau trong nhận thức quyền sở hữu ruộng đất

Qua kết quả nghiên cứu tại bảng 4.20 và xem xét mối quan hệ giữa nông dân là xã viên và nông dân không phải xã viên Hợp tác xã khi nhận thức về quyền sở hữu ruộng đất, kết quả cho thấy có sự khác biệt trong nhận thức giữa hai đối tượng nông dân là xã viên và không phải là xã viên.

Qua phân tích tại bảng 4.21 với sig = 0,019, chứng minh có 100% xã viên nhận biết ruộng đất thuộc quyền sở hữu của nông dân, tỷ lệ này là 85% đối với nông dân không phải xã viên. Lý do của sự khác biệt này do, những Hợp tác xã trong huyện hiện khi thành lập đều làm tốt công tác tuyên truyền về quyền sở hữu ruộng đất của nông dân khi tham gia Hợp tác xã. Cho nên, những xã viên khi tham gia đã nhận thức rõ vấn đề này. Ngược lại, vẫn cịn tiểu số nơng dân khơng tham gia Hợp tác xã vẫn nhận định Hợp tác xã kiểu mới như Hợp tác xã kiểu cũ, ruộng đất thuộc quyền sở hữu của Hợp tác xã.

Bảng 4.20: Tổng hợp sự ảnh hưởng đến nhận thức về quyền sở hữu ruộng đất của nông dân là xã viên

Là xã viên Total Đúng Sai Quyền sở hữu ruộng đất Nhà nước Tổng số mẫu 0 8 8 Tỷ lệ % % 12,5% 8% Hợp tác xã Tổng số mẫu 0 6 6

Tỷ lệ % % 9,4% 6% Nông dân Tổng số mẫu 36 49 85 Tỷ lệ % 100% 76,6% 85% Không biết Tổng số mẫu 0 1 1

Tỷ lệ % 0% 1,6% 1,0%

Tổng Tổng mẫu điều tra 36 64 100

Tỷ lệ 100% 100% 100%

(Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát tại huyện Kiên Lương)

Bảng 4.21: Kiểm định Chi-Square sự gia nhập Hợp tác xã ảnh hưởng đến nhận thức về quyền sở hữu ruộng đất

Value Df Asymp. Sig. (2-sided) Pearson Chi-Square 9,926(a) 3 0,019

Likelihood Ratio 14,845 3 0,002

Linear-by-Linear Association 7,100 1 0,008

N of Valid Cases 100

a 5 cells (62.5%) have expected count less than 5. The minimum expected count is.36.

(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS 16.0 tại huyện Kiên Lương)

4.3.6.3. Sự khác nhau trong nhận thức về quyền sở hữu tài sản của Hợp tác xã của xã viên và nông dân không phải là xã viên

Theo kết quả nghiên cứu ở bảng 4.22 và kết quả phân tích tại bảng 4.23 cho thấy, sự cải thiện trong nhận thức của xã viên thể hiện rõ hơn khi xem xét ở tiêu chí quyền sở hữu tài sản của Hợp tác xã. Ở tiêu chí này, đã có sự khác biệt trong nhận thức giữa xã viên và nông dân không phải xã viên Hợp tác xã. Các xã viên nhận thức chuẩn xác hơn các nông dân không phải xã viên Hợp tác xã ứng với sig = 0,002. Cụ thể, có đến 58,3% xã viên nhận thức đúng tiêu chí này, trong khi chỉ có 37,5% nơng dân khơng phải xã viên hiểu đúng tiêu chí này.

Kết quả phân tích cho thấy, có sự khác biệt giữa những người nơng dân là xã viên và nông dân không xã viên trong nhận thức về quyền sở hữu ruộng đất và tài sản của Hợp tác xã. Các xã viên Hợp tác xã thì nhận thức chuẩn xác hơn các nơng dân không phải xã viên ở hai tiêu chí này. Tuy nhiên, vấn đề cần quan tâm là có q ít sự khác biệt trong nhận thức giữa nơng dân không tham gia Hợp tác xã và xã viên

(ngay ở tiêu chí mục tiêu hoạt động của Hợp tác xã). Hiện tại, nhận thức của xã viên các Hợp tác xã còn một số hạn chế và thiếu sót, những thơng tin mà xã viên có được từ Hợp tác xã khơng đầy đủ, chính xác. Xã viên chưa thật sự hiểu về Hợp tác xã, tổ chức mà mình đang tham gia.

Bảng 4.22: Tổng hợp việc gia nhập Hợp tác xã ảnh hưởng đến nhận thức về quyền sở hữu tài sản của Hợp tác xã

Là xã viên Total Đúng Sai Quyền sở hữu tài sản của Hợp tác xã.

Nhà nước Mẫu điều tra 1 16 17

Tỷ lệ % 2,8% 25% 17%

Hợp tác xã Mẫu điều tra 13 14 27 Tỷ lệ % 36,1% 21,9% 27% Nông dân Mẫu điều tra 21 24 45 Tỷ lệ % 58,3% 37,5% 45% Không biết Mẫu điều tra 1 10 11

Tỷ lệ % 2,8% 15,6% 11%

Tổng Mẫu điều tra 36 64 100

Tỷ lệ % 100% 100% 100%

(Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát, phân tích SPSS 16.0 tại huyện Kiên Lương)

Bảng 4.23: Kiểm định Chi-Square sự gia nhập Hợp tác xã ảnh hưởng đến nhận thức về quyền sở hữu tài sản của Hợp tác xã

Value Df Asymp. Sig. (2-sided) Pearson Chi-Square 17,140(a) 4 0,002

Likelihood Ratio 20,758 4 0,000

Linear-by-Linear Association ,000 1 0,994

N of Valid Cases 100

a 3 cells (30,0%) have expected count less than 5. The minimum expected count is 1,08.

(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS 16.0 tại huyện Kiên Lương)

4.3.7. Ảnh hưởng của công tác quản lý nhà nước

Những chủ trương của Đảng và Nhà nước như: chính sách thuế, chính sách ruộng đất, chính sách bảo hộ, trợ giá nơng sản phẩm, chính sách cho vay vốn, giải quyết việc làm, chính sách đối với đồng bào đi xây dựng vùng kinh tế mới... Các

chính sách này có ảnh hưởng lớn đến sự tham gia Hợp tác xã của hộ nông dân và là công cụ đắc lực để Nhà nước can thiệp có hiệu quả vào sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện cho các hộ nông dân tham gia hợp tác phát triển kinh tế.

4.3.8. Ảnh hưởng của hiệu quả hoạt động Hợp tác xã

Đây cũng là một trong những nhân tố có tác động tích cực đến nhận thức của nơng dân trong việc có tham gia hay khơng tham gia vào Hợp tác xã. Nếu Hợp tác xã hoạt động đúng thực chất, có hiệu quả kinh tế; cán bộ quản lý Hợp tác xã có trình độ, chun mơn, có năng lực quản lý; khả năng tài chính của Hợp tác xã đáp ứng đủ nhu cầu dịch vụ cho xã viên; đảm bảo lợi ích, nâng cao nguồn thu nhập cho xã viên thì nhất định sẽ thu hút được nhiều hộ nông dân tham gia vào Hợp tác xã và ngược lại.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH 5.1. Kết luận 5.1. Kết luận

Hợp tác xã là một loại hình tổ chức kinh tế quan trọng được nhà nước khuyến khích phát triển để cùng với kinh tế nhà nước dần trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân. Dù trong cơ chế bao cấp trước đây hoặc trong cơ chế đổi mới ngày nay, kinh tế hợp tác và Hợp tác xã trong các lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là trong nơng nghiệp, nơng thơn đều có vai trị, vị trí cần thiết để thúc đẩy kinh tế phát triển. Ở Việt Nam, nông nghiệp giữ vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế; trong tương lai, nông nghiệp cũng sẽ là ngành sản xuất chủ đạo thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Để kích thích được các hoạt động kinh tế nông thôn, nâng cao mức sống của người làm nơng nghiệp, góp phần phát triển nền nơng nghiệp thì vai trị của Hợp tác xã nông nghiệp là hết sức to lớn. Chính vì vậy, thúc đẩy hộ nông dân tham gia phát triển Hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn Kiên Luơng, một địa bàn có điều kiện thuận lợi để phát triển nơng nghiệp là u cầu vừa có tính cấp thiết, vừa lâu dài. Yêu cầu đặt ra là q trình phát triển đó phải đảm bảo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với quyền tự do kinh doanh của cá nhân, hộ kinh tế gia đình và các thành phần kinh tế khác đã được pháp luật khẳng định.

Kết quả nghiên cứu thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức đã cung cấp những thông tin rõ ràng và đầy đủ hơn về nhận thức của nông dân. Qua đây ta thấy nhận thức của nông dân huyện Kiên Lương về Hợp tác xã bị tác động bởi các yếu tố: Vị trí địa lý (địa bàn), trình độ học ấn, độ tuổi, thu nhập, công tác quản lý nhà nước và hiệu quả hoạt động của Hợp tác xã, cụ thể:

Địa bàn có tác động trực tiếp đến hai yếu tố cơ bản là đánh giá khâu cần thiết hợp tác nhất và quyết định có tham gia Hợp tác xã hay không. Cụ thể các xã Hịa Điền, Kiên Bình nơi có diện tích sản xuất lớn thì càng có xu hướng tham gia Hợp tác xã và cho rằng hợp tác trong khâu tiêu thụ sản phẩm là cần thiết nhất.

Trình độ học vấn có tác động tích cực đến nhận thức của nơng dân về Hợp tác xã. Những người có trình độ học vấn cao thì có xu hướng nhận thức đúng, đầy đủ hơn về Hợp tác xã. Đặc biệt, trình độ văn hóa ảnh hưởng sâu sắc đến nhận thức

của người nông dân về Hợp tác xã ở hai tiêu chí về mục tiêu hoạt động của Hợp tác xã và quyền sở hữu tài sản của Hợp tác xã. Cụ thể, những người có trình độ càng cao thì càng có càng có xu hướng nhận thức đúng hai vấn đề này.

Độ tuổi ảnh hưởng đến nhận thức của người nông dân rất phức tạp. Những nơng dân lớn tuổi là những người có quan tâm đến hoạt động nông nghiệp, họ hiểu rõ quyền sở hữu ruộng đất thuộc về nông dân, nhưng ở tiêu chí về quyền sở hữu tài sản Hợp tác xã thì nơng dân lớn tuổi nhận thức không đúng và biểu hiện của nhận thức cũng khơng tích cực bằng những nơng dân trẻ tuổi (phần lớn nông dân lớn tuổi khơng muốn tham gia Hợp tác xã). Nhìn chung nhóm nơng dân từ 30 - 40 tuổi có nhận thức rõ ràng và đầy đủ nhất về Hợp tác xã.

Thu nhập có tác động đến nhận thức của nông dân trong việc quyết định tham gia hay không tham gia Hợp tác xã.

Công tác quản lý nhà nước, hiệu quả hoạt động của Hợp tác xã cũng có tác động tích cực đến nhận thức của hộ nơng dân trong việc tham gia hay không tham gia vào Hợp tác xã của nông dân, đây là vấn đề cần phải được quan tâm trong triển khai thực hiện các giải pháp nâng cao nhận thức của nông dân cũng hiệu quả hoạt động của Hợp tác xã trong thời gian tới.

5.2. Một số giải pháp nâng cao nhận thức của nông dân nhằm thu hút sự tham gia vào Hợp tác xã nông nghiệp tại huyện Kiên Lương

5.2.1. Giải pháp nhằm nâng cao công tác tuyên truyền, vận động nông dân tham gia Hợp tác xã tham gia Hợp tác xã

- Đa dạng hóa các hình thức tun truyền: Để công tác tuyên truyền đạt hiệu

quả cao nhất chính quyền và các cơ quan chuyên mơn của huyện Kiên Lương phải đa dạng các hình thức tuyên truyền như: tuyên truyền trên phương tiện truyền thanh của huyện và các xã, thị trấn; tại các buổi sinh hoạt chi, tổ Hội; lồng ghép với các chương trình tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, hội thảo, các hoạt động khuyến nơng… để nơng dân có nhận thức đúng đắn về Hợp tác xã và tự nguyện tham.

- Lựa chọn nội dung tuyên truyền thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế của từng địa bàn, từng đối tượng: Tập trung tuyên truyền những nội dung liên quan

đến loại hình tổ chức của Hợp tác xã; mục tiêu hoạt động của Hợp tác xã; phạm vi cung cấp dịch vụ của Hợp tác xã; quyền sở hữu tài sản của Hợp tác xã; nghĩa vụ và quyền lợi giữa các xã viên… để nông dân hiểu về Hợp tác xã cũng như những lợi ích mà Hợp tác xã mang lại cho xã viên để nông dân mạnh dạng tham gia vào Hợp tác xã.

5.2.2. Các giải pháp về chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với Hợp tác xã nông nghiệp và các xã viên nông nghiệp và các xã viên

- Chính sách xóa nợ đối với Hợp tác xã nơng nghiệp khơng có khả năng trả nợ: Thực tế hiện nay còn nhiều Hợp tác xã nơng nghiệp trong q trình hoạt động bị

thua lỗ phải nợ các doanh nghiệp, tổ chức nhà nước nhưng Hợp tác xã khơng có khả năng trả nợ mà chưa được xem xét xoá các khoản nợ. Do đó, Chính phủ cần chỉ đạo các ngành Trung ương có liên quan phối hợp với UBND cấp tỉnh xem xét cụ thể từng trường hợp để xố nợ cho các Hợp tác xã nơng nghiệp để Hợp tác xã xem xét xoá nợ cho xã viên.

- Chính sách đầu tư tài chính đối với Hợp tác xã nông nghiệp: Hầu hết các

Hợp tác xã ở Kiên Lương không vay được vốn của ngân hàng ngồi hình thức vay thế chấp; vốn các chương trình dự án thì đi thẳng đến nơng hộ. Ngân sách các cấp đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn cơ cấu chưa hợp lý, đầu tư cho Hợp tác xã nông nghiệp rất hạn chế. Do đó, UBND các cấp cần ưu tiên trong chính sách hỗ trợ Hợp tác xã vay vốn qua Ngân hàng ngồi hình thức vay vốn thế chấp để tạo điều kiện cho khu vực kinh tế tập thể, nhất là các Hợp tác xã nông nghiệp trong việc vay vốn để mở rộng quy mô dịch vụ kinh doanh, mở rộng thị trường…và nhất là các hoạt động đầu tư vào các dịch vụ công cộng phục vụ xã viên Hợp tác xã và dân cư trong vùng; trích tỷ lệ phần trăm tiền thuế mà Hợp tác xã nộp vào ngân sách Nhà nước để hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể; tích cực vận động và tìm các nguồn tài trợ từ các chương trình dự án để hỗ trợ phát triển các Hợp tác xã nơng nghiệp.

- Chính sách miễn, giảm Thuế: Trong thời gian quan, mặc dù Chính phủ đã

ban hành Nghị định về chính sách khuyến khích phát triển Hợp tác xã song thuế thu nhập doanh nghiệp đối với Hợp tác xã với mức thuế suất 20% là q cao, chính vì

thế Chính phủ nên có chính sách miễn, giảm thuế phù hợp đối với hoạt động của Hợp tác xã đặc biệt là Hợp tác xã nơng nghiệp để khuyến khích và tạo điều kiện cho Hợp tác xã phát triển. Mặt khác việc miễn, giảm thuế sẽ góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống và có điều kiện để xã viên, nơng dân tích luỹ mở rộng sản xuất, phát triển ngành nghề dịch vụ từ đó thu hút nhiều sự tham gia của nơng dân.

- Chính sách tích tụ ruộng đất: Khuyến khích và tạo điều kiện cho hộ nơng

dân “dồn điền, đổi thửa” trên nguyên tắc tự nguyện, tự thoả thuận, các bên cùng có lợi; tổ chức quy hoạch lại đồng ruộng, tập trung ruộng đất để hình thành nền sản xuất lớn; Thực hiện giao đất không thu tiền và đẩy mạnh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các Hợp tác xã nông nghiệp; xem xét miễn tiền thuê đất trong suốt thời gian thực hiện dự án đối với các Hợp tác xã phi nông nghiệp sản xuất kinh doanh trong các ngành nghề mà nhà nước khuyến khích đầu tư.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến sự tham gia của hộ nông dân vào hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện kiên lương, tỉnh kiên giang (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)