Bàn luận kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố thể chế tác động đến việc áp dụng IFRS tại việt nam (Trang 72 - 75)

CHƢƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3. Bàn luận kết quả nghiên cứu

Nhân tố “Cưỡng chế” có tác động tích cực (tác động dương +) đến việc áp dụng IFRS tại Việt Nam.

Áp lực Cƣỡng chế có ảnh hƣởng lớn nhất việc áp dụng IFRS tại Việt Nam thông qua chỉ số β = 0.642 chiếm 60% trong các nhân tố thể chế. Nhƣ vậy áp lực Cƣỡng chế càng mạnh thì càng thúc đẩy việc áp dụng IFRS tại Việt Nam. Kết luận này phù hợp với kết quả nghiên cứu trƣớc đây của Phan (2014), Lasmin (2011), Hassan và cộng sự (2014). Đồng thời cũng chính xác đối vấn đề áp dụng IFRS tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Nhân tố “Quy phạm” có tác động tích cực (tác động dương +) việc áp dụng IFRS tại Việt Nam.

Áp lực Quy phạm có ảnh hƣởng lớn thứ hai đến việc áp dụng IFRS tại Việt Nam thông qua chỉ số β = 0.285 chiếm 27% trong các nhân tố thể chế. Nhƣ vậy áp lực

quy phạm càng lớn thì càng ảnh hƣởng tích cực tới việc chấp nhận và áp dụng IFRS tại Việt Nam. Kết luận này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Phan (2014), Lasmin (2011), Hassan và cộng sự (2014).

Nhân tố “Mơ phỏng” có tác động tích cực (tác động dương +) đến việc áp dụng IFRS tại Việt Nam.

Trong quá trình xem xét áp dụng IFRS tại Việt Nam, áp lực mơ phỏng có tác động thuận chiều. Thơng qua chỉ số β = 0.137 (13%), hoạt động kiểm sốt có ảnh hƣởng lớn thứ ba đến việc áp dụng IFRS. Kết luận này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Phan (2014), Lasmin (2011), Hassan và cộng sự (2014). Đồng thời cũng chính xác đối với thực trạng hiện nay.

Nhân tố “Tính chính thống” có tác động tích cực (tác động dƣơng +) đến việc áp dụng IFRS tại Việt Nam.

Qua kết quả nghiên cứu, tính chính thống bị loại bỏ và khơng có ảnh hƣởng đến việc áp dụng IFRS tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu trái ngƣợc với kết quả của Phan (2014). Tuy nhiên, tƣơng đồng với các nghiên cứu trƣớc đây trên thế giới về thể chế ảnh hƣởng đến áp dụng IFRS tại các quốc gia đang phát triển khác của Lasmin (2011), Hassan và cộng sự (2014), Judge (2010). Các quốc gia, trong đó có Việt Nam đều lựa chọn phƣơng thức thích nghi để tạo điều kiện cho phát triển kinh tế, nhiều hơn là mục đích nâng cao danh tiếng quốc gia. Do đó, Việt Nam việc lựa chọn theo phƣơng thức thích nghi một mặt vẫn đảm bảo hội nhập kế toán quốc tế, nhƣng mặt khác vẫn đảm bảo sự ổn định, đem lại những lợi ích cho sự phát triển của quốc gia.

Nhƣ vậy khả năng áp dụng IFRS ở Việt Nam chịu tác động bởi các yếu tố thể chế: áp lực cƣỡng chế (Ngân hàng Thế giới, Tổ chức Thƣơng mại Thế giới đã đóng vai trị quan trọng nhất), áp lực mô phỏng (làm theo các quốc gia áp dụng IFRS thành công tại Châu Á và trên thế giới, các quốc gia đa quốc gia có sử dụng báo cáo tài chính theo IFRS để hợp nhất), áp lực quy phạm đến từ các tổ chức nghề nghiệp và cơng ty kiểm tốn quốc tế (Liên đồn Kế tốn Quốc tế (IFAC) và Hiệp hội Kế toán Việt Nam (VAA) có ảnh hƣởng mạnh mẽ nhất.

Kết luận chƣơng 4

Thơng qua phƣơng pháp nghiên cứu định tính và định lƣợng đƣợc thực hiện trong chƣơng 4, tác giả đã chỉ ra rằng mơ hình và các thang đo đƣợc sử dụng trong nghiên cứu là có ý nghĩa. Kết quả của nghiên cứu nêu rõ: có 3 nhân tố ảnh hƣởng đến việc áp dụng IFRS tại Việt Nam. Mỗi một nhân tố có mức độ tác động đến sự hiệu quả khác nhau và đƣợc sắp xếp theo trật tự từ cao xuống thấp nhƣ sau: Cƣỡng chế, quy phạm, mô phỏng. Kết quả của chƣơng này là căn cứ để tác giả đƣa ra các định hƣớng, quan điểm và giải pháp nhằm hỗ trợ và đẩy nhanh quá trình áp dụng IFRS tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố thể chế tác động đến việc áp dụng IFRS tại việt nam (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)