KHUNG PHÂN TÍCH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ gia đình ở địa bàn thành phố rạch giá, tỉnh kiên giang (Trang 30)

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU

3.1. KHUNG PHÂN TÍCH

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

3.2. MƠ HÌNH VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

3.2.1. Mơ hình nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng mơ hình Binary Logistic để phân tích các yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ gia đình. Phương pháp này dùng để ước lượng mối quan hệ phụ thuộc giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập khác.

Bảng 3.1. Các biến trong mơ hình nghiên cứu

Tên biến Nội dung Đo lường Nguồn

Biến phụ thuộc

tiepcanvon Tiếp cận vốn vay chính thức

là biến giả (dummy)

Không tiếp cận được = 0, tiếp cận được = 1

Biến độc lập

gioi (X1) Biến giả (dummy), là giới

tính của chủ hộ Nữ =0, nam = 1

Nguyễn Thanh Hùng và cộng sự

(2015)

tuoi (X2) Là tuổi của chủ hộ Số tuổi

Nguyễn Thanh Hùng và cộng sự (2015) hocvan (X3) Là trình độ học vấn của chủ hộ THCS = 1 THPT = 2 Đại học/Sau đại học = 3

Nguyễn Quốc Nghi (2011); Trần Ái Kết và Thái Thanh

Thoảng (2013)

nghenghiep (X4)

Là công việc của chủ hộ giúp đem lại nguồn thu nhập

Công nhân, lao động phổ thông =1

Kinh doanh mua bán =2 Công nhân viên chức =3

Khác =4

Bổ sung của tác giả

dantoc (X5) Biến giả (dummy), là dân

Khmer = 0

Tên biến Nội dung Đo lường Nguồn quymoho (X6) Là tổng số người sinh sống trong hộ Số người Nguyễn Thanh Hùng và cộng sự (2015) nguoipt (X7)

Là tổng số người đang sinh trong hộ, nhưng không tạo

ra nguồn thu nhập Số người Nguyễn Thanh Hùng và cộng sự (2015) thunhap (X8)

Là số tiền hộ kiếm được

mỗi tháng Triệu đồng/tháng

Trần Ái Kết và Thái Thanh Thoảng

(2013) sotienvay

(X9) Là số tiền hộ xin vay vốn Triệu đồng

Bổ sung của tác giả

thoihanvay

(X10) Là thời gian hộ xin vay vốn Số năm

Bổ sung của tác giả

mucdichvay

(X11) Là mục đích vay vốn của hộ

Tăng chi tiêu = 1 Tăng vốn = 2 Khám chữa bệnh = 3

Khác = 4

Bổ sung của tác giả

(Nguồn: tổng hợp của tác giá)

Mơ hình hồi quy tổng qt:

Y = + + u

Y là biến giả, có giá trị bằng 1 nếu hộ gia đình tiếp cận được nguồn vốn vay tín dụng chính thức tại các tổ chức tín dụng trên địa bàn thành phố Rạch Giá, có giá trị

bằng 0 nếu hộ gia đình khơng tiếp cận được nguồn vốn vay tín dụng chính thức; Xi là các yếu tố tác động đến hộ gia đình (i=1...n) và u là phần dư.

Mơ hình:

ln [ ] = β0 + β1gioi + β2tuoi + β3hocvan + β4nghenghiep + β5dantoc +

β6quymoho + β7nguoipt + β8thunhap + β9sotienvay + β10thoihanvay + β11mucdichvay + ε1.

3.2.2. Giả thuyết nghiên cứu:

Giới tính của chủ hộ (gioi): Biến này nhận giá trị 1 nếu chủ hộ là nam, nhận giá trị 0 nếu chủ hộ là nữ. Thơng thường trong gia đình, người đàn ơng sẽ có trách nhiệm kiếm tiền, là lao động chính trong gia đình, là trụ cột về kinh tế. Nên sẽ có khả năng có quyền quyết định, có tiếng nói cao hơn người nữ trong việc vay vốn. Sử dụng vốn để sản xuất kinh doanh, mua sắm chi tiêu, hay mục đích khác.

- Giả thuyết 1: Chủ hộ có giới tính là nam, sẽ có khả năng tiếp cận tín dụng chính thức cao hơn chủ hộ có giới tính là nữ.

Tuổi của chủ hộ (tuoi): Biến này được tính theo năm. Chủ hộ có tuổi càng cao càng có khả năng cao có tiền tiết kiệm, tích luỹ. Có sự tính tốn kỹ lưỡng hơn khi quyết định vay vốn. Ngồi ra, cịn có nhiều kinh nghiệm và mối quan hệ trong công việc, kinh doanh, sản xuất.

- Giả thuyết 2: Chủ hộ có tuổi càng lớn sẽ có khả năng tiếp cận tín dụng chính thức cao hơn chủ hộ có tuổi nhỏ.

Học vấn của chủ hộ (hocvan): Biến này nhận giá trị 1 nếu chủ hộ có trình độ THCS, nhận giá trị 2 nếu chủ hộ có trình độ THPT, nhận giá trị 3 nếu chủ hộ có trình độ Đại học hoặc trên Đại học. Đối với những hộ hoạt động trong ngành nghề kinh doanh, trình độ học vấn càng cao thì khả năng tiếp cận cơng nghệ thơng tin, máy móc hiện đại, kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất càng cao, từ đó có thể đem lại năng suất, hiệu

sao cho hợp lý nhất, tính tốn được chi phí đầu vào, chi phí hoạt động để mang lại lợi nhuận tốt nhất.

- Giả thuyết 3: Chủ hộ có trình độ học vấn cao, sẽ có khả năng tiếp cận tín dụng chính thức cao hơn chủ hộ có trình độ học vấn thấp.

Nghề nghiệp của chủ hộ (nghenghiep): Biến này nhận giá trị 1 nếu chủ hộ đang làm công nhân hoặc công việc lao động phổ thơng, những hộ này thường có thu nhập khơng cao, nhu cầu vay vốn có thể là tăng chi tiêu, mua sắm, hoặc muốn có vốn để kinh doanh, gia tăng thêm thu nhập. Biến nhận giá trị 2 nếu chủ hộ đang kinh doanh, mua bán, những hộ này thường thu nhập không ổn định hoặc theo mùa, tuỳ vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh; Nhìn chung, những hộ này có nhu cầu vay vốn số tiền lớn để tăng vốn đầu tư, mua sắm máy móc – thiết bị, mở rộng kinh doanh, trả nợ...Biến nhận giá trị 3 nếu chủ hộ là cơng nhân viên chức, những hộ này thường có nguồn thu nhập ổn định, vay vốn vì nhiều mục đích khác nhau. Biến này nhận giá trị 4 nếu chủ hộ đang làm công việc khác, khơng thuộc 3 nhóm cơng việc trên.

- Giả thuyết 4: Chủ hộ có nghề nghiệp là kinh doanh sẽ có khả năng tiếp cận tín dụng chính thức cao hơn chủ hộ đang làm công nhân, công nhân viên chức hoặc công việc khác.

Dân tộc của chủ hộ (dantoc): Biến này nhận giá trị 0 nếu dân tộc của chủ hộ là Khmer, nhận giá trị 1 nếu là dân tộc Kinh, Hoa. Số lượng người Kinh, Hoa trên địa bàn chiếm đa số, cao hơn nhiều lần so với người Khmer, vì vậy, nhu cầu của họ cũng cao hơn. Đa số những người Khmer cuộc sống cịn khó khăn, nhu cầu vay vốn cũng không nhiều.

- Giả thuyết 5: Chủ hộ là dân tộc Kinh, Hoa sẽ có khả năng tiếp cận tín dụng chính thức cao hơn chủ hộ có dân tộc Khmer.

Quy mơ hộ gia đình (quymoho): Biến này được tính theo số lượng người trong hộ, những hộ gia đình có số lượng thành viên nhiều, thường có nguồn thu nhập cao hơn

những hộ có ít thành viên, nhưng bên cạnh đó, chi tiêu cũng nhiều hơn. Nhu cầu vay vốn của những hộ này cũng đa dạng hơn.

- Giả thuyết 6: Hộ gia đình có quy mơ lớn có khả năng tiếp cận tín dụng chính thức cao hơn hộ gia đình có quy mơ nhỏ.

Số người phụ thuộc trong gia đình (nguoipt): Biến này được tính theo số lượng người phụ thuộc trong gia đình. Những gia đình có số người phụ thuộc cao đương nhiên sẽ có nhiều gánh nặng và trách nhiệm hơn những hộ khác. Nguồn thu nhập trong gia đình cũng sẽ thấp hơn những hộ có số người phụ thuộc ít.

- Giả thuyết 7: Hộ gia đình có số người phụ thuộc ít sẽ có khả năng tiếp cận tín dụng chính thức cao hơn hộ gia đình có số người phụ thuộc nhiều.

Thu nhập của hộ gia đình (thunhap): Biến này được tính theo số tiền (triệu đồng) mỗi tháng hộ kiếm được. Thu nhập càng cao càng có khả năng chi trả tốt. Những hộ này thường có tài sản thế chấp có giá trị lớn, có nhu cầu vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, hoặc tăng chi tiêu, mua sắm.

- Giả thuyết 8: Hộ gia đình có thu nhập cao sẽ có khả năng tiếp cận tín dụng chính thức cao hơn hộ gia đình có thu nhập thấp.

Số tiền vay (sotienvay): Biến này được tính theo số tiền (triệu đồng) mà hộ muốn vay. Tuỳ theo ngành nghề kinh doanh, công việc làm, mục đích vay vốn mà chủ hộ sẽ có quyết định vay bao nhiêu tiền. Có hộ có nhu cầu vay số tiền lớn, nhưng lại không đảm bảo khả năng để trả nợ. Cũng có hộ có thu nhập cao, chỉ cần vay số tiền nhỏ vì một lý do nào đó như khám chữa bệnh, mua sắm, đóng học phí cho con cái...

- Giả thuyết 9: Số tiền vay ít hay nhiều còn phụ thuộc vào phương án vay vốn, khả năng trả nợ…và nhiều yếu tố khác đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức.

Thời hạn vay (thoihanvay): Biến này được tính theo số năm mà chủ hộ sẽ trả nợ cho Ngân hàng. Thời hạn vay phụ thuộc rất lớn vào số tiền vay và khả năng chi trả của chủ hộ. Thông thường những khoản vay có thời hạn ngắn, rất thích hợp đối với đối

- Giả thuyết 10: Thời hạn vay ngắn sẽ có khả năng tiếp cận tín dụng chính thức cao hơn thời hạn vay dài.

Mục đích vay (mucdichvay): Biến này nhận giá trị 1 nếu mục đích vay của hộ gia đình là tăng chi tiêu, tiêu dùng. Nhận giá trị 2 nếu muốn có vốn đầu tư, sản xuất. Nhận giá trị 3 nếu mục đích vay là khám chữa bệnh. Nhận giá trị 4 nếu có mục đích khác. Mỗi mục đích vay đều phải có phương án cụ thể, phải đảm bảo đủ khả năng trả nợ.

- Giả thuyết 11: Mục đích vay cịn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức.

3.3. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU

3.3.1. Dữ liệu nghiên cứu

Dữ liệu thứ cấp: Tác giả sử dụng dữ liệu từ sách niên giám thống kê năm 2016, các số liệu của Chi cục Thống kê thành phố Rạch Giá, các báo cáo của Uỷ Ban Thành Phố Rạch Giá, các bài báo về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thành phố, các tạp chí khoa học, các luận văn có liên quan đến đề tài nghiên cứu, nguồn internet.

Dữ liệu sơ cấp: Thiết kế bảng câu hỏi bao gồm các biến mà tác giả cho là có ảnh hưởng đến đề tài nghiên cứu, tiến hành điều tra bằng cách phỏng vấn trực tiếp và gởi cho một số bạn bè, đồng nghiệp tại một số phường trên địa bàn thành phố Rạch Giá. Thời gian phỏng vấn, thu thập cũng như xử lý dữ liệu được tác giả thực hiện trong tháng 10 và tháng 11 năm 2017.

Bảng câu hỏi được trình bày ở Phụ lục 1.

3.3.2. Phương pháp chọn mẫu

Rạch Giá là thành phố trực thuộc tỉnh Kiên Giang, thành phố có tổng cộng 11 đơn vị hành chính cấp phường và 1 xã, trong đó có 72 khu phố và ấp. Dưới đây là bảng 3.2, biểu hiện dân số trung bình của thành phố Rạch Giá phân theo số đơn vị hành

Bảng 3.2. Dân số trung bình của thành phố Rạch Giá Tổng số Tổng số Thành phần Dân số trung bình (người) Khu phố Ấp Tổng số

1. Phường Vĩnh Thanh Vân 2. Phường Vĩnh Thanh 3. Phường Vĩnh Quang 4. Phường Vĩnh Hiệp 5. Phường Vĩnh Bảo 6. Phường Vĩnh Lạc 7. Phường An Hồ 8. Phường An Bình 9. Phường Rạch sỏi 10. Phường Vĩnh Lợi 11. Phường Vĩnh Thông 12. Xã Phi Thông 72 5 8 10 5 5 5 7 6 5 4 6 6 66 5 8 10 5 5 5 7 6 5 4 6 6 6 242.362 15.920 25.580 36.952 18.997 26.420 22.885 28.971 16.975 18.135 9.945 10.040 11.542

Nguồn: Niên giám thống kê, 2016

Tác giả thực hiện khảo sát trên 4 phường có dân số trung bình đơng nhất thành phố Rạch Giá là: Phường Vĩnh Thanh, phường Vĩnh Quang, phường Vĩnh Bảo và phường An Hoà. Đây là những phường có mức độ tập trung dân cư đơng đúc, có rất nhiều cửa hàng, cơ sở sản xuất kinh doanh, cũng như các tổ chức tín dụng hầu hết đều tập trung ở những phường này.

Bảng khảo sát có 2 phần: Phần đầu là "Thơng tin của chủ hộ", gồm những câu hỏi về họ tên, giới tính, trình độ chun mơn và dân tộc; Phần tiếp theo là những "Câu hỏi chi tiết", nếu chủ hộ đã, hoặc đang, hoặc có nhu cầu vay vốn tại các tổ chức tín dụng sẽ trả lời tiếp những câu hỏi tiếp theo, bao gồm các câu hỏi về: Quy mơ hộ gia đình, số người phụ thuộc trong hộ, thu nhập trong tháng, chi tiêu trong tháng, mục đích

khảo sát có tổng cộng 19 câu hỏi. Nội dung của các câu hỏi sẽ là các biến mà tác giả kỳ vọng có ảnh hưởng đến tiếp cận vốn vay chính thức, bao gồm: Trình độ học vấn, nghề nghiệp, thu nhập, mục đích vay vốn và số tiền vay vốn.

Tác giả lựa chọn cách khảo sát ngẫu nhiên 500 người. Tác giả đến bốn phường đã chọn để phỏng vấn trực tiếp. Ngoài ra, còn gởi một số mẫu đến bạn bè, đồng nghiệp, để khảo sát những người sống gần khu vực bạn bè, đồng nghiệp đó. Tổng số mẫu phát ra là 500 mẫu, dự phòng 75 mẫu cho những trường hợp không làm đúng theo hướng dẫn trong bảng khảo sát, hoặc trả lời không đầy đủ, không hợp lý. Tác giả thu lại được 480 mẫu, nên đã sử dụng thêm 20 mẫu dự phòng. Tác giả dùng 500 mẫu để phân tích.

Đề tài sử dụng phầm mềm Excel và Stata 12 để xử lý số liệu.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương 3 trình bày mơ hình và phương pháp nghiên cứu của đề tài. Tác giả thiết kế khung phân tích gồm 4 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận được vốn tín dụng chính thức. Thơng tin chủ hộ bao gồm: Giới tính, tuổi. Đặc điểm chủ hộ bao gồm: Trình độ học vấn, nghề nghiệp, dân tộc. Đặc điểm hộ vay bao gồm: Quy mô hộ, số người phụ thuộc, tổng thu nhập. Thông tin vay bao gồm: Số tiền xin vay, thời hạn xin vay, mục đích vay. Sử dụng 500 mẫu để phân tích dữ liệu.

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. TỔNG QUAN THÀNH PHỐ RẠCH GIÁ 4.1. TỔNG QUAN THÀNH PHỐ RẠCH GIÁ

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

Thành phố Rạch Giá được xác định là "Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hố, xã hội của tỉnh Kiên Giang, với vị trí khá lý tưởng, nằm ven biển duy nhất ở miền Tây – Nam – Bộ, vị trí địa lý của thành phố Rạch Giá:

- Phía Đơng – Nam tiếp giáp huyện Châu Thành; - Phía Đơng – Bắc tiếp giáp huyện Tân Hiệp; - Phía Tây – Nam giáp vịnh Thái Lan;

- Phía Tây – Bắc là cụm núi Ba Hịn: Hịn Đất, Hịn Me và Hịn Sóc thuộc huyện Hịn Đất;

Về đường bộ, từ trung tâm thành phố Rạch Giá cách thành phố Cần Thơ 120 km về phía Đơng, cách thành phố Hồ Chí Minh 248 km về phía Đơng – Bắc, cách thị xã Hà Tiên thuộc Kiên Giang 90 km về phía Tây – Bắc. Về đường biển, từ cửa biển Vịnh Thái Lan – Rạch Giá cách huyện đảo Phú Quốc 70 hải lý về hướng Tây, cách thị trấn Hòn Tre – Trung tâm huyện đảo Kiên Hải khoảng 15 hải lý về hướng Tây – Nam. Về đường hàng khơng, đã có các chuyến bay đi Phú Quốc, Cần Thơ, Tp.Hồ Chí Minh.

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Về hệ thống giáo dục, cơ bản đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập ngày càng cao của nhân dân với 48 trường học bao gồm: Tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, phổ thông cơ sở (Niên giám thống kê, 2016). Đặc biệt có Trường THCS Lê Quý Đôn và Trường Tiểu học – bán trú Đinh Bộ Lĩnh, được tỉnh chọn làm mơ hình trường trọng điểm chất lượng cao. Ngoài ra, thành phố cịn có các Trường Cao đẳng Y tế, Kinh tế Kỹ thuật, trung tâm giáo dục thường xuyên, trường dạy nghề…Có đội ngũ cán

tổng cộng 15 cơ sở y tế bao gồm: Bệnh viện, phòng khám đa khoa, nhà hộ sinh, trạm y tế cơ bản đáp ứng đầy đủ nhu cầu chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh của người dân.

Về dân số, theo báo cáo của Chi cục thống kê thành phố Rạch Giá năm 2016, tổng dân số toàn thành phố là 242.362 người. Trong đó, tỷ lệ người ở thành thị là 230.820 người (chiếm 95,24%), tỷ lệ người sống ở nông thôn là 11.542 người (chiếm 4,76%). Có thể thấy, tỷ lệ người sống ở thành thị cao hơn nông thôn rất nhiều lần.

Biểu đồ 4.1. Dân số thành phố Rạch Giá

Nguồn: Niên giám thống kê, 2016

Về lực lượng lao động, tổng số lực lượng lao động trên 15 tuổi là 187.646

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ gia đình ở địa bàn thành phố rạch giá, tỉnh kiên giang (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)