Giả thuyết nghiên cứu:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ gia đình ở địa bàn thành phố rạch giá, tỉnh kiên giang (Trang 33 - 36)

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU

3.2. MÔ HÌNH VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

3.2.2. Giả thuyết nghiên cứu:

Giới tính của chủ hộ (gioi): Biến này nhận giá trị 1 nếu chủ hộ là nam, nhận giá trị 0 nếu chủ hộ là nữ. Thơng thường trong gia đình, người đàn ơng sẽ có trách nhiệm kiếm tiền, là lao động chính trong gia đình, là trụ cột về kinh tế. Nên sẽ có khả năng có quyền quyết định, có tiếng nói cao hơn người nữ trong việc vay vốn. Sử dụng vốn để sản xuất kinh doanh, mua sắm chi tiêu, hay mục đích khác.

- Giả thuyết 1: Chủ hộ có giới tính là nam, sẽ có khả năng tiếp cận tín dụng chính thức cao hơn chủ hộ có giới tính là nữ.

Tuổi của chủ hộ (tuoi): Biến này được tính theo năm. Chủ hộ có tuổi càng cao càng có khả năng cao có tiền tiết kiệm, tích luỹ. Có sự tính tốn kỹ lưỡng hơn khi quyết định vay vốn. Ngồi ra, cịn có nhiều kinh nghiệm và mối quan hệ trong công việc, kinh doanh, sản xuất.

- Giả thuyết 2: Chủ hộ có tuổi càng lớn sẽ có khả năng tiếp cận tín dụng chính thức cao hơn chủ hộ có tuổi nhỏ.

Học vấn của chủ hộ (hocvan): Biến này nhận giá trị 1 nếu chủ hộ có trình độ THCS, nhận giá trị 2 nếu chủ hộ có trình độ THPT, nhận giá trị 3 nếu chủ hộ có trình độ Đại học hoặc trên Đại học. Đối với những hộ hoạt động trong ngành nghề kinh doanh, trình độ học vấn càng cao thì khả năng tiếp cận cơng nghệ thơng tin, máy móc hiện đại, kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất càng cao, từ đó có thể đem lại năng suất, hiệu

sao cho hợp lý nhất, tính tốn được chi phí đầu vào, chi phí hoạt động để mang lại lợi nhuận tốt nhất.

- Giả thuyết 3: Chủ hộ có trình độ học vấn cao, sẽ có khả năng tiếp cận tín dụng chính thức cao hơn chủ hộ có trình độ học vấn thấp.

Nghề nghiệp của chủ hộ (nghenghiep): Biến này nhận giá trị 1 nếu chủ hộ đang làm công nhân hoặc công việc lao động phổ thông, những hộ này thường có thu nhập khơng cao, nhu cầu vay vốn có thể là tăng chi tiêu, mua sắm, hoặc muốn có vốn để kinh doanh, gia tăng thêm thu nhập. Biến nhận giá trị 2 nếu chủ hộ đang kinh doanh, mua bán, những hộ này thường thu nhập không ổn định hoặc theo mùa, tuỳ vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh; Nhìn chung, những hộ này có nhu cầu vay vốn số tiền lớn để tăng vốn đầu tư, mua sắm máy móc – thiết bị, mở rộng kinh doanh, trả nợ...Biến nhận giá trị 3 nếu chủ hộ là công nhân viên chức, những hộ này thường có nguồn thu nhập ổn định, vay vốn vì nhiều mục đích khác nhau. Biến này nhận giá trị 4 nếu chủ hộ đang làm công việc khác, khơng thuộc 3 nhóm cơng việc trên.

- Giả thuyết 4: Chủ hộ có nghề nghiệp là kinh doanh sẽ có khả năng tiếp cận tín dụng chính thức cao hơn chủ hộ đang làm cơng nhân, công nhân viên chức hoặc công việc khác.

Dân tộc của chủ hộ (dantoc): Biến này nhận giá trị 0 nếu dân tộc của chủ hộ là Khmer, nhận giá trị 1 nếu là dân tộc Kinh, Hoa. Số lượng người Kinh, Hoa trên địa bàn chiếm đa số, cao hơn nhiều lần so với người Khmer, vì vậy, nhu cầu của họ cũng cao hơn. Đa số những người Khmer cuộc sống cịn khó khăn, nhu cầu vay vốn cũng không nhiều.

- Giả thuyết 5: Chủ hộ là dân tộc Kinh, Hoa sẽ có khả năng tiếp cận tín dụng chính thức cao hơn chủ hộ có dân tộc Khmer.

Quy mơ hộ gia đình (quymoho): Biến này được tính theo số lượng người trong hộ, những hộ gia đình có số lượng thành viên nhiều, thường có nguồn thu nhập cao hơn

những hộ có ít thành viên, nhưng bên cạnh đó, chi tiêu cũng nhiều hơn. Nhu cầu vay vốn của những hộ này cũng đa dạng hơn.

- Giả thuyết 6: Hộ gia đình có quy mơ lớn có khả năng tiếp cận tín dụng chính thức cao hơn hộ gia đình có quy mơ nhỏ.

Số người phụ thuộc trong gia đình (nguoipt): Biến này được tính theo số lượng người phụ thuộc trong gia đình. Những gia đình có số người phụ thuộc cao đương nhiên sẽ có nhiều gánh nặng và trách nhiệm hơn những hộ khác. Nguồn thu nhập trong gia đình cũng sẽ thấp hơn những hộ có số người phụ thuộc ít.

- Giả thuyết 7: Hộ gia đình có số người phụ thuộc ít sẽ có khả năng tiếp cận tín dụng chính thức cao hơn hộ gia đình có số người phụ thuộc nhiều.

Thu nhập của hộ gia đình (thunhap): Biến này được tính theo số tiền (triệu đồng) mỗi tháng hộ kiếm được. Thu nhập càng cao càng có khả năng chi trả tốt. Những hộ này thường có tài sản thế chấp có giá trị lớn, có nhu cầu vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, hoặc tăng chi tiêu, mua sắm.

- Giả thuyết 8: Hộ gia đình có thu nhập cao sẽ có khả năng tiếp cận tín dụng chính thức cao hơn hộ gia đình có thu nhập thấp.

Số tiền vay (sotienvay): Biến này được tính theo số tiền (triệu đồng) mà hộ muốn vay. Tuỳ theo ngành nghề kinh doanh, cơng việc làm, mục đích vay vốn mà chủ hộ sẽ có quyết định vay bao nhiêu tiền. Có hộ có nhu cầu vay số tiền lớn, nhưng lại không đảm bảo khả năng để trả nợ. Cũng có hộ có thu nhập cao, chỉ cần vay số tiền nhỏ vì một lý do nào đó như khám chữa bệnh, mua sắm, đóng học phí cho con cái...

- Giả thuyết 9: Số tiền vay ít hay nhiều còn phụ thuộc vào phương án vay vốn, khả năng trả nợ…và nhiều yếu tố khác đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức.

Thời hạn vay (thoihanvay): Biến này được tính theo số năm mà chủ hộ sẽ trả nợ cho Ngân hàng. Thời hạn vay phụ thuộc rất lớn vào số tiền vay và khả năng chi trả của chủ hộ. Thông thường những khoản vay có thời hạn ngắn, rất thích hợp đối với đối

- Giả thuyết 10: Thời hạn vay ngắn sẽ có khả năng tiếp cận tín dụng chính thức cao hơn thời hạn vay dài.

Mục đích vay (mucdichvay): Biến này nhận giá trị 1 nếu mục đích vay của hộ gia đình là tăng chi tiêu, tiêu dùng. Nhận giá trị 2 nếu muốn có vốn đầu tư, sản xuất. Nhận giá trị 3 nếu mục đích vay là khám chữa bệnh. Nhận giá trị 4 nếu có mục đích khác. Mỗi mục đích vay đều phải có phương án cụ thể, phải đảm bảo đủ khả năng trả nợ.

- Giả thuyết 11: Mục đích vay cịn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ gia đình ở địa bàn thành phố rạch giá, tỉnh kiên giang (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)