CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
4.1. Tổng quan về Sở Y tế TP.HCM và các bệnh viện trực thuộc Sở Y tế TP.HCM
4.1.2. Vị trí, chức năng của Sở Y tế
Sở Y tế là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về y tế, bao gồm: Y tế dự phòng, khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, giám định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần, y dược cổ truyền, trang thiết bị Y tế, dược, mỹ phẩm, an toàn thực phẩm, bảo hiểm y tế, dân số - kế hoạch hóa gia đình, sức khỏe sinh sản và cơng tác y tế khác trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
Sở Y tế có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, chịu sự chỉ đạo quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Y tế
- Giai đoạn 1975-1986: Trước những khó khăn, thách thức trong những ngày
đầu sau giải phóng, tình hình dịch bệnh ln hồnh hành như dịch tả, thương hàn, dịch hạch, não mô cầu, sốt rét, bại liệt…mà nguyên nhân do môi trường vệ sinh, kiến thức và hành vi của người dân còn yếu. Với phương châm y tế phải “gần dân, thuận lợi cho
dân”, “Phịng bệnh là chính, điều trị là quan trọng”, để giúp cho người dân chủ động phòng tránh bệnh, Ngành y tế triển khai thống nhất hệ thống y tế từ trên xuống dưới phục vụ công tác phịng bệnh, chữa bệnh đó là Trung tâm y tế quận/huyện, vừa kết hợp khám chữa bệnh, với dự phòng và 100% các Phường-Xã có trạm y tế, có bác sĩ, nữ hộ sinh, quản lý xã hội, bệnh mãn tính và mạng lưới y học dân tộc. Triển khai phong trào 5 dứt điểm và xây dựng 3 cơng trình vệ sinh, sau đó là 10 điểm trong chương trình săn sóc sức khỏe ban đầu tại các trạm y tế, góp phần làm giảm và khống chế được các dịch bệnh như sốt rét, bại liệt, tả, thương hàn, uốn ván sơ sinh…giảm tỷ lệ phát triển dân số, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, tăng tỷ lệ tiêm chủng, giảm tỷ lệ mù lòa, tăng sử dụng các bài thuốc y học cổ truyền góp phần khắc phục tình trạng khan hiếm thuốc men sau giải phóng.
- Giai đoạn 1986-2004: Đây là giai đoạn đánh dấu sự chuyển mình mạnh mẽ
của Ngành y tế Thành phố bởi tính năng động, dám nghỉ dám làm của những người thầy thuốc của Thành phố trẻ. Ngay từ những năm 1985, với tầm nhìn chiến lược, lãnh đạo Ngành y tế đã có kế hoạch phát triển các đơn vị y tế chuyên sâu, đầu ngành như Ung bướu, Chấn thương Chỉnh hình, Mắt, Phụ sản, Nhi, Da liễu, Tai Mũi Họng, Truyền máu huyết học, Răng Hàm Mặt, Lao và Bệnh phổi, Bệnh nhiệt đới…mà sau này có những lĩnh vực kỹ thuật ngang tầm khu vực và thế giới như phẫu thuật tim, phẫu thuật Phaco, phẫu thuật sức môi hở hàm ếch, phẫu thuật vẹo và cong cột sống.
- Giai đoạn 2005-2016: Cùng với tiến trình hội nhập và phát triển của đất nước
thì những vấn đề gia tăng dân số, thay đổi mơ hình bệnh tật, nhiều bệnh dịch mới nổi, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân tăng lên, lúc này Bộ Chính trị đã có Nghị quyết số 46 về công tác bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới. Hệ thống y tế cơ sở thêm một bước phát triển mới, năm 2007 theo chỉ đạo của Bộ Y tế, từ cơ sở ban đầu là các Trung tâm y tế quận/huyện đã tách ra thành 3 bộ phận: Bệnh viện quận huyện, Phòng y tế quận huyện và Trung tâm y tế dự phòng quận huyện. Đến nay, hệ thống mạng lưới y tế cơ sở được phát triển rộng khắp với 23 bệnh viện quận huyện; 24 Phòng y tế quận huyện, 24 Trung tâm y tế dự phòng quận huyện, 319 trạm y tế xã, phường, thị trấn và mạng lưới nhân viên y tế thôn bản.
Hơn 40 năm qua kể từ ngày thống nhất đất nước, tuy có lúc phải trải qua những thăng trầm, khó khăn, thiếu thốn nhưng hoạt động chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức
khỏe nhân dân của Ngành y tế Thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được những thành tựu vẻ vang bằng chính sự nỗ lực của tập thể cán bộ Ngành y tế Thành phố, bản lĩnh và sự năng động sáng tạo của tập thể Lãnh đạo Sở Y tế và các đơn vị qua các thời kỳ.
4.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của các bệnh viện trực thuộc Sở Y tế
Khám, chữa bệnh và phục hồi chức năng
Luôn tiếp nhận, khám, cấp cứu, chữa bệnh và phục hồi chức năng cho bệnh nhân, tư vấn các vấn đề liên quan tới các bệnh cơ xương khớp, chấn thương chỉnh hình…tham gia khám giám định y khoa theo yêu cầu của Hội đồng Giám định Y khoa, phục hồi chức năng sau điều trị và phục hồi chức năng cộng đồng cho bệnh nhân, thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Bộ Y tế.
Nghiên cứu khoa học
Tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Y tế về định hướng công tác nghiên cứu khoa học, nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ, thử nghiệm lâm sàng và triển khai khoa học kỹ thuật tiên tiến thuộc chuyên ngành nâng cao sức khỏe nhân dân.
Chủ trì và tham gia thực hiện các cơng trình nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Bộ, Nhà nước; Tổ chức các Hội nghị khoa học cấp Bệnh viện, ngành, khu vực, quốc tế.
Tổ chức các chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học trong nước và hợp tác quốc tế
Đào tạo cán bộ
Là cơ sở thực hành về chuyên khoa các bệnh chấn thương chỉnh hình, tai mũi họng, răng hàm mặt.. của Trường Đại học Y Hà Nội, một số trường Đại học, Cao đẳng, Trung học Y, Dược khác.
Đào tạo và tham gia đào tạo cán bộ chuyên khoa ở bậc Sau đại học, Đại học, Cao đẳng
Đào tạo liên tục và đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ, công chức, viên chức Biên soạn, phát hành báo chí và tạp chí chun khoa, cổng thơng tin điện tử, tài liệu tham khảo phù hợp với với chương trình đào tạo của Bệnh viện theo quy định.
Chỉ đạo tuyến
Giúp Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ đạo chuyên môn, kỹ thuật thuộc chuyên ngành các bệnh cơ xương khớp và chấn thương chỉnh hình…; đề xuất phương hướng, kế hoạch, biện pháp củng cố, phát triển mạng lưới chuyên khoa trên phạm vi cả nước.
Chỉ đạo, tham gia hỗ trợ tuyến dưới tổ chức triển khai các chương trình, dự án liên quan. Tham gia phịng chống, sẵn sàng ứng phó, khắc phục thiên tai, thảm họa.
Hợp tác quốc tế
Chủ động khai thác, thiết lập mối quan hệ hợp tác, trao đổi kinh nghiệm và trao đổi chuyên gia về khám chữa bệnh, nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ với các cơ sở khám chữa bệnh của nước ngoài; xây dựng các dự án đầu tư liên doanh, liên kết với các nước .
Xây dựng kế hoạch đoàn ra, đoàn vào theo chương trình hợp tác quốc tế của Bệnh viện; cử cán bộ, viên chức đi học tập, nghiên cứu, cơng tác ở nước ngồi, nhận giảng viên, học viên là người nước ngoài đến nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm và học tập tại bệnh viện.
Quản lý đơn vị
Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của đơn vị, sắp xếp tổ chức bộ máy, biên chế, quản lý cán bộ, viên chức, lao động, tiền lương, tài chính, vật tư. Tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về thu, chi ngân sách; thực hiện tốt quản lý tài chính theo các quy định của pháp luật đối với đơn vị sự nghiệp có thu.
Triển khai và mở rộng các dịch vụ khoa học kỹ thuật, đào tạo, hợp tác với các cơ quan trong nước và quốc tế theo quy định của pháp luật để hỗ trợ hoạt động chuyên mơn, tăng nguồn kinh phí, cải thiện đời sống cán bộ, viên chức;
Thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa ngành y tế của Đảng và Nhà nước để huy động nguồn vốn trong xã hội nhằm đầu tư, nâng cấp Bệnh viện đúng pháp luật.
4.2. Đặc điểm các mẫu nghiên cứu
Đề tài thực hiện dựa trên cơ sở đều là các bệnh viện trực thuộc Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh. Phương pháp thu thập dữ liệu là phỏng vấn trực tiếp đối tượng nghiên cứu. Sau khi điều tra và phỏng vấn, sẽ có tỷ lệ hồi đáp với số lượng phiếu hợp lệ và không hợp lệ. Trong thời gian khảo sát, tác giả đã gởi 340 phiếu thu thập thông tin đi phỏng vấn trực tiếp, kết quả thu hồi là 323 phiếu. Những phiếu khảo sát này được làm sạch bằng cách tìm kiếm và loại bỏ những phiếu khảo sát không hợp lệ (không trả lời hết các câu hỏi hoặc trả lời cùng một mức độ cho các câu hỏi). Kết quả cuối cùng chọn ra được 300 phiếu hợp lệ được dùng để đưa vào phân tích. Với những phiếu hợp lệ,
sau đó sẽ được xử lý và chạy bằng phần mềm SPSS 22.0 phiên bản Windows.
Bảng 4.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Tiêu chí Tần số Tỷ lệ (%) Độ tuổi Dưới 30 tuổi 20 6,7 31 - 35 tuổi 39 13,0 36 – 40 tuổi 56 18,7 trên 40 tuổi 185 61,7 Trình độ học vấn Trung học 0 0,0 Cao đẳng 0 0,0 Đại học 99 33,0 trên Đại học 201 67,0
Hôn nhân Độc thân 132 44,0
Kết hôn 168 56,0 Kinh nghiệm Dưới 3 năm 7 2,3 Từ 3 - 5 năm 10 3,3 Từ 6 - 8 năm 29 9,7 Trên 8 năm 254 84,7
Thời gian giữ chức vụ
Dưới 3 năm 53 17,7
Từ 3 - 5 năm 65 21,7
Từ 6 - 8 năm 70 23,3
Trên 8 năm 112 37,3
(Nguồn: Xử lý dữ liệu trên phần mềm SPSS)
4.2.1. Cơ cấu mẫu theo độ tuổi
Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt lớn về độ tuổi của đối tượng khảo sát. Cụ thể, kết quả khảo sát có 185 đối tượng khảo sát (chiếm 61,7%) ở trong độ tuổi trên 40, 56 đối tượng khảo sát trong độ tuổi 36 – 40 (chiếm 18,7%), 39 đối tượng khảo sát ở độ tuổi 31 – 35 chiếm 13,0% và 20 đối tượng khảo sát ở độ tuổi dưới 30 chiếm tỷ lệ thấp nhất với 6,7%. Vì là khảo sát trong các bệnh viện nên dễ thấy độ tuổi trên 40 tương đối cao.
Hình 4.1: Cơ cấu đối tượng khảo sát theo độ tuổi 4.2.2. Cơ cấu mẫu theo trình độ học vấn 4.2.2. Cơ cấu mẫu theo trình độ học vấn
Kết quả nghiên cứu cho thấy đối tượng khảo sát có trình độ học vấn chỉ là đại học và trên đại học. Cụ thể là trong 300 đối tượng khảo sát thì có 201 đối tượng là trên đại học (chiếm 67,0%) và có 99 đối tượng là đại học (chiếm 33,0%). Vì trong các bệnh viện, đội ngũ nhân viên có trình độ sau đại học và đại học là chiếm đa số. Vì đối tượng khảo sát chủ yếu là nhân viên quản lý, và nhân viên tại phịng TCKT đang cơng tác tại các bệnh viện
Hình 4.2: Cơ cấu đối tượng khảo sát theo trình độ học vấn 4.2.3. Cơ cấu mẫu theo hôn nhân 4.2.3. Cơ cấu mẫu theo hơn nhân
Theo kết quả nghiên cứu thì cơ cấu mẫu theo hơn nhân của những đối tượng khảo sát là 56% đã kết hơn và 44% cịn độc thân. Do đặc thù thời gian công tác tại các
bệnh viện phải trực nhiều nên tình trạng hơn nhân của nhân viên đang cơng tác tại bệnh viện cịn độc thân cũng khá cao.
Hình 4.3: Cơ cấu đối tượng khảo sát theo hôn nhân 4.2.4. Cơ cấu mẫu theo kinh nghiệm 4.2.4. Cơ cấu mẫu theo kinh nghiệm
Hình 4.4: Cơ cấu đối tượng khảo sát theo kinh nghiệm
Qua biểu đồ trên, đối tượng khảo sát là những người rất giàu kinh nghiệm khi mà tỷ lệ này chiếm lên đến 84,7% với trên 8 năm kinh nghiệm. Vì nhân viên đang cơng tác tại bệnh viện đa số chiếm từ độ tuổi trên 40 trở lên. Chính vì vậy, nên tỷ lệ nhân viên trên 8 năm kinh nghiệm khá cao.
4.2.5. Cơ cấu mẫu theo thời gian giữ chức vụ
Hình 4.5: Cơ cấu đối tượng khảo sát theo thời gian giữ chức vụ
Qua biểu đồ trên, đối tượng khảo sát có thời gian giữ chức vụ trên 8 năm chiếm tỷ lệ lớn nhất với 37,7%, từ 6 – 8 năm chiếm 23,3%, từ 3 – 5 năm chiếm 21,7% và 17,7% cho thời gian giữ chức vụ dưới 3 năm. Vì các bệnh viện có đặc thù về chun mơn, kinh nghiệm nên thời gian giữ chức vụ của nhà quản lý tại các bệnh viện khá dài.
4.3. Kiểm định độ tin cậy thang đo
Hệ số Cronbach’s Alpha kiểm định độ tin cậy của thang đo, cho phép ta loại bỏ những biến khơng phù hợp trong mơ hình nghiên cứu.
Các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng (Item-Total Correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo có Croncach’s Alpha từ 0.6 trở lên (Nunnally & Burnstein - 1994), theo Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc (Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS – 2008): Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng Cronbach’s Alpha từ 0,8 đến gần 1 là thang đo luờng tốt, từ 0,7 dến 0,8 là sử dụng đuợc. Cũng có nghiên cứu cho rằng Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng đuợc trong trường hợp khái niệm đang đo luờng là mới đối với nguời trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995).
Bảng tổng hợp kết quả kiểm định Cronbach’s Anpha được trình bày như sau: (chi tiết phụ lục)
Bảng 4.2. Kiểm định độ tin cậy dữ liệu khảo sát
Biến Tương quan biến tổng
Cronbach’s Alpha nếu loại biến
Cronbach’s Alpha Các chỉ số đánh giá về Mơi trường kiểm sốt
MTKS1 0,499 0,795
0,797
MTKS2 0,580 0,761
MTKS3 0,666 0,716
MTKS4 0,698 0,700
Các chỉ số đánh giá về Đánh giá rủi ro
DGRR1 0,430 0,486 0,579 DGRR2 0,507 0,437 DGRR3 0,003 0,766 DGRR4 0,505 0,443 DGRR5 0,479 0,443
Các chỉ số đánh giá về Đánh giá rủi ro sau khi loại biến DGRR3
DGRR1 0,574 0,709
0,766
DGRR2 0,564 0,712
DGRR4 0,580 0,704
DGRR5 0,556 0,720
Các chỉ số đánh giá về Hoạt động kiểm soát
HDKS1 0,572 0,783 0,810 HDKS2 0,560 0,788 HDKS3 0,617 0,769 HDKS4 0,643 0,772 HDKS5 0,664 0,752
Các chỉ số đánh giá về Thông tin và truyền thông
TTTT1 0,640 0,783
0,824
TTTT2 0,615 0,793
TTTT3 0,614 0,791
TTTT5 0,604 0,793 Các chỉ số đánh giá về Giám sát GS1 0,701 0,857 0,880 GS2 0,676 0,863 GS3 0,737 0,850 GS4 0,703 0,857 GS5 0,755 0,844
Các chỉ số đánh giá về Văn hóa đạo đức
VHDD1 0,612 0,726 0,784 VHDD2 0,497 0,764 VHDD3 0,649 0,712 VHDD4 0,618 0,724 VHDD5 0,430 0,783
Các chỉ số đánh giá về Tính hữu hiệu của hệ thống kiểm sốt nội bộ trong các bệnh viện công
HHHT1 0,762 0,804
0,869
HHHT2 0,790 0,781
HHHT3 0,703 0,863
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên SPSS
Qua kết quả bảng trên, có thể nhận thấy hầu hết hệ số Cronbach’s Alpha đều lớn hơn 0,6. Ngoại trừ thành phần “Đánh giá rủi ro” có hệ số Cronbach alpha là 0,579 do trong thành phần này có biến DGRR3 có hệ số tương quan biến tổng là nhỏ hơn 0.3 và không đảm bảo yêu cầu. Vì thế biến quan sát không phù hợp trong thành phần “Đánh giá rủi ro” sẽ bị loại bỏ khỏi thang đo. Như vậy, đánh giá chung cho các thang đo, mức độ tin cậy của dữ liệu khảo sát dành cho các thang đo này đều đảm bảo được độ tin cậy. Kết quả khảo sát sẽ được sử dụng trong phân tích nhân tố EFA ở bước tiếp theo.
4.4. Phân tích nhân tố khám phá EFA
Phân tích nhân tố khám phá EFA là một phương pháp phân tích thống kê dùng để rút gọn một tập gồm nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến (gọi
là các nhân tố) ít hơn để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến ban đầu (Hair & ctg, 1998).
EFA được thực hiện với phép trích Principle Component với phép xoay Varimax và các tiêu chuẩn Community > = 0.5, hệ số tải nhân tố (Factor loading) >= 0.5, Eigenvalue >=1, tổng phương sai trích >= 0.5 (50%) và hệ số KMO (Kaiser – Meyer – Olkin) > = 0.5 để đảm bảo dữ liệu phù hợp cho phân tích nhân tố.
4.4.1. Phân tích EFA các thang đo thuộc biến độc lập