b) Phạm vi nghiên cứu 3
3.5. Chọn mẫu nghiên cứu 68
3.5.1. Xác định đám đông nghiên cứu
Với mục tiêu và phạm vi nghiên cứu đã được xác định, nghiên cứu sử dụng mẫu là các đơn vị sự nghiệp có thu trên địa bàn TP.HCM.
3.5.2. Khung mẫu
Dựa vào đám đông nghiên cứu đã được xác định, khung mẫu của nghiên cứu này là danh sách liệt kê tên của tất cả các đơn vị sự nghiệp có thu trên địa bàn TP.HCM cùng với các thông tin cần thiết cho việc chọn mẫu: quy mô; địa chỉ,…Nguyễn Đình Thọ (2011) cho rằng trong chọn mẫu, khó khăn lớn nhất là có được khung mẫu. Việc có được khung mẫu không phải là vấn đề dễ dàng, nhất là ở những nước mà dữ liệu thứ cấp còn hạn chế về số lượng và độ tin cậy. Vì vậy, nghiên cứu hàn lâm thường phải sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác xuất và hy sinh tính đại diện của mẫu trong kiểm định lý thuyết của mình (Nguyễn Đình Thọ, 2011).
Trong nghiên cứu này, việc phỏng vấn tồn bộ các đơn vị sự nghiệp có thu trên địa bàn TP.HCM để xây dựng khuôn mẫu gây tốn kém nhiều nguồn lực, thời gian. Vì vậy, tác giả chọn mẫu theo phương pháp phi xác xuất. Tuy nhiên, việc áp dụng định mức khi chọn mẫu sẽ giúp nghiên cứu khắc phục được những hạn chế vốn có của chọn mẫu phi xác xuất (Nguyễn Đình Thọ, 2011).
3.5.3. Kích thước mẫu nghiên cứu
Để phân tích EFA, Hair & ctg (2006, theo Nguyễn Đình Thọ (2011)) cho rằng kích thước mẫu phải gấp 5 lần số lượng biến quan sát; Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc(2008) cho rằng con số này từ 4 đến 5 lần. Nguyễn Đình Thọ (2011) cũng đưa ra
69
cơng thức kinh nghiệm thường được dùng để tính kích thước mẫu cho MLR như sau: n >= 50 + 8 * Số lượng biến độc lập trong mơ hình. Như vậy với nghiên cứu này kích thước mẫu phải lớn hơn hoặc bằng 135.
3.5.4. Phương pháp chọn mẫu
Nguyễn Đình Thọ (2011) cho rằng có hai nhóm phương pháp chọn mẫu là theo xác suất và phi xác suất. Nghiên cứu này áp dụng chọn mẫu phi xác suất với lý do là dữ liệu thứ cấp tại Việt Nam cịn hạn chế và việc phỏng vấn tồn bộ các đơn vị sự nghiệp có thu trên địa bàn TP.HCM để xây dựng khuôn mẫu sẽ gây tốn kém nhiều nguồn lực, thời gian.
Chọn mẫu phi xác suất bao gồm: chọn mẫu thuận tiện, phán đoán, phát triển mầm, theo định mức. Tác giả chọn mẫu theo định mức vì phương pháp này sẽ giúp khắc phục được hạn chế cố hữu của phương pháp chọn mẫu phi xác suất (Nguyễn Đình Thọ 2011).