CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
2.3.2. Một số nghiên cứu về căng thẳng tài chính ở những nền kinh tế mới nổi
Trong “Cú sốc tài chính và chính sách tiền tệ tối ưu”, Rodrigo Caputo, J.Medina và C.Soto (2009) đã sử dụng phương pháp Cân bằng động học ngẫu nhiên tổng quát DSGE sử dụng cho nền kinh tế nhỏ và mở cửa. Mục tiêu chính của họ là kiểm tra phản ứng của chính sách tiền tệ tối ưu với cú sốc tài chính và sử dụng dữ liệu của nền kinh tế Chile.
Trong bài nghiên cứu này, các tác giả đã chỉ ra rằng phản ứng tối ưu phụ thuộc vào hai điều kiện: thứ nhất là mức độ tương quan giữa cú sốc tài chính và tình trạng tài chính nước ngoài; thứ hai là mức độ mà điều kiện UIP quyết định đến lãi suất chính sách và lãi suất thị trường.
Đặc biệt, nếu những cú sốc tài chính tương quan cao với tình trạng tài chính nước ngoài và nếu UIP quyết định lãi suất chính sách , sau đó việc đánh đổi chính sách sẽ tăng lên. Ngược lại, nếu khơng có sự tương quan với điều kiện tài chính nước ngồi và nếu UIP giữ cho lãi suất thị trường, việc điều chỉnh tỷ giá hối đoái nội sinh sẽ giảm thiểu tác động tiêu cực của các cú sốc tài chính. Trong trường hợp đặc biệt, trong đó ngân hàng trung ương khơng quan tâm đến sự biến động cơng cụ chính sách, lúc đó sẽ khơng có việc đánh đổi giữa việc ổn định sản lượng và lạm phát. Đặc biệt, lãi suất chính sách sẽ điều chỉnh (giảm) một cách rõ ràng. Kết quả là, các lãi suất thị trường cũng như tỷ giá hối đối, sản lượng và lạm phát sẽ khơng thay đổi (Rodrigo Caputo, J.Medina và C.Soto, 2009).
Như đã nhắc đến ở trên, bài nghiên cứu ước lượng mơ hình DSGE bằng sự cứng nhắc thực và danh nghĩa. Với mơ hình này, các tác giả đã cho thấy hai đặc điểm: tồn tại một sự truyền dẫn khơng hồn hảo từ sự thay đổi tỷ giá đến lạm phát giá cả hàng nhập khẩu; thứ hai là sự bất đồng về mặt tài chính trong dạng chênh
lệch ngoại sinh giữa lãi suất chính sách và thị trường – điều này cũng được Berestein và Fuentes (2004) nhắc đến.
Khác với Rodrigo Caputo, J.Medina và C.Soto (2009), I. Christensen và đồng sự sử dụng mơ hình DSGE cho nền kinh tế đóng với sự trễ về giá và tiền tệ tương tự như Ali Dib (2002) và Ireland (2001,2003). Sự khác biệt giữa bài nghiên cứu của tác giả với mô hình cơ sở thuộc về một cơ chế tài chính gia tốc giống với mơ hình BGG. Trong mơ hình này có ba loại nhà sản xuất: doanh nghiệp, nhà cung cấp vốn và các nhà bán lẻ. Sự hiện diện của thông tin bất đối xứng giữa doanh nghiệp và người cho vay tạo ra một lực ma sát tài chính làm cho cầu trung gian về vốn phụ thuộc vào vị thế tài chính. Các nhà cung cấp vốn tạo nguồn vốn mới và bán cho các trung gian. Sự thay đổi trong cung hoặc cầu của vốn sẽ dẫn đến giá cả của vốn thay đổi và dẫn truyền đến các cú sốc. Kết quả ước lượng cho thấy trong giai đoạn sau năm 1979, chi phí tài chính bên ngồi ít nhạy cảm với đòn bẩy và tài chính tiền tệ phản ứng mạnh mẽ hơn với lạm phát. Hàm phản ứng xung lực cho thấy gia tốc tài chính sẽ giúp ít khuếch đại hơn hoặc truyền dẫn tiền tệ nhẹ hơn đến sản lượng.
Ngay cả trước khi cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu, các nghiên cứu thực nghiệm trong các tài liệu đặc biệt tập trung vào các dự đoán cuộc khủng hoảng tài chính ở các nền kinh tế mới nổi bằng cách sử dụng các chỉ số cảnh báo sớm (Kaminsky và các cộng sự, 1998; Demirgüc-Kunt và Detragiache năm 1998;. Beckmann et al, 2006; Davis và Karim, 2008). Tuy nhiên, Balakrishnan và các cộng sự (2011) lập luận rằng những nghiên cứu này là khơng thích hợp để nghiên cứu về sự căng thẳng tài chính. Theo nghĩa này, ngày càng có nhiều tài liệu tập trung đo lường căng thẳng tài chính cho các nền kinh tế mới nổi. Marianna Blix Grimaldi (2010) nhấn mạnh các đặc điểm hấp dẫn của một chỉ số căng thẳng tài chính như: được xây dựng dựa trên dữ liệu thời gian tần số cao; đánh giá một cách
một nhóm nhỏ của các chỉ số. Balakrishnan và các cộng sự (2011) đã phát triển một chỉ số căng thẳng tài chính trong đó sự phát triển trong lĩnh vực ngân hàng, thị trường chứng khốn, chênh lệch nợ cơng, và thị trường ngoại hối được coi là thành phần của sự căng thẳng tài chính. Louzis và Vouldis (2012) cho rằng một số căng thẳng tài chính tổng hợp sẽ cung cấp một cái nhìn sâu sắc vào các kênh truyền dẫn của các sự kiện cụ thể và mức độ mà một cuộc khủng hoảng tài chính ảnh hưởng đến các phân đoạn của hệ thống tài chính.
Các tài liệu tập trung vào sự căng thẳng tài chính ở các nước châu Á thì chỉ mới phát triển gần đây. Ngân hàng Thái Lan (2010) đề xuất một chỉ số căng thẳng tài chính hàng tháng cho giai đoạn 1996-2009. Chỉ số căng thẳng tài chính này phản ánh rủi ro đối với hoạt động của hệ thống tài chính trong sáu lĩnh vực: chỉ số beta ngành ngân hàng, chênh lệch kỳ hạn, chênh lệch trái phiếu doanh nghiệp, biến động trong chỉ số chứng khốn, biến động của chỉ số giá trái phiếu chính phủ, và biến động tỷ giá hối đoái. Carolina Osorio, Runchana Pongsaparn, D. Filiz Unsal (2011) đã đề xuất một số các điều kiện tài chính hàng quý trong giai đoạn 2005- 2010 cho các nước châu Á. Họ xem xét thị trường lãi suất, thị trường ngoại hối, thị trường tín dụng trong nước và thị trường chứng khốn để tính tốn chỉ số căng thẳng tài chính.
Hwa et al. (2012) đã đề xuất một số căng thẳng tài chính hàng tháng cho các nước 5 quốc gia ASEAN gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan trong giai đoạn 1997-2009. Họ nhấn mạnh bốn thành phần cần thiết để đánh giá căng thẳng tài chính: lĩnh vực ngân hàng, thị trường vốn, thị trường ngoại hối và thị trường trái phiếu trong nước. Lee et al. (2013) đã phân tích sự ổn định tài chính của hệ thống ngân hàng của Hàn Quốc trong giai đoạn 2003-2011 bằng cách phát triển một chỉ số ổn định tài chính tổng hợp.
kỳ suy thoái kinh tế và các giai đoạn căng thẳng về tài chính bao gồm thời kỳ khủng hoảng tín dụng và tài sản bằng cách sử dụng cơ sở dữ liệu toàn diện về các biến số kinh tế vĩ mô chính cho 21 nước OECD trong giai đoạn 1960-2007. Kết quả cho thấy suy thoái kinh tế sau những thời kỳ căng thẳng về tài chính thường dài hơn và sâu hơn các cuộc suy thoái khác.
Tng Boon Hwa (2017) cho rằng mô hình SVAR là thích hợp cho việc nghiên cứu các nền kinh tế nhỏ mở, nghiên cứu chỉ ra rằng căng thẳng tài chính cao hơn sẽ dẫn đến các điều kiện tín dụng bị thắt chặt hơn và các hoạt động kinh tế vĩ mô đều thấp hơn ở cả 5 nước ASEAN (Indonesia, Malaysia, Philipines, Singapore và Thái Lan). Tại Malaysia, Philippines và Thái Lan, các ngân hàng trung ương giảm lãi suất chính sách (IRS) khi căng thẳng về tài chính tăng lên, tuy nhiên có sự khác biệt đáng kể giữa các quốc gia về mức độ và thời gian. Lãi suất chính sách thấp hơn có ít tác động đáng kể trong việc giảm căng thẳng về tài chính nhưng vẫn có hiệu quả trong việc kích thích các hoạt động kinh tế thơng qua các kênh khác.