CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
2.2.1 Các nhân tố vĩ mô
- GDP:
GDP là giá trị của tất cả các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ở một quốc gia trong một khoản thời gian nhất định. Đây là một chỉ tiêu KT quan trọng, phản ánh sự phát triển của một quốc gia. Ngoài ra chỉ tiêu này cũng được sử dụng rộng rãi để tính mức độ tăng trưởng KT của một quốc gia
Có nhiều nghiên cứu cho rằng GDP có tác động đến khả năng thanh khoản. Theo Moussa (2015), Bunda và Desquilbet (2008) và Choon et al. (2013) đã tìm thấy tác động tích cực của GDP đối với khả năng thanh khoản của NH, điều này nghĩa là NH sẽ có nhiều thuận lợi hơn trong việc duy trì thanh khoản cao khi nền KT tăng trưởng cao. Trong khi Valla et al. (2006), Dinger (2009), Vodova (2011) và Aspachs et al. (2005) thiết lập các mối quan hệ tiêu cực giữa hai biến GDP và thanh khoản tức là nếu GDP tăng trưởng cao thì NH có xu hướng duy trì thanh khoản mức thấp.
- Tỷ lệ lạm phát (INF):
Tỷ lệ lạm phát là tỷ lệ mà ở đó mức giá chung của hàng hóa dịch vụ tăng lên thì sức mua của đồng tiền giảm xuống. Đây cũng là một tiêu chí quan trọng của nền KT được các nhà hoạch định chính sách quan tâm.
Theo Tseganesh (2012), tỷ lệ lạm phát có ảnh hưởng tích cực đến thanh khoản. Kết quả có được từ nghiên cứu này có thể là do khi lạm phát tăng, các NHTM chủ động nâng cao lãi suất của mình để cạnh tranh với các kênh đầu tư khác nhằm thu hút
lượng tiền nhàn rỗi từ trong dân cư và các tổ chức KT, dẫn đến tiền gửi huy động vốn dồi dào, trong khi đó việc cấp tín dụng lại gặp nhiều khó khăn nên dẫn đến các NH dư thừa thanh khoản.
Moussa (2015) đã nghiên cứu các NH của Tunisia và kết quả cho thấy rằng tác động của sự thay đổi tỷ lệ lạm phát và thanh khoản của NH là tác động tiêu cực lẫn nhau. Nghiên cứu tương tự được thực hiện bởi Bhati et al. (2015) đối với các NH Ấn Độ cũng phát hiện ra rằng tỷ lệ lạm phát đã làm ảnh hưởng tiêu cực đến thanh khoản của các NH. Nghĩa là khi lạm phát gia tăng thì thanh khoản của NH giảm xuống. Khi lạm phát tăng cao, người dân có xu hướng rút tiền gửi từ NH về để chuyển sang các kênh đầu tư khác như vàng, ngoại tệ, do đó mà NH cần có nguồn tiền mặt lớn để đáp ứng nhu cầu này, nên thanh khoản ở giai đoạn này sẽ giảm.
Do đó, khi so sánh các nghiên cứu trên với thực tế ở Việt Nam lại cho thấy rằng, tỷ lệ lạm phát với khả năng thanh khoản lại có tác động tiêu cực lẫn nhau.
- Tỷ lệ thất nghiệp (UNE):
Đây là tỷ lệ phần trăm của lực lượng lao động thất nghiệp ở một quốc gia. Khi tỷ lệ thất nghiệp cao thì thể hiện nền KT của quốc gia đó đang có những bất ổn và yếu kém.
Theo Horváth et al. (2014), tỷ lệ thất nghiệp có tác động tiêu cực đến thanh khoản. Việc nghiên cứu này phù hợp với thực tế là khi thất nghiệp thì nhu cầu tiêu dùng của khách hàng giảm đi, nên việc rút tiền mặt ra chi tiêu sẽ giảm, lượng tiền gửi khơng tăng do người dân khơng có tiền nhàn rỗi. Do đó nhu cầu thanh khoản thấp hơn trong thời điểm KT khó khăn. Điều này lại phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam.
Trái với điều này, nghiên cứu của Munteanu (2012) cho thấy tỷ lệ thất nghiệp gia tăng làm tăng khả năng thanh khoản của NH. Tỷ lệ thất nghiệp lớn có nghĩa là nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình trệ, các doanh nghiệp sẽ khơng dám mạnh dạn vay vốn để đầu tư vào sản xuất, nên các NH tiếp cận được với doanh nghiệp để hỗ trợ vay vốn là vơ cùng khó khăn. Do đó làm thanh khoản trở nên dư thừa.