Phân tích hồi quy và kiểm định giả thiết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng nhận thức sản phẩm nhãn hiệu riêng đến ý định mua hàng, nghiên cứu trường hợp kênh siêu thị tại TP hồ chí minh (Trang 44)

CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

3.4 Nghiên cứu định lượng

3.4.3.3 Phân tích hồi quy và kiểm định giả thiết

Sau khi hoàn tất việc phân tích đánh giá độ tin cậy thang đo (sử dụng hệ số tin cậy Cronbach Alpha) và đánh giá giá trị khái niệm của thang đo (phân tích nhân tố khám phá EFA), các biến không đảm bảo độ giá trị hội tụ tiếp tục bị loại khỏi mơ hình cho đến khi các tham số được nhóm theo các nhóm biến.

Hồi quy bội dùng để kiểm định tác động của nhiều biến độc lập (CHATLUONG, GIANHANTHUC, GIATRI, RUIRO) vào một biến phụ thuộc (YDINH), (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

Trước tiên cần thực hiện phân tích tương quan nhằm kiểm định mối tương quan tuyến tính giữa các biến trong mơ hình: giữa các biến độc lập và biến phụ thộc và giữa các biến độc lập với nhau. Sử dụng hệ số tương quan Pearson r để lượng hóa mức độ chặt chẽ mối liên hệ tuyến tính giữa hai biến định lượng. Giá trị tuyệt đối của hệ số Pearson càng gần đến 1 thì hai biến có mối tương quan tuyến tính càng chặt chẽ. Giá trị này bằng 0 chỉ ra rằng hai biến khơng có mối quan hệ tuyến tính (Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

Trong mơ hình nghiên cứu, kỳ vọng có mối tương quan tuyến tính giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc.

Khi đánh giá mơ hình hồi qui tuyến tính bội, hệ số R2 được dùng để đánh giá độ phù hợp của mơ hình nghiên cứu. Hệ số xác định R2 được chứng minh là hàm không giảm theo số lượng biến đưa vào mơ hình. Hệ số R2có xu hướng tăng thuận chiều với số lượng biến đưa vào mơ hình, càng đưa thêm biến độc lập vào mơ hình thì R2 càng tăng, tuy nhiên điều này cũng được chứng minh rằng khơng phải phương trình càng có nhiều biến sẽ càng phù hợp hơn với dữ liệu (tức là tốt hơn). Như vậy R2 có khuynh hướng là một ước lượng lạc quan của thước đo sự phù hợp của mơ hình đối với dữ liệu trong trường hợp có hơn 1 biến giải thích trong mơ hình. Mơ hình thường khơng phù hợp với dữ liệu thực tế như giá trị R2 thể hiện. Do đó, hệ số R2 điều chỉnh cũng được sử dụng để phản ánh sát hơn mức độ phù hợp của mơ hình hồi quy tuyến tính bội vì nó khơng phụ thuộc vào độ lệch phóng đại của R2 (Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

Kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mơ hình bằng phép kiểm định F. Trị số F được tính từ R2 của mơ hình đầy đủ, giá trị Sig. rất nhỏ cho thấy sẽ an toàn khi bác bỏ giả thuyết H0 cho rằng tất cả các hệ số hồi quy bằng 0 (ngoại trừ hằng số), mơ hình hồi quy tuyến tính xây dựng được phù hợp với dữ liệu và có thể sử dụng (Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

Xác định mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập đến biến phụ thuộc: nhân tố có hệ số β lớn hơn thì có thể nhận xét rằng nhân tố đó có mức độ ảnh hưởng cao hơn các nhân tố khác. Đồng thời xem tác động của biến phụ thuộc đến biến độc lập như thế nào, nếu hệ số tương quan là âm điều đó có nghĩa là chúng có quan hệ trái chiều cịn nếu là dương điều đó có nghĩa là chúng có quan hệ cùng chiều và nếu hệ số hồi quy có giá trị lớn (trị tuyệt đối) nghĩa là với một sự thay đổi về nhận thức sản phẩm dẫn đến một sự thay đổi lớn về ý định mua hàng của người tiêu dùng.

Bênh cạnh đó, cần kiểm tra khơng có hiện tượng đa cộng tuyến bằng hệ số phóng đại phương sai VIF (VIF < 10), (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)

3.4.3.4 Phân tích ảnh hƣởng của các đặc điểm cá nhân

Các yếu tố đặc điểm cá nhân được phân tích trong đề tài nghiên cứu này là giới tính, tuổi, trình độ học vấn, thu nhập của người tiêu dùng

Kiểm định giả thuyết về trị trung bình của hai tổng thể - trường hợp mẫu độc lập (Independent – sample T-test) được sử dụng để kiểm định sự khác biệt về ý định mua hàng giữa hai giới tính nam nữ, giữa hai nhóm tuổi khác nhau. Trước khi tiến hành kiểm định này, ta cần kiểm định sự bằng nhau của hai phương sai tổng thể - kiểm định Levene. Kết quả kiểm định Levene sẽ ảnh hưởng đến việc lựa chọn kiểm định trung bình với phương sai bằng nhau hay kiểm định trung bình với phương sai khác nhau tiếp theo (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

Phân tích ANOVA dùng để xác định ảnh hưởng của các biến trình độ học vấn, thu nhập đến ý định mua hàng. Đây là phương pháp so sánh trung bình từ ba đám đơng trở lên. Kết quả của ANOVA cho biết các trung bình có sự khác nhau hay khơng. Tuy nhiên nó khơng cho biết trung bình nào khác nhau. Để biết điều này, cần tiến hành thêm kiểm định hậu ANOVA (ANOVA post hoc tests).

Tóm tắt chƣơng 3

Chương 3 trình bày phương pháp thực hiện nghiên cứu nhằm đạt được các mục tiêu đề ra. Quá trình này gồm hai bước:

- Bước 1, nghiên cứu định tính với kỹ thuật thảo luận nhóm nhằm bổ sung và hiệu chỉnh các thang đo các biến trong mơ hình.

- Bước 2, nghiên cứu định lượng thực hiện bằng cách phỏng vấn bằng bảng câu hỏi qua email và trực tiếp. Sau đó dữ liệu sẽ được xử lý và phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0 để kiểm định các thang đo và sự phù hợp của mơ hình lý thuyết.

Trong chương tiếp theo, tác giả sẽ trình bày kết quả phân tích dữ liệu bao gồm: kết quả đánh giá thang đo, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy, T-test, Annova.

CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương 3 tác giả đã trình bày phương pháp nghiên cứu, xây dựng thang đo các khái niệm. Chương này tác giả sẽ trình bày kết quả nghiên cứu của đề tài, đồng thời hoàn chỉnh các thang đo và các kết quả kiểm định mơ hình lý thuyết và các giả thuyết nghiên cứu bằng phương pháp hồi quy bội, T-test và ANOVA với phần mềm SPSS 20.

4.1 Mô tả mẫu

4.1.1 Phƣơng pháp thu thập dữ liệu và tỷ lệ hồi đáp

Nghiên cứu được thực hiện với đối tượng khảo sát là người tiêu dùng tại Tp. Hồ Chí Minh. Tổng cộng có 278 bảng câu hỏi được phát ra, thu về 243 bảng, loại ra 31 bảng khơng đạt u cầu, cịn lại 212 bảng được mã hoá và đưa vào xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 20. để phân tích.

4.1.2 Mô tả thông tin mẫu

Kết quả thống kê cho thấy:

- Siêu thị đi thường xuyên: khi lần lượt hỏi 212 người thì có đến 156 người (chiếm 49,2 %) trả lời thường đi siêu thị Coopmart, 134 người (chiếm 42,3%) trả lời là siêu thị BigC, 18 người (chiếm 5,7%) trả lời là siêu thị Metro và 9 người (chiếm 2,8%) người trả lời là khác. Như vậy người tiêu dùng thường đi siêu thị Coopmart, sau đó là siêu thị BigC, Metro… Vì một người có thể có một hoặc nhiều lựa chọn siêu thị thường xuyên đi nên tổng số siêu thị thường xuyên đi sẽ lớn hơn số người tham gia trả lời đạt yêu cầu (317 so với 212).

Bảng 4.1 Đặc điểm siêu thị đi thường xuyên

Siêu thị Người trả lời

Tỷ lệ các trường hợp Số người Tỷ lệ Coopmart 156 49,20% 73,60% BigC 134 42,30% 63,20% Metro 18 5,70% 8,50% Khác 9 2,80% 4,20% Tổng 317 100.00% 149.50%

- Về giới tính, có 97 người được phỏng vấn là nam, chiếm tỷ lệ 45,8%. Số người tiêu dùng được phỏng vấn là 115, chiếm 54,2% c òn lại.

- Về độ tuổi, đối tượng phỏng vấn đa phần là thanh niên. Cụ thể, số người dưới 18 tuổi chỉ là 3 người, chiếm tỷ lệ rất nhỏ 1.4%. Từ 18 đến dưới 25 tuổi là 111 người, chiếm phần lớn tỷ lệ là 52,4%. Tiếp theo đó là người tiêu dùng độ tuổi từ 26 đến 35 tuổi bao gồm 82 người, chiếm tỷ lệ khá cao 38,7%. Từ 36 đến 45 tuổi có chỉ 11 người, với tỷ lệ 5,2%. Còn lại là 5 người trên 45 tuổi, chiếm 2,4% số người tiêu dùng được phỏng vấn.

- Về trình độ học vấn, có 7 người có trình độ Trung học Phổ thông trở xuống, chiếm 3,3%. Thấp nhất là trình độ Trung cấp, chỉ có 5 người, chiếm 2,4%. Các đối tượng phỏng vấn chủ yếu có trình độ bậc Đại hoc, Cao đẳng với 165 người, chiếm đến hơn 1/4 (77.8%). Bậc trên Đại học cũng chiếm tỷ lệ nhiều 16,5% với 35 người

- Về thu nhập hàng tháng, trong số các đối tượng phỏng vấn, nhóm có thu nhập

thấp, dưới 5 triệu đồng chiếm tỷ lệ cao nhất 43,9% với 93 người. Tiếp theo sau là nhóm từ 5 - 10 triệu với 90 người, chiếm tỷ lệ 42,5%. Số người có thu nhập từ 11 – 15 triệu đồng là 17 người, chiếm tỷ lệ 8,0% và thấp nhấp là nhóm trên 15 triệu đồng, chỉ có 5,7% với 12 người.

Bảng 4.2 Mô tả nhân khẩu học

Phân bố mẫu Số người Tỷ lệ %

Giới tính Nam 97 45,8

Nữ 115 54,2

Độ tuổi Dưới 18 tuổi 3 1,4

18 – 25 tuổi 111 52,4 26 – 35 tuổi 82 38,7 36 – 45 tuổi 11 5,2 Trên 45 tuổi 5 2,4 Trình độ học vấn THPT trở xuống 7 3,3 Trung cấp 5 2,4 Cao đẳng, Đại học 165 77,8 Trên Đại học 35 16,5

Thu nhập hàng tháng Dưới 5 triệu đồng 93 43,9

5- 10 triệu đồng 90 42,5

11-15 triệu đồng 17 8,0

Trên 15 triệu đồng 12 5,7

Nguồn: Kết quả xử lý từ dữ liệu điều tra của tác giả

4.2 Kiểm định và đánh giá thang đo

Việc kiểm định và đánh giá thang đo được thực hiện qua 2 bước. Bước 1 thực hiện phân tích Cronbach Alpha nhằm loại ra những biến quan sát khơng đóng góp vào việc mơ tả khái niệm cần đo. Bước 2 thực hiện phân tích nhân tố khám phá (EFA) nhằm kiểm tra độ giá trị của thang đo các khái niệm nghiên cứu.

4.2.1 Phân tích Cronbach Alpha

Tác giả tiến hành kiểm định độ tin cậy của thang đo với từng thành phần trong các yếu tố của mơ hình nghiên cứu đề nghị bao gồm: nhận thức về chất lượng (CHATLUONG), nhận thức về giá (GIANHANTHUC), nhận thức về giá trị (GIATRI), nhận thức về rủi ro (RUIRO), ý định mua hàng (YDINH).

Bảng 4.3 Kết quả kiểm định thang đo bằng Cronbach alpha

Biến quan sát Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến Tương quan biến tổng Cronbach Alpha nếu loại biến

Thang đo Nhận thức về chất lƣợng (CHATLUONG) : Cronbach alpha = 0,821

CHATLUONG 1 9,31 5,211 0,523 0,830

CHATLUONG 2 10,09 4,740 0,710 0,743

CHATLUONG 3 9,84 4,846 0,696 0,750

CHATLUONG 4 10,17 4,878 0,654 0,769

Thang đo Nhận thức về giá (GIANHANTHUC) : Cronbach alpha = 0,777

GIANHANTHUC 1 16,89 10,433 0,425 0,771 GIANHANTHUC 2 16,98 9,971 0,519 0,746 GIANHANTHUC 3 17,12 10,174 0,531 0,742 GIANHANTHUC 4 16,79 10,497 0,479 0,755 GIANHANTHUC 5 16,84 10,758 0,569 0,737 GIANHANTHUC 6 16,83 9,883 0,656 0,712

Thang đo Nhận thức về giá trị (GIATRI) : Cronbach alpha = 0,812

GIATRI 1 12,66 4,995 0,569 0,795

GIATRI 2 12,02 5,023 0,670 0,747

GIATRI 3 12,15 4,808 0,679 0,741

GIATRI 4 12,18 4,994 0,611 0,773

Thang đo Nhận thức về rủi ro (RUIRO) : Cronbach alpha = 0,513

RUIRO 1 9,97 3,188 0,345 0,401

RUIRO 2 10,08 4,391 0,020 0,667

RUIRO 3 10,47 3,065 0,485 0,276

RUIRO 4 9,74 3,160 0,427 0,327

Thang đo Ý định mua hàng (YDINH) : Cronbach alpha = 0,799

YDINH 1 9,32 5,791 0,479 0,806

YDINH 2 9,84 5,216 0,612 0,751

YDINH 3 9,72 4,211 0,679 0,715

YDINH 4 9,94 4,333 0,700 0,701

Nguồn: Kết quả xử lý từ dữ liệu điều tra của tác giả

Kết quả phân tích cho thấy Cronbach Alpha của các nhận thức về chất lượng (4 biến quan sát), nhận thức về giá (6 biến quan sát), nhận thức về giá trị (4 biến quan sát) và ý định mua hàng (4 biến quan sát) đều lớn hơn 0,6 và có hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát lớn hơn 0,3.

Riêng nhận thức về rủi ro, có hệ số Cronbach Alpha nhỏ hơn 0,6 (0,516) và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát RUIRO 2 là 0,020, nhỏ hơn 0,3. Khi không

có biến này thì thang đo RUIRO hệ số Cronbach anpha tăng lên đến 0,667. Do đó biến RUIRO 2 sẽ bị loại bỏ và không sử dụng cho các nghiên cứu tiếp theo.

Như vậy có 21 biến đảm bảo độ tin cậy được đưa vào phân tích nhân tố khám phá.

4.2.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Tất cả các biến quan sát đạt được độ tin cậy sẽ tiếp tục đưa vào phân tích nhân tố khám phá (EFA) để trích ra các phát biểu khơng phù hợp và nhóm các phát biểu có liên hệ tương quan thành các nhóm nhân tố mới. Khi phân tích EFA, để đánh giá độ tin cậy của thang đo thì chiến lược tốt nhất là ta sử dụng phân tích EFA cho tất cả các thang đo cùng một lúc (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

Theo kết quả phân tích EFA được thể hiện trong bảng 4.4 thì:

- Hệ số KMO = 0,789, lớn hơn 0,5 thể hiện sự phù hợp của phân tích nhân tố với dữ liệu nghiên cứu.

- Kiểm định Bartlett’s có mức ý nghĩa Sig là 0,00, nhỏ hơn 0,05 ; điều đó cho thấy các biến quan sát có tương quan với nhau xét trên phạm vi tổng thể.

- Có 5 nhân tố được trích ra từ phân tích EFA tương ứng với 5 nhóm nhân tố từ nghiên cứu lý thuyết.

- Phương sai trích được là 61,375% thể hiện rằng 5 nhân tố rút ra được giải thích 61,357%

- Hệ số Eigenvalue là 1,321.

Như vậy, sau khi phân tích Crobach anpha và EFA, mơ hình lý thuyết khơng có sự điều chỉnh và chỉ có thay đổi các biến quan sát. Từ 22 biến ban đầu, còn lại 21 biến quan sát, chia thành 5 nhân tố với tên gọi không đổi như sau:

- Nhân tố 1: nhận thức về chất lượng, bao gồm 4 biến quan sát. - Nhân tố 2: nhận thức về giá, bao gồm 6 biến quan sát

- Nhân tố 3: nhận thức về giá trị bao gồm 4 biến quan sát. - Nhân tố 4: nhận thức về rủi ro bao gồm 3 biến quan sát. - Nhân tố 5: ý định mua hàng bao gồm 4 biến quan sát.

Bảng 4.4 Kết quả phân tích EFA

Biến Nhân tố Tên nhân tố

1 2 3 4 5 CHATLUONG 1 0,097 0,282 0,674 0,076 0,051 Nhận thức về chất lượng CHATLUONG 2 0,112 -0,111 0,830 0,177 0,074 CHATLUONG 3 0,059 0,112 0,797 0,231 -0,086 CHATLUONG 4 -0,002 -0,088 0,838 0,093 0,043 GIANHANTHUC 1 0,521 0,046 0,175 0,204 -0,055 Nhận thức về giá GIANHANTHUC 2 0,705 -0,063 -0,057 0,120 -0,140 GIANHANTHUC 3 0,671 0,040 0,113 0,186 -0,091 GIANHANTHUC 4 0,689 0,107 -0,090 -0,032 0,226 GIANHANTHUC 5 0,632 0,111 0,165 0,294 0,130 GIANHANTHUC 6 0,777 0,201 0,056 0,116 0,180 GIATRI 1 0,192 0,729 0,047 -0,026 -0,049 Nhận thức về giá trị GIATRI 2 0,058 0,801 0,100 -0,002 0,123 GIATRI 3 0,076 0,825 -0,025 0,051 0,074 GIATRI 4 -0,014 0,789 0,005 0,163 0,062 RUIRO 1 0,025 -0,014 0,021 -0,038 0,735 Nhận thức về rủi ro RUIRO 3 0,083 0,045 0,061 0,035 0,779 RUIRO 4 -0,010 0,148 -0,015 0,016 0,761 YDINH 1 0,224 0,227 -0,015 0,655 0,170 Ý định mua hàng YDINH 2 0,238 -0,037 0,173 0,729 0,046 YDINH 3 0,164 0,023 0,222 0,782 -0,050 YDINH 4 0,130 0,026 0,212 0,814 -0,134 Eigenvalues 4,881 2,732 2,154 1,798 1,321 Phƣơng sai trích (%) 13,939 13,046 12,896 12,176 9,301 61,357 Cronbach Alpha 0,777 0,812 0,821 0,799 0,667 Sig. 0,000 KMO 0,789

Nguồn: Kết quả xử lý từ dữ liệu điều tra của tác giả. 4.3 Phân tích hồi quy

Dựa trên kết quả phân tích Cronbach anpha và EFA, tác giả tiến hành phân tích tương quan và phân tích hồi quy. Các phân tích này được thực hiện với 4 biến độc lập (CHATLUONG, GIANHANTHUC, GIA TRI, RUI RO) và biến phụ thuộc (YDINH).

Giá trị của các yếu tố được dùng để phân tích hồi qui là giá trị trung bình của các biến quan sát đã được kiểm định.

4.3.1 Phân tích tƣơng quan

Chúng ta xét mối tương quan tuyến tính giữa các thành phần của nhận thức sản phẩm (CHATLUONG, GIANHANTHUC, GIATRI, RUIRO) và ý định mua hàng (YDINH) thông qua ma trận tương quan với giá trị kiểm định là hệ số tương quan Pearson.

Kết quả phân tích tương quan cho thấy có sự tương quan tuyến tính giữa các biến CHATLUONG, GIANHANTHUC, GIATRI, RUIRO với biến YDINH. Trong đó, biến GIANHANTHUC có tương quan mạnh nhất với hệ số Pearson là 0,439, kế tiếp là biến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng nhận thức sản phẩm nhãn hiệu riêng đến ý định mua hàng, nghiên cứu trường hợp kênh siêu thị tại TP hồ chí minh (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)