5. KẾT LUẬN
5.3. Hạn chế của nghiên cứu
Hạn chế về mẫu nghiên cứu
tay, do vậy, nghiên cứu rất hạn chế trong việc mở rộng mẫu nghiên cứu. Do đó, với
mẫu nghiên cứu chỉ với 70 doanh nghiệp niêm yết trên HSX trên tổng số gần 700
doanh nghiệp niêm yết trên 2 sở giao dịch là một con số thực sự hạn chế. Vì vậy
cần có cỡ mẫu lớn hơn để có thể trả lời chính xác hơn về mối quan hệ giữa thanh
khoản, quản trị doanh nghiệp và giá trị công ty tại Việt Nam.
Ngồi ra, việc quản lý việc cơng bố thơng tin cịn yếu kém nên các dữ liệu cơng bố
của doanh nghiệp chưa thực sự theo một chuẩn mực dẫn đến việc thu thập dữ liệu
tại Việt Nam rất khó khăn và tính chính xác khó đảm bảo. Đặt biệt là các quy định
về báo cáo thường niên không chặt chẽ, dẫn đến các có rất nhiều thơng tin bị
khuyết và không thể thu thập.
Hạn chế về giai đoạn nghiên cứu
Nghiên cứu chỉ đi vào giai đoạn từ 2009 đến 2014, đây là giai đọan mà nền kinh tế vĩ mô Việt Nam cũng có nhiều biến động với các vấn đề nội tại của kinh tế nước nhà (lạm phát cao, tăng trưởng kinh tế thấp)… Thị trường chứng khoán Việt Nam
biến động rất mạnh và chịu sự chi phối của các rủi ro mang tính chất hệ thống. Do đó, giá cổ phiếu, hay giá trị thị trường của doanh nghiệp khơng phản ánh thực sự chính xác các vấn đề nội tại cũng như triển vọng tăng trưởng của doanh nghiệp đó.
Hạn chế về cách tiếp cận các biến số trong mơ hình
Biến quản trị doanh nghiệp là một trong những biến chính của mơ hình. Tuy vậy,
do những đặc thù của Việt Nam, không tồn tại những biến đại diện cho quản trị
doanh nghiệp như chỉ số TD (transparency và disclosure – được xây dựng và xếp
hạng bởi hạng tín nhiệm Standard & Poor). Và cũng do tính đặc thù, bảng các tiêu chí đánh giá để tính điểm cho chỉ số quản trị doanh nghiệp cũng bị hạn chế. Ngoài ra, các biến kiểm sốt trong mơ hình CGI và mơ hình Q vẫn chưa thực sự đa dạng.