Tổng quan về cơ quan thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các cơ quan thuế trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 27)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

2.1. Tổng quan về cơ quan thuế

2.1.1. Khái niệm và bộ máy của cơ quan thuế

Cơ quan thuế là đơn vị ngành dọc, trực thuộc Bộ Tài chính sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước để hoạt động trong lĩnh vực quản lý thuế. Cơ quan thuế được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung, thống nhất trong toàn ngành.

Theo điều 2, Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11, cơ quan thuế thuộc các cơ quan quản lý thuế. Cơ quan thuế gồm có Tổng cục Thuế, Cục Thuế và Chi cục Thuế. Cơ quan thuế thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các khoản thu nội địa bao gồm: thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước.

Theo điều 1, Quyết định số 115/2009/QĐ-TTg ngày 28/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ, Tổng cục Thuế là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về các khoản thu nội địa trong phạm vi cả nước, bao gồm: thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước; tổ chức quản lý thuế theo quy định của pháp luật. Tổng cục Thuế được tổ chức thành hệ thống dọc từ Trung ương đến Địa phương theo đơn vị hành chính, bảo đảm nguyên tắc tập trung thống nhất.

Cơ quan Tổng cục Thuế ở Trung ương gồm: Vụ Chính sách; Vụ Pháp chế; Vụ Dự toán thu thuế; Vụ Kê khai và Kế toán thuế; Vụ Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế; Vụ Quản lý thuế thu nhập cá nhân; Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn; Vụ Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế; Vụ Hợp tác quốc tế; Vụ Kiểm tra nội bộ; Vụ Tổ chức cán bộ; Vụ Tài vụ - Quản trị; Văn phịng (có đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh); Thanh tra; Cục Cơng nghệ thơng tin; Trường Nghiệp vụ thuế; Tạp chí Thuế.

Theo điều 1, Quyết định số 108/QĐ-BTC ngày 14/01/2010, Cục Thuế là tổ chức trực thuộc Tổng cục Thuế, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương theo quy định của pháp luật.

Đối với Cục Thuế các tỉnh, thành phố khác, cơ cấu tổ chức bộ máy gồm các phòng: Phòng Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế; Phòng Kê khai và Kế tốn thuế; Phịng Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế; Một số Phòng Kiểm tra thuế; Một số Phòng Thanh tra thuế; Phòng Quản lý thuế thu nhập cá nhân; Phòng Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự tốn; Phịng Kiểm tra nội bộ; Phịng Tổ chức cán bộ; Phịng Hành chính - Quản trị - Tài vụ - Ấn chỉ; Phịng Tin học. Riêng Cục Thuế Hồ Chí Minh và Hà Nội sẽ tách thêm ra các phòng: Phòng Quản trị - Tài vụ, Phòng Quản lý ấn chỉ; Phịng Hành chính- lưu trữ; Phịng Pháp chế.

Theo điều 1, quyết định số 503/QĐ-TCT ngày 29/3/2010 của Tổng cục Trưởng Tổng cục Thuế, Các Chi cục Thuế là tổ chức trực thuộc Cục Thuế ở các quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; có chức năng tổ chức thực hiện cơng tác quản lý thuế, phí, lệ phí, các khoản thu khác của ngân sách nhà nước thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

Ở Chi cục Thuế cơ cấu bộ máy gồm các Đội: Đội Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế; Đội Kê khai - Kế toán thuế và Tin học; Đội Thanh tra thuế; Đội Kiểm tra thuế; Đội Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế; Đội Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán; Đội Quản lý thuế thu nhập cá nhân; Đội Kiểm tra nội bộ; Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ - Ấn chỉ; Đội Trước bạ và thu khác; Đội thuế liên xã phường.

Tổng cục Thuế, Cục Thuế cấp tỉnh, Chi cục Thuế quận huyện có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước theo quy định của pháp luật.

2.1.2. Đặc điểm hoạt động của cơ quan thuế

Cơ quan thuế thực hiện chức năng chủ yếu là quản lý thuế, cung cấp dịch vụ công hỗ trợ người nộp thuế. Chính phủ giao nhiệm vụ thu ngân sách từ các loại thuế, phí lệ phí, tiền phạt, tiền chậm nộp được nộp vào tài khoản ngân sách quốc gia thông qua Kho bạc nhà nước (không bao gồm: thu tại xã, thu xổ số kiến thiết, thu từ việc bán cổ phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước, thu khác của ngân sách) và được tổng hợp trong dự toán thu – chi ngân sách nhà nước hàng năm của

Bộ Tài chính trình Chính phủ, Quốc hội phê duyệt. Các nguồn kinh phí cơ quan thuế được sử dụng hàng năm bao gồm:

- Kinh phí đảm bảo hoạt động của cơ quan thuế (trong đó có chi thường xuyên và chi đầu tư xây dựng, mua sắm hiện đại hóa trang thiết bị) theo tỷ lệ phần trăm dựa trên dự toán thu ngân sách nhà nước hàng năm do Quốc hội ấn định.

- Nguồn kinh phí ngân sách nhà nước giao để thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức theo chương trình của Nhà nước; thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án khác của Chính phủ ngồi nhiệm vụ thường xuyên; thực hiện tinh giản biên chế theo chế độ do Nhà nước quy định.

- Phí và lệ phí được phép để lại theo quy định của pháp luật phí, lệ phí như phí bán hồ sơ thầu; phí phát hành ấn chỉ được để lại do tự in để bán hoặc được nhận từ cấp trên).

- Các nguồn kinh phí hợp pháp khác được sử dụng theo quy định của pháp luật.

Cơ quan thuế tự trang trải các khoản chi tăng thêm theo chính sách, chế độ mới do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo chủ trương và yêu cầu thay đổi chính sách hiện hành. Trong trường hợp do các yếu tố khách quan mà cơ quan thuế có mức kinh phí được giao khơng đủ để đảm bảo mức chi tối thiểu duy trì hoạt động của bộ máy thì thực hiện báo cho cấp trên, sau đó Tổng cục trưởng trình Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, điều chỉnh cho phù hợp.

2.1.3. Cơ chế quản lý tài chính trong cơ quan thuế

Quy trình quản lý tài chính gồm có ba bước: bắt đầu là việc quản lý lập dự tốn thu chi tài chính, sau đó quản lý việc chấp hành dự tốn và cuối cùng là quyết toán thu chi tài chính. Việc quản lý tài chính tại cơ quan thuế theo phương pháp quản lý theo định mức: Các đơn vị phải lập dự toán cho các khoản mục chi và phải thực hiện cho theo đúng dự tốn. Cơ chế quản lý tài chính trong cơ quan hành chính nhà nước là cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản

lý hành chính. Ngày nay, chính phủ ngày càng mở rộng phạm vi tự chủ, mở rộng cơ chế khoán chi giao tự chủ đối với cơ quan thuế. Kết thúc năm ngân sách, sau khi hoàn thành các nhiệm vụ được giao, cơ quan thuế thực hiện chế độ tự chủ có số chi thực tế thấp hơn số dự tốn được giao thì phần chênh lệch này được xác định là số tiết kiệm chi. Đối với các hoạt động nghiệp vụ đặc thù, kinh phí mua sắm, sửa chữa thường xuyên giao thực hiện chế độ tự chủ đã hoàn thành đầy đủ số lượng, khối lượng cơng việc, đảm bảo chất lượng thì kinh phí chưa sử dụng hết là khoản kinh phí tiết kiệm của đơn vị.

Theo điều 2 của Quy chế quản lý tài chính đối với các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Thuế giai đoạn 2016-2020, cơ chế quản lý tài chính của các cơ quan thuế nhằm đảm bảo thực hiện những mục tiêu sau:

- Thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước đối với các khoản thu ngân sách nhà nước và các chức năng, nhiệm vụ được giao của cơ quan thuế.

- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế theo hướng hiện đại, hiệu quả, nâng cao chất lượng hoạt động nghiệp vụ, bảo đảm tính cơng khai, minh bạch, đơn giản, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và nhân dân thực hiện nghĩa vụ nộp thuế và tham gia vào quá trình giám sát cơng chức thuế.

- Đổi mới cơ chế quản lý biên chế và kinh phí hoạt động đối với hoạt động cuat cơ quan thuế, thúc đẩy việc sắp xếp, tổ chức bộ máy, xây dựng lực lượng trong sạch, vững mạnh, có trình độ chun môn cao; trao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm cho thủ trưởng đơn vị trong tổ chức thực hiện công việc, sử dụng lao động và sử dụng các nguồn lực tài chính.

- Chủ động sử dụng nguồn kính phí được giao, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, góp phần bổ sung thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức, tập trung đầu tư cơ sở vật chất, hiện đại hóa cơng nghệ thơng tin và trang thiết bị, bảo đảm điều kiện hội nhập quốc tế; tăng cường đào tạo kiến thức nghiệp vụ và kỹ năng quản lý hiện đại cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

- Thực hiện công khai, dân chủ theo quy định của pháp luật, bảo đảm quyền lợi hợp pháp cán bộ, công chức, viên chức thuế.

Các cơ quan thuế căn cứ vào cơ chế quản lý tài chính và biên chế do Bộ Tài Chính quy định, cứ 5 năm cơ quan thuế thực hiện ban hành quy chế quản lý tài chính và định mức chi tiêu nội bộ từ cấp Tổng cục Thuế, Cục Thuế và Chi cục Thuế. Điều này sẽ quyết định mức chi và thực hiện quản lý, giám sát chi tiêu theo Quy chế đã ban hành. Căn cứ vào quy chế chi tiêu nội bộ, nhân viên trong cơ quan thuế thực hiện và Kho bạc nhà nước kiểm soát chi.

2.2. Một số vấn đề chung về tổ chức cơng tác kế tốn tại các cơ quan thuế 2.2.1. Khái niệm

Kế toán là sự ghi nhận, xử lý và cung cấp thông tin bằng số liệu thông qua các báo cáo cho các đối tượng sử dụng. Cơng tác kế tốn tại cơ quan thuế được tổ chức theo Luật kế toán và các văn bản hướng dẫn theo các điều quy định trong lĩnh vực kế toán nhà nước.

Tổ chức công tác kế toán là một hệ thống gồm tổ chức bộ máy kế toán, tổ chức vận dụng các phương pháp kế toán, kỹ thuật hạch toán để ghi nhận, xử lý và cung cấp thông tin, tổ chức vận dụng chính sách, chế độ kế toán nhằm đảm bảo cơng tác kế tốn đạt được hiệu quả, cung cấp thơng tin hữu ích cho các đối tượng có liên quan.

Cơ quan thuế có những đặc thù riêng nên tổ chức hạch tốn kế tốn cũng có những nét khác biệt so với các đơn vị hành chính sự nghiệp khác. Tổ chức cơng tác kế tốn được tổ chức thành 3 cấp: Tổng cục Thuế, Cục Thuế và Chi cục Thuế; được xác định rõ quyền hạn trách nhiệm và sự phân công cụ thể hợp lý giữa cơ quan thuế ngành dọc cấp trên và chính quyền từng cấp trong tổ chức chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế được giao.

2.2.2. Đối tượng sử dụng thơng tin kế tốn cơ quan thuế

Thơng tin kế tốn trong cơ quan thuế thực cung cấp cho chính nó và các đối tượng bên ngồi có liên quan sử dụng để thực hiện giám sát chặt chẽ; phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra và là cơ sở để nhà quản lý đưa ra các quyết định về tài chính.

Tổng cục Thuế là cơ quan chủ quản, quản lý trực tiếp các Cục Thuế; Cục Thuế là cơ quan chủ quản của các Chi cục Thuế. Cơ quan chủ quản là đơn vị trực tiếp cấp ngân sách thông qua dự tốn. Thơng tin kế tốn mà đơn vị cung cấp là cơ sở để đánh giá hiệu quả hoạt động, kiểm soát ngân sách đã cấp cho các đơn vị cấp dưới và chấp nhận phê duyệt quyết tốn báo cáo tài chính hằng năm cho cấp dưới.

- Ủy ban nhân dân: Đối với những nguồn kinh phí địa phương như: Kinh phí Ủy nhiệm thu, Kinh phí thuê lao động…mà Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện cấp cho cơ quan thuế để thực hiện những nhiệm vụ được giao. Định kỳ cơ quan thuế phải quyết tốn báo cáo với tình hình sử dụng nguồn kinh phí địa phương được cấp này với Ủy ban nhân dân.

- Bản thân đơn vị: Cơng tác kế tốn tại đơn vị thực hiện cung cấp thơng tin về tình hình hoạt động của đơn vị trong năm để phục vụ cho việc theo dõi, báo cáo, và hỗ trợ nhà quản lý trong việc điều hành ngân sách; dự tốn kinh phí hoạt động cho đơn vị và cấp dưới bám sát thực tế, tiết kiệm, hiệu quả và hoàn thành tốt nhiệm vụ cấp trên giao.

- Ngoài ra đơn vị cịn cung cấp thơng tin cho các đối tượng bên ngoài khác như kho bạc nhà nước, kiểm tốn nhà nước, thanh tra chính phủ… để phục vụ cơng tác kiểm sốt chi, giám sát tài chính của đơn vị và kiểm tra tính tuân thủ pháp luật của đơn vị.

2.2.3. Hệ thống các văn bản pháp luật về kế toán hiện hành đang áp dụng tại cơ quan thuế

Hệ thống các văn bản pháp luật về kế toán là những cơ sở pháp lý hướng dẫn nhằm đảm bảo cho việc tổ chức cơng tác kế tốn được đúng theo yêu cầu của pháp luật và góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng kế toán. Tại Việt Nam, hệ thống pháp luật về kế tốn có thể phân ra 3 cấp pháp lý: Luật Kế toán và các nghị định hướng dẫn, hệ thống chuẩn mực kế toán và chế độ, thông tư hướng dẫn kế toán. Tổ chức cơng tác kế tốn tại các cơ quan thuế được thực hiện trên cơ sở pháp lý là Luật kế toán và Luật ngân sách nhà nước. Riêng đối với hệ thống pháp luật kế tốn cơng hiện nay chưa có chuẩn mực kế tốn cơng. Đối với các cơ quan thuế,

chưa có văn bản hướng dẫn về chế độ kế toán dành riêng cho Ngành. Chính vì vậy, cơng tác kế tốn ở cơ quan thuế bám sát theo cơ chế quản lý tài chính dành cho đơn vị và chế độ kế tốn dành cho đơn vị hành chính sự nghiệp hiện hành. Tác giả xin trình bày các văn bản pháp luật về kế tốn cơng hiện hành mà các cơ quan thuế đang áp dụng:

* Nhóm luật và nghị định quy định về kế tốn gồm có:

- Luật Kế tốn số 88/2015/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2015 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2017, Luật này quy định về nội dung công tác kế toán, tổ chức bộ máy kế toán, người làm kế toán, hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán, quản lý nhà nước về kế toán và tổ chức nghề nghiệp về kế toán.

- Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015 có hiệu lực từ ngày 1/1/2017 quy định về lập, chấp hành, kiểm toán, quyết toán, giám sát ngân sách nhà nước; nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan trong lĩnh vực ngân sách nhà nước.

- Nghị định 174/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán 2015 áp dụng trong lĩnh vực kế toán nhà nước.

* Quyết định nhằm ban hành một chế độ kế toán gồm:

- Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/03/2006 của Bộ Tài chính về việc ban hành Chế độ kế tốn hành chính sự nghiệp.

- Quyết định 2345/2007/QĐ-BTC ngày 11/07/2007 về chế độ kế toán đối với

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các cơ quan thuế trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)