CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
4.6. Thảo luận kết quả nghiên cứu
4.6.1. So sánh kết quả nghiên cứu với thực tiễn tại bệnh viện
Nghiên cứu đã khám phá ra 6 nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại bệnh viện. Trong đó, nhân tố “Mơi trường kiểm sốt” và “Đánh giá rủi ro” là hai nhân tố tác động mạnh nhất đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB. Kết quả trên hoàn toàn hợp lý với thực tiễn. Vì tại các bệnh viện khi thực hiện mơi trường kiểm soát tốt tức là các nhà quản lý giúp cho các nhân viên của mình thực hiện tốt nội quy, chuẩn mực chuyên môn của bệnh viện, tuân thủ đúng pháp luật. Chính vì vậy, bệnh viện ngày càng nâng cao uy tín và tạo sự tin cậy cho bệnh nhân.
Nhân tố “Thông tin và truyền thông” tác động mạnh thứ ba đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ. Vì khi thơng tin và truyền thông tại bệnh viện ngày càng phát triển sẽ giúp Ban Giám Đốc bệnh viện, nhân viên quản lý có những thơng tin kịp thời nhằm khắc phục những khó khăn kịp thời, và phát huy những năng lực hiện có. Nhân tố “Hoạt động kiểm sốt”, “Giám sát”, “Văn hóa đạo đức” cũng tác động mạnh đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB. Trong đó nhân tố “Văn hóa đạo đức” tác động yếu nhất. Vì chỉ có đơn vị có văn hóa đạo đức cao thì nhà quản lý ln quan tâm, lắng nghe và tiếp nhận những ý kiến đóng góp của nhân viên. Thực hiện việc khen thưởng và kỷ luật là động lực phấn đấu cho đội ngũ nhân viên. Chính vì vậy, văn hóa đạo đức ở mọi đơn vị khác nhau thì tính hữu hiệu của hệ thống KSNB khác nhau.
4.6.2. So sánh kết quả nghiên cứu với các nghiên cứu trước
So với nghiên cứu của Hồ Tuấn Vũ (2016), nghiên cứu này cho rằng có bảy nhân tố tác động đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các ngân hàng thương mại Việt Nam: (1) Mơi trường kiểm sốt, (2) Đánh giá rủi ro, (3) Thông tin và truyền thông, (4) Hoạt động kiểm sốt, (5) Giám sát, (6) Thể chế chính trị, (7) Lợi ích nhóm thì nghiên cứu của tác giả chọn 5 nhân tố: (1) Mơi trường kiểm sốt, (2) Đánh giá rủi ro, (3) Hoạt động kiểm sốt, (4) Thơng tin và truyền thông, (5) Giám sát và thêm nhân tố “Văn hóa đạo đức” bổ sung cho tác động đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB. Đây là nhân tố thích hợp tại các bệnh viện cơng trực thuộc Sở Y tế. Kết quả nghiên cứu của tác giả cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Hồ Tuấn Vũ cho thấy mức độ tác động đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB chủ yếu là các nhân tố đánh giá rủi
ro, hoạt động kiểm sốt, thơng tin và truyền thông. Nhân tố Lợi ích nhóm tác động khơng đáng kể đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB trong các ngân hàng thương mại Việt Nam đối với nghiên cứu của Hồ Tuấn Vũ. Trong nghiên cứu của tác giả thì nhân tố văn hóa đạo đức mặc dù có tác động đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB nhưng tác động không đáng kể.
So với nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Lý (2016), nghiên cứu này cho rằng có năm nhân tố tác động đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB: (1) Môi trường kiểm sốt, (2) Đánh giá rủi ro, (3) Thơng tin và truyền thơng, (4) Hoạt động kiểm sốt, (5) Giám sát thì nghiên cứu của tác giả bổ sung nhân tố Văn hóa đạo đức. Kết quả nghiên cứu của tác giả cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Lý là nhân tố tác động mạnh đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB là mơi trường kiểm sốt và đánh giá rủi ro.
TÓM TẮT CHƯƠNG 4
Chương này đã trình bày các kết quả có được từ việc phân tích dữ liệu thu thập. Trong đó, mẫu nghiên cứu N = 300. Đã được thống kê theo độ tuổi, trình độ học vấn, hơn nhân, kinh nghiệm, thời gian giữ chức vụ đối với các đối tượng được khảo sát. Qua đánh giá sơ bộ thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s alpha và kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA, mơ hình nghiên cứu được giữ nguyên 6 nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ.