Hàm ý chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng bảng điểm cân bằng của các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn TP hồ chí minh (Trang 82 - 86)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨUVÀ BÀN LUẬN

5.2 Hàm ý chính sách

Tác giả xin đưa ra một số các hàm ý chính sách về vận dụng BSC tại các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh theo từng nhân tố và theo mức độ tác động giảm dần của từng nhân tố đến vận dụng BSC tại các doanh nghiệp xây dựng tại TP. Hồ Chí Minh. Cụ thể như sau:

5.2.1 Chiến lược kinh doanh

Kết quả nghiên cứu cho thấy chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp là một trong những nhân tố tác động đến vận dụng BSC ở các doanh nghiệp xây dựng Tp. Hồ Chí Minh. Tác giả xin đưa ra một số kiến nghị liên quan đến nhân tố này như sau:

Thứ nhất, BSC giúp chuyển hóa chiến lược và tầm nhìn của doanh nghiệp thành những mục tiêu và thước đo cụ thể thông qua việc thiết lập hệ thống đo lường thành quả hoạt động của tổ chức thơng qua bốn phương diện. Vì thế, để nâng cao hiệu quả việc vận dụng BSC vào doanh nghiệp thì trước hết cần xác định được tầm nhìn, chiến lược và mục tiêu của tổ chức. Từ mục tiêu của cơng ty, các phịng ban xác định chức năng nhiệm vụ của bộ phận, từ đó lên được kế hoạch hành động để đạt được mục tiêu của công ty. Các mục tiêu của phòng ban được đánh giá trên mức độ quan trọng và tầm ảnh hưởng.

Tiếp đến, cần cụ thể hóa chiến lược thành các mục tiêu và thước đo trên bốn phương diện tài chính, khách hàng, quy trình hoạt động kinh doanh nội bộ và học hỏi và phát triển để xây dựng Bảng cân bằng điểm cho doanh nghiệp luôn bám sát vào mục tiêu, chiến lược của đơn vị mình..

5.2.2 Mức độ tham gia của lãnh đạo cấp cao

Trước hết nhà lãnh đạo cấp cao cần có quyết tâm chắc chắn và hiểu được tầm quan trọng trong vận dụng BSC ở doanh nghiệp, trên thực tế lãnh đạo cấp cao là người đề ra chiến lược và là người có quyền quyết định đối với các hoạt động của doanh nghiệp, do đó sự ủng hộ tuyệt đối của họ dành cho BSC là rất quan trọng. Tác giả xin đưa ra một số kiến nghị liên quan đến nhân tố mức độ tham gia của lãnh đạo cấp cao như sau:

- Lãnh đạo cấp cao cần am hiểu rõ về BSC, lường trước một số trở ngại phải đương đầu và cần có sự kiên quyết thực hiện, vận dụng BSC đến cùng. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp biết trước các khó khăn và trở ngại có thể gặp phải khi triển khai BSC và đưa ra các biện pháp nhằm hạn chế, né tránh rủi ro; tránh cho doanh nghiệp kỳ vọng quá mức vào BSC; và hạn chế khả năng doanh nghiệp từ bỏ dự án nữa chừng.

- Các nhà lãnh đạo cần thường xuyên cập nhật các cơng cụ quản lý mới điển hình như BSC, tham gia thêm các khóa đào tạo và các kiến thức cần thiết cho việc quản lý điều hành doanh nghiệp.

- Mức độ tham gia của lãnh đạo cấp cao không chỉ thể hiện thông qua việc tuyên bố, hô hào thực hiện, khuyến khích thực hiện, nhưng lại không đi kèm với những hành động thiết thực, mà lãnh đạo cấp cao trong việc vận dụng BSC khơng những phải có trách nhiệm phân công trách nhiệm, công việc cho lãnh đạo cấp, hỗ trợ, hướng dẫn các nhân viên trong doanh nghiệp để thực hiện mà lãnh đạo cấp cao còn phải quyết tâm làm và thực sự làm, những hành động cụ thể mà tồn thể nhận viên có thể nhận thấy được.

5.2.3 Quy mô doanh nghiệp

Mỗi doanh nghiệp khác nhau có đặc điểm kinh doanh và quy mơ hoạt động khác nhau, tùy theo tình hình kinh doanh của doanh nghiệp mà có những chiến lược hoạt động phù hợp. Bất kỳ công cụ quản lý nào muốn thành công trong việc phát huy hiệu quả phải đáp ứng yêu cầu thiết kế dựa trên những phân tích kỹ lưỡng từ kết quả đánh giá tình hình chung của doanh nghiệp bao gồm quy mơ hoạt động, đặc điểm lĩnh vực kinh doanh và BSC cũng không ngoại lệ. Đối với Thẻ điểm cân bằng, cơng tác tìm hiểu, phân tích đặc điểm kinh doanh, quy mơ hoạt động, khả năng quản lý và tiềm lực tài chính của doanh nghiệp ln là một trong những bước đi quan trọng nhằm xác định được những mục tiêu, các thước đo cụ thể cho tất cả các phương diện của BSC sao cho phù hợp với năng lực hoạt động của doanh nghiệp.

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng quy mơ doanh nghiệp có quan hệ cùng chiều với vận dụng BSC, tuy nhiên, viê ̣c tăng Tổng tài sản (mở rộng quy mô doanh

nghiệp) la ̣i ảnh hưởng bởi hai nguồn đó là Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu, cả hai đều có ẩn chứa những rủi ro nhất đi ̣nh nếu hiệu quả quản lý quy mô doanh nghiệp không tốt. Ngoài ra, doanh nghiê ̣p cũng cần phải xem xét liệu rằng doanh nghiê ̣p có thực sự cần mở rộng quy mô hay không, bởi nếu mở rộng quy mô tạo điều kiện thuận lợi cho vận dụng BSC nhưng quản lý không tốt, hiệu quả hoạt động không phù hợp với quy mô doanh nghiệp (ROA, ROE thấp), thì doanh nghiệp cần phải xác định lại quy mơ phù hợp cho doanh nghiệp.

5.2.4 Trình độ nhân viên kế tốn

Kết quả nghiên cứu cho thấy trình độ nhân viên kế tốn là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến vận dụng BSC ở các doanh nghiệp xây dựng TP. Hồ Chí Minh. Trên thực tế, con người là nguồn tài nguyên quan trọng trong tổ chức, do đó việc đầu tư xây dựng nên một đội ngũ nhân lực nói chung và đội ngũ nhân viên kế tốn trình độ cao, chun nghiệp và nhiều kinh nghiệm sẽ là điểm thuận lợi cho việc triển khai BSC thành công.

Để thực hiện thành công công cụ quản lý như BSC, doanh nghiệp cần thành lập bộ phận chuyên trách về BSC với tất cả các thành viên đều am hiểu về BSC. Bộ phận này nên được dẫn đầu bởi cán bộ chủ chốt thuộc phịng tài chính kế tốn, vào có sự tham gia của các nhân viên kế tốn khơng chỉ có kiến thức về kế tốn tài chính và phải hiểu về kế tốn quản trị trong đó có BSC, sở dĩ đưa ra kiến nghị này là vì BSC là cơng cụ kế tốn quản trị nên đòi hỏi người lãnh đạo bộ phận này phải am hiểu về kế toán và hệ thống các thước đo thành quả hoạt động. Hoặc nến có điều kiện, doanh nghiệp cũng có thể thuê chuyên gia đào tạo cho đội ngũ này. Trong bộ phận này cũng cần có sự tham gia phối hợp của trưởng các phòng ban khác để kết hợp tốt và triển khai BSC nhanh chóng đến tồn thể nhân viên trong doanh nghiệp.

Thường thì khơng phải tất cả các thành viên trong nhóm, hay các nhân viên kế tốn đều có kiến thức đầy đủ về BSC, nên trưởng nhóm có thể chuẩn bị tài liệu, xây dựng chương trình tổ chức các buổi đào tạo về BSC, hoặc cử các cá nhân tiêu biểu tham gia các khóa đào tạo về BSC, từ đó góp phần nâng cao kiến thức, hiểu biết về BSC, có như vậy mới triển khai và vận dụng BSC thành công được.

5.2.5 Truyền thông nội bộ

Các vấn đề như thái độ và hành vi của nhân viên, sự hài lòng của nhân viên có thể là những rào cản trong việc vận dụng BSC trong doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh nói riêng. Thơng qua truyền thơng nội bộ sẽ giúp các thành viên trong tổ chức hiểu được vai trò của họ trong việc vận dụng BSC và hướng đến sự thành cơng của doanh nghiệp, để từ đó định hướng nhận thức và hành động hàng ngày của các nhân viên doanh nghiệp theo chiến lược của doanh nghiệp. Về truyền thông nội bộ, tác giả xin đưa ra một số các kiến nghị liên quan đến nhân tố này như sau:

- Việc triển khai và áp dụng BSC địi hỏi cần có sự tham gia của tất cả các nhân viên, bộ phận trong Công ty chứ không phải chỉ bộ phận phụ trách BSC là đủ. Do đó doanh nghiệp cần xây dựng các công cụ truyền thông nội bộ khác nhau để khẳng định cam kết của lãnh đạo, đồng thời hỗ trợ tạo sự nhiệt tình tham gia và đồng lòng cho tất cả nhân viên bên dưới đối với BSC. Tiếp nữa, các biện pháp truyền thông nội bộ này phải được thực hiện một cách liên tục và thường xuyên.

5.2.6 Chi phí tổ chức BSC

Trên thực tế, để có thể vận dụng BSC đòi hỏi doanh nghiệp phải tiêu tốn những khoản chi phí nhất định như chi phí tư vấn, đào tạo, chi tổ chức triển khai, chi mua phần mềm quản lý,… Tùy theo từng doanh nghiệp, từng quy mơ hoạt động mà các khoản chi phí sẽ ở mức độ khác nhau nhưng nó sẽ phát sinh trong tất cả các bộ phận, phòng ban trong tổ chức. Do đó, trước khi quyết định triển khai BSC doanh nghiệp cần phải dự tính được những chi phí liên quan đến vận dụng BSC, điều này giúp doanh nghiệp chủ động về tài chính và tránh được những thất bại khơng đáng có như thiếu hụt về tài chính, nguồn lực, dẫn đến việc vận dụng BSC môt cách nữa vời, khơng đạt được lợi ích mong đợi.

Tùy theo quy mô doanh nghiệp, mà các doanh nghiệp có thể thực hiện các giải pháp khác nhau góp phần làm giảm thiểu chi phí liên quan đến tổ chức BSC nhưng vẫn đảm bảo tính hiệu quả trong tổ chức BSC. Cụ thể như để giảm chi phí trong triển khai BSC nhưng vẫn đáp ứng yêu cầu về sự hiểu biết của nhân viên với

BSC, thì các doanh nghiệp xây dựng có thể tập trung và đào tạo các trưởng bộ phận, trưởng phịng/ ban trước, sau đó các nhà quản trị đã được đào tạo này sẽ hướng dẫn lại cho nhân viên cấp dưới về cách triển khai, thực hiện BSC.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng bảng điểm cân bằng của các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn TP hồ chí minh (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)