CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
4.6 Thảo luận về kết quả nghiên cứu
Ở phần trình bày trên, luận văn đã phân tích tồn bộ các nhân tố dự kiến sẽ ảnh hưởng đến hành vi quản trị lợi nhuận trên BCTC của các công ty niêm yết trên sàn HOSE, thơng qua mơ hình hồi quy tuyến tính bội. Tuy nhiên, sau khi phân tích ý nghĩa các hệ số hồi quy riêng trong mơ hình, tác giả nhận thấy nhân tố thật sự ảnh hưởng đến hành vi quản trị lợi nhuận theo mơ hình hồi quy là địn bẩy tài chính (với giá trị B=0.991 lớn hơn rất nhiều so với các biến khác).
Đối với giả thiết H1: Địn bẩy tài chính có ảnh hưởng đến hành vi quản trị lợi nhuận.
Kết quả hồi quy cho thấy biến Đòn bẩy tài chính (DONBAY) có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Cụ thể là biến DONBAY có ảnh hưởng đồng biến đối với Biến
QTLN = 0.641 - 0.43 KIEMTOAN - 0.14 HDQT + 0.213 DAUTU - 0.096 QUYMO + 0.991 DONBAY
phụ thuộc - Hành vi quản trị lợi nhuận với giá trị B=0.991. Đây là biến có mức độ ảnh hưởng mạnh nhất đối với hành vi quản trị lợi nhuận. Như vậy nghĩa là giả thiết H1 được chấp nhận. Điều này có nghĩa là địn bẩy tài chính của cơng ty càng cao thì hành vi quản trị lợi nhuận của công ty cũng càng cao. Kết quả này cũng giống như nghiên cứu trước đây của Watts & Zimmerman (1986, 1990) và Trần Thị Mỹ Tú (2014) nhưng khác với nghiên cứu trước đây của Nasrollah Takhtaei et al. (2013) cho thấy có mối quan hệ nghịch biến
Đối với giả thiết H2: Đa dạng đầu tư có mối quan hệ đồng biến với hành vi quản trị lợi nhuận.
Kết quả hồi quy cho thấy biến Đa dạng đầu tư (DAUTU) có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Cụ thể là biến DONBAY có ảnh hưởng đồng biến đối với Biến phụ thuộc - Hành vi quản trị lợi nhuận với giá trị B=0.213. Đây là biến có mức độ ảnh hưởng ở mức trung so với các biến độc lập khác trong mơ hình. Điều này có nghĩa là giả thiết H2 được chấp nhận. Điều này có nghĩa là cơng ty càng đa dạng đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh, liên kết thì hành vi quản trị lợi nhuận của công ty cũng tăng theo. Kết quả này không giống như nghiên cứu trước đây của Nasrollah Takhtaei et al. (2013) cho thấy có mối quan hệ nghịch biến.
Đối với giả thiết H3: Biến tích hợp địn bẩy tài chính với đa dạng đầu tư có mối quan hệ đồng biến với hành vi quản trị lợi nhuận.
Kết quả ở trên, biến DONBAYDD đã bị loại khỏi mơ hình, điều này có nghĩa là giả thiết H3 bị bác bỏ. Kết quả này khác với nghiên cứu trước đây của Nasrollah Takhtaei et al. (2013) cho thấy có mối quan hệ đồng biến.
Đối với giả thiết H4: Quy mơ cơng ty có ảnh hưởng đến hành vi quản trị lợi nhuận.
Kết quả hồi quy cho thấy biến Quy mơ cơng ty (QUYMO) có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Cụ thể là biến QUYMO có ảnh hưởng nghịch biến đối với Biến phụ thuộc - Hành vi quản trị lợi nhuận với giá trị B= - 0.096. Đây là biến có mức độ ảnh hưởng thấp nhất so với các biến độc lập khác trong mơ hình. Tuy nhiên, kết quả này cho thấy là giả thiết H4 được chấp nhận. Điều này có nghĩa là cơng ty càng có quy
mơ lớn thì hành vi quản trị lợi nhuận của công ty sẽ được hạn chế. Kết quả này giống với nghiên cứu Dwi Lusi Tyasing Swastika (2013), Trần Thị Mỹ Tú (2014) là mối quan hệ nghịch biến và ngược lại so với nghiên cứu của Phan Thị Thanh Trang (2015) và của Beasley (2000).
Đối với giả thiết H5: Mức độ quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết có quan hệ nghịch biến với quy mơ và chất lượng cơng ty kiểm tốn.
Kết quả hồi quy cho thấy biến Chất lượng kiểm tốn (KIEMTOAN) có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Cụ thể là biến KIEMTOAN có ảnh hưởng nghịch biến đối với Biến phụ thuộc - Hành vi quản trị lợi nhuận với giá trị B= - 0.43. Đây là biến có mức độ ảnh hưởng xếp thứ 2 so với các biến độc lập khác trong mơ hình. Như vậy nghĩa là giả thiết H4 được chấp nhận. Điều này có nghĩa là quy mô và chất lượng công ty kiểm tốn cho cơng ty càng tốt thì hành vi quản trị lợi nhuận của công ty sẽ càng được hạn chế. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu trước đây của Kinney và Martin (1994), Allane (1980) , Becker et al. (1998), Dwi Lusi Tyasing Swastika (2013), Trần Thị Mỹ Tú (2014) và Phan Thị Thanh Trang (2015) nhưng lại khác so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Uyên Phương (2014) và Iram Naz et al. (2015) cho kết quả không ảnh hưởng.
Đối với giả thiết H6: Tăng tỷ lệ thành viên Hội đồng quản trị không điều hành sẽ làm giảm hành vi quản trị lợi nhuận.
Kết quả hồi quy cho thấy biến Tỷ lệ độc lập HDQT (HDQT) có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Cụ thể là biến HDQT có ảnh hưởng nghịch biến đối với Biến phụ thuộc - Hành vi quản trị lợi nhuận với giá trị B= - 0.14. Đây là biến có mức độ ảnh hưởng thấp thứ 2 so với các biến độc lập khác trong mơ hình. Tuy nhiên, kết quả này có nghĩa là giả thiết H4 được chấp nhận. Điều này có nghĩa là hội đồng quản trị của cơng ty càng có tỷ lệ độc lập cao thì hành vi quản trị lợi nhuận của công ty sẽ được hạn chế. Kết quả này cũng giống như nghiên cứu trước đây của Trần Thị Mỹ Tú (2014) và Giáp Thị Liên (2014) nhưng khác với nghiên cứu trước đây của Dwi Lusi Tyasing Swastika (2013) là khơng có ý nghĩa khảo sát.
TỔNG KẾT CHƯƠNG 4
Sau khi dữ liệu được xử lý trên phần mềm SPSS 20.0. Luận văn đã trình bày được các nhân tố ảnh hưởng cũng như mức độ tác động đến hành vi quản trị lợi nhuận trên BCTC của các cơng ty niêm yết trên sàn HOSE. Qua đó cũng xác định được trong 6 nhân tố ảnh hưởng được xây dựng ban đầu có tác động đến hành vi quản trị lợi nhuận thì chỉ có 5 đặc điểm là địn bẩy tài chính, đa dạng đầu tư, quy mơ cơng ty, chất lượng kiểm tốn và tỷ lệ độc lập HDQT là có ảnh hưởng đến đến hành vi quản trị lợi nhuận đúng theo giả thuyết ban đầu mà luận văn đã đưa ra. Cùng với kết quả đó, trong chương 4 tác giả cũng tiến hành so sánh kết quả luận văn đạt được với các nghiên cứu trước.