Bảng 3.2: Thống kê doanh nghiệp được khảo sát theo số năm hoạt động Số năm hoạt động Số lượng (doanh nghiệp) Tỷ lệ (%) Số năm hoạt động Số lượng (doanh nghiệp) Tỷ lệ (%)
Dưới 5 năm 51 23.18
Từ 5 năm đến 10 năm 128 58.18
Trên 10 năm 41 18.64
Tổng 220 100.00
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Kết quả từ 220 phiếu trả lời hợp lệ có 51 doanh nghiệp xây dựng có số năm hoạt động dưới 5 năm - chiếm 23.18% tổng số đối tượng, 128 doanh nghiệp xây dựng có số năm hoạt động từ 5 năm đến 10 năm - chiếm 58.18% tổng số đối tượng, 41 doanh nghiệp có số năm hoạt động trên 10 năm - chiếm 18.64% tổng số đối tượng.
Phân loại theo loại hình doanh nghiệp khảo sát:
Bảng 3.3: Thống kê doanh nghiệp được khảo sát theo loại hình doanh nghiệp nghiệp
Loại hình doanh nghiệp Số lượng (doanh nghiệp) Tỷ lệ (%)
Doanh nghiệp tư nhân 71 32.27
Công ty TNHH 69 31.36
Công ty cổ phần 68 30.91
Công ty hợp danh 12 5.45
Tổng 220 100.00
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Kết quả từ 220 phiếu trả lời hợp lệ có 71 doanh nghiệp xây dựng là Doanh nghiệp tư nhân - chiếm 32.27% tổng số đối tượng, 69 doanh nghiệp xây dựng thuộc công ty TNHH - chiếm 31.36% tổng số đối tượng, 68 doanh nghiệp là công ty cổ phần - chiếm 30.91% tổng số đối tượng, và ít nhất là doanh nghiệp thuộc loại hình cơng ty hợp danh chỉ có 12/220 doanh nghiệp ứng với tỷ lệ 5.45%.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Chương 3 đã cung cấp đầy đủ thơng tin về qui trình thực hiện nghiên cứu từ quy trình nghiên cứu định tính (kỹ thuật thảo luận nhóm) đến nghiên cứu định lượng (qua phần mềm SPSS 22.0). Cụ thể, tác giả thiết kế các thang đo của các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng BSC của các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.Đồng thời nghiên cứu cũng chỉ ra phương pháp chọn mẫu, kích thướcmẫu, phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu cho mơ hình nghiên cứu. Để làm rõ mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra ở những chương trước, chương tiếp theo sẽ tiếp tục phần nghiên cứu chính thức và trình bài kết quả nghiên cứu cụ thể.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 4.1 Dữ liệu nghiên cứu
Dữ liệu sau khi được thu thập từ việc khảo sát sẽ được đưa vào phần mềm SPSS để xử lý. Để đảm bảo chất lượng dữ liệu, các dữ liệu sẽ được làm sạch nhằm phát hiện và xử lý các sai sót có thể xảy ra. Các sai sót thường gặp đối với dữ liệu như các ô trống (không chứa dữ liệu) hoặc dữ liệu không hợp lý (dữ liệu không nằm trong thang đo đã được thiết kế) (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Các ơ trống có thể do nguyên nhân sai sót trong quá trình thu thập dữ liệu (đối tượng khảo sát trả lời thiếu), hoặc trong quá trình nhập dữ liệu bị bỏ sót dữ liệu. Sai sót này phát hiện bằng cách tính tổng kích thước của mẫu cho từng biến (theo từng cột trong ma trận dữ liệu) đã nhập vào phần mềm và so sánh với kích thước mẫu thực tế, biến có ơ trống sẽ có kích thước mẫu của nó nhỏ hơn kích thước thực tế (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Trường hợp dữ liệu nhập vào không hợp lý, nguyên nhân chủ yếu là do sai sót trong q trình nhập dữ liệu, có thể phát hiện bằng cách tính tần số dữ liệu theo cột (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Các sai sót sau khi được phát hiện sẽ được điều chỉnh cho chính xác.
4.2. Kết quả nghiên cứu 4.2.1 Đánh giá thang đo. 4.2.1 Đánh giá thang đo.
4.2.1.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo.
Đánh giá độ tin cậy của thang đo là đánh giá sự tương quan giữa các biến quan sát được sử dụng để đo lường một khái niệm nghiên cứu, nhằm biết được rằng liệu các biến quan sát có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong cùng một thang đo hay không. Các biến quan sát cùng đo lường một khái niệm nghiên cứu nên hệ số tương quan giữa chúng phải cao (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Trong nghiên cứu này, mơ hình thang đo mà tác giả sử dụng là mơ hình thang đo kết quả - một mơ hình thang đo địi hỏi các biến quan sát phải có mối quan hệ chặt chẽ và cùng chiều với nhau (Nguyễn Đình Thọ, 2011), vì vậy, việc đánh giá độ tin cậy rất quan trọng.
Đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s alpha. Phương pháp Cronbach’s alpha dùng để loại bỏ các câu hỏi không phù hợp và đánh giá độ
tin cậy của thang đo. Hệ số Cronbach’s alpha có giá trị biến thiên từ 0 đến 1. Về lý thuyết, Cronbach’s alpha càng lớn thì thang đo có độ tin cậy càng cao. Tuy nhiên, hệ số Cronbach’s alpha quá lớn (>0.95) cho thấy có nhiều câu hỏi trong thang đo khơng có sự khác biệt nhau, nghĩa là chúng cùng đo lường một nội dung nào đó của khái niệm nghiên cứu. Hiện tượng này được gọi là trùng lắp trong đo lường (Nguyễn Đình Thọ, 2011).
Tuy nhiên, hệ số Cronbach’s alpha chỉ cho biết các biến quan sát có liên kết với nhau hay không, nhưng không cho biết biến quan sát nào cần bỏ đi và biến quan sát nào cần giữ lại. Khi đó, hệ số tương quan biến tổng hiệu chỉnh (Corrected Item- Total Correlation) sẽ giúp loại ra những biến quan sát khơng đóng góp nhiều cho sự mơ tả cần đo.
Theo Nunnally (1978), Peterson (1994), thang đo được đánh giá chấp nhận và tốt đòi hỏi đồng thời 2 điều kiện: (1) Hệ số Cronbach’s alpha của tổng thể lớn hơn 0.6 và (2) Hệ số tương quan biến tổng hiệu chỉnh (Corrected Item-Total Correlation) lớn hơn 0.3. Với 2 điều kiện trên thang đo được đánh giá chấp nhận là đạt độ tin cậy.
- Đánh giá độ tin cây thang đo biến độc lập
Kết quả phân tích hệ số Crobach’s Alpha cho thang đo biến độc lập được thể hiện trong bảng dưới đây.