Thu nhập của hộ gia đình và các nhân tố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nghèo thành phố rạch giá (Trang 36)

CHƯƠNG III : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4. Mô tả dữ liệu

3.4.2. Thu nhập của hộ gia đình và các nhân tố

3.4.2.1. Thu nhập của hộ gia đình

Biến số tổng thu nhập của hộ gia đình là biến phụ thuộc trong bài nghiên cứu. Đây là biến số mục tiêu trong việc xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nghèo thành phố Rạch Giá.

3.4.2.2. Mô tả các nhân tố tác động đến thu nhập bình quân hộ gia đình

Quy mơ hộ: Là số nhân khẩu trong hộ gia đình gồm trẻ em, người lớn và người già. Số nhân khẩu càng lớn thì thu nhập bình quân đầu người và chi tiêu bình quân đầu người càng giảm. Do đó, quy mơ hộ sẽ có mối quan hệ nghịch biến với thu nhập và mức chi tiêu của hộ gia đình. Điều này được tìm thấy trong các nghiên cứu đánh giá tác động đến thu nhập hộ gia đình như: Phan Đình Khơi (2012), Nguyễn Việt Cường (2008) và Báo cáo phát triển Việt Nam (2004) của Ngân hàng Thế giới. Kỳ vọng về tác động của quy mơ hộ gia đình đến thu nhập của hộ gia đình là mối quan hệ nghịch (dấu -).

Tỷ lệ người phụ thuộc: Là tỷ lệ các thành viên trong hộ chưa tới tuổi lao động, ngoài độ tuổi lao động hoặc những người trong độ tuổi lao động nhưng khơng có việc làm, người tàn tận cần ni dưỡng trên tổng số thành viên của hộ. Đây là những thành viên trong hộ khơng có khả năng tạo ra thu nhập và sống nhờ vào thu nhập của các thành viên khác trong gia đình (các thành viên có tham gia lao động và tạo ra thu nhập). Những người phụ thuộc này được chia làm 03 nhóm chính: nhóm người dưới 15 tuổi, chưa có khả năng ký kết hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật và khơng tạo ra thu nhập; Nhóm người q tuổi lao động hay về hưu (trên 60 tuổi đối với nam và 55 tuổi đối với nữ); Nhóm người trong độ tuổi lao động nhưng khơng có việc làm, người tàn tận cần ni dưỡng... Tỷ lệ phụ thuộc cao thì mức sống của hộ gia đình giảm xuống, do số thành viên khơng tạo ra thu nhập càng

nhiều thì sẽ làm tăng tiêu dùng lương thực, thực phẩm của hộ trong khi thu nhập không tăng, điều này dẫn đến thu nhập của hộ gia đình giảm xuống. Nguyễn Việt Cường (2008) tìm thấy các hộ gia đình có tỷ lệ thành viên dưới 16 và trên 60 tuổi gây ra một tác động tiêu cực, làm giảm thu nhập của các hộ ở nơng thơn - nơi có tỷ lệ phụ thuộc cao so với thành thị. Nghiên cứu của Arun và đồng sự ( 2006 ) tại Ấn Độ cũng cho kết quả tương tự. Kỳ vọng về tác động của tỷ lệ phụ thuộc đến thu nhập của hộ gia đình là mối quan hệ nghịch (dấu -).

Giới tính chủ hộ: Giới tính là giới của chủ hộ là một biến giả được mã hóa là 1 nếu chủ hộ là nam và 0 nếu là nữ. Vấn đề giới tính của chủ hộ gia đình cũng có ảnh hưởng tới thu nhập và chi tiêu của hộ gia đình. Trong nghiên cứu của Arun và đồng sự (2006) ở Ấn Độ và nghiên cứu của Kiiru và Machakos (2007) ở Kenya cho thấy việc chủ hộ gia đình là nam thì sẽ có thu nhập cao hơn so với các chủ hộ là nữ giới. Tuy nhiên, một kết quả trái ngược được tìm thấy ở Bangladesh khi cho rằng thu nhập tăng lên khi chủ hộ là nữ tham gia đi vay (Piit và Khandker, 1998) ; ở Philippin trong nghiên cứu của Kondo và đồng sự (2007).

Tuổi chủ hộ: Qua khảo lượt nghiên cứu của Lê Việt Phương (2012) kết hợp

quan sát thực tế nhận thấy rằng tuổi chủ hộ có thể sẽ đóng vai trị quan trọng trong việc tiếp cận vốn vay và sử dụng nguồn vốn vay ở các hộ gia đình. Khi chủ hộ có tuổi đời càng cao thì trải nghiệm, kinh nghiệm của chủ hộ càng nhiều, mối quan hệ của chủ hộ được mở rộng. Khi đó, khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay chính thức và bán chính thức của hộ gia đình sẽ tăng lên ; đồng thời việc sử dụng nguồn vốn vay cũng hiệu quả hơn, giúp gia tăng thu nhập cho hộ gia đình. Tuổi chủ hộ được đo lường bằng số năm và được kỳ vọng có mối liên hệ đồng biến với biến phụ thuộc (kỳ vọng dấu:+).

Trình độ học vấn - Trình độ giáo dục: Chính là số năm đi học của chủ hộ

hoặc số năm đi học trung bình của hộ gia đình. Đây là một trong những nhân tố quan trọng, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến thu nhập của hộ. Trình độ giáo dục càng cao thì khả năng ứng dụng các kiến thức, kỹ năng vào sản xuất nơng nghiệp càng nhiều; Từ đó, cải thiện thu nhập và nâng cao mức sống của hộ gia đình. Theo World

Bank (2012), những hộ có trình độ học vấn càng cao (số năm đi học nhiều) thì có thu nhập cao hơn các hộ gia đình khác và những hộ này có chiều hướng tham gia hoạt động sản xuất phi nông nghiệp nhiều hơn. Khơng chỉ dừng lại ở đó, tác động tích cực của trình độ giáo dục của hộ hay của các thành viên trong hộ cũng được tìm thấy trong các nghiên cứu của Quách Mạnh Hòa (2005), Phạm Bảo Dương và Izumida (2002), Phan Thị Nữ (2010). Vì vậy, kỳ vọng về tác động của trình độ học vấn đến thu nhập của hộ gia đình là mối quan hệ nghịch (dấu -).

Dân tộc: Thể hiện đặc điểm dân tộc của hộ gia đình. Ở Thành phố Rạch Giá,

dân tộc Kinh chiếm đại đa số trong tổng dân số nhưng thường tập trung ở các phường trung tâm, nơi có điều kiện cơ sở hạ tầng phát triển, khả năng tiếp cận dễ dàng với hệ thống giới dục và y tế tốt; trong khi đó, dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ dân số ít nhưng lại tập trung đơng đúc ở các phường xã vùng ven nơi bị hạn chế nhiều về điều kiện học tập và chăm sóc sức khỏe nên ít có khả năng ứng dụng kiến thức vào trong sản xuất. Chính vì thế, những hộ gia đình dân tộc ít người có mức sống thấp hơn so với các hộ người Kinh. Trong nghiên cứu của Nguyễn Việt Cường (2008) cho rằng yếu tố dân tộc ảnh hưởng tới thu nhập và chi tiêu, các hộ gia đình người Kinh và Hoa có mức sống cao hơn so với các hộ gia đình có dân tộc khác. Một kết quả tương tự cũng tìm thấy trong các nghiên cứu thực nghiệm của Phan Đình Khôi (2012 ). Tuy nhiên, trong mẫu khảo sát thu thập được, hầu hết những người khảo sát đều thuộc dân tộc Kinh nên việc đưa nhân tố này vào mơ hình hồi quy khơng có nhiều ý nghĩa. Vì vậy tác giả sẽ khơng đưa nhân tố này vào để xem xét trong luận văn của mình.

Bảng 3. Số hộ nghèo chia theo dân tộc trên địa bàn thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2016-2020

Đơn vị hành chính Tổng số hộ nhân dân Tổng số hộ nghèo

Chia theo dân tộc

Kinh Hoa Khmer Khác

Toàn thành phố Rạch Giá 50.424 889 685 20 181 3

1. Phường Vĩnh Thanh Vân 3.152 39 34 5 2. Phường Vĩnh Thanh 5.079 63 58 4 1 3. Phường Vĩnh Quang 7.560 137 106 3 28 4. Phường Vĩnh Hiệp 4.080 102 72 3 26 1 5. Phường Vĩnh Bảo 4.455 34 30 2 2 6. Phường Vĩnh Lạc 5.235 60 45 14 1 7. Phường An Hoà 6.224 49 45 3 1 8. Phường An Bình 3.646 67 55 1 11 9. Phường Rạch Sỏi 3.305 68 62 2 4 10. Phường Vĩnh Lợi 2.317 41 27 14 11. Phường Vĩnh Thông 1.951 45 37 8 12. Xã Phi Thông 3.420 184 114 1 69

(Theo cuốn Thực trạng hộ nghèovà hộ cận nghèo tỉnh Kiên Giang năm 2016)

Giá trị tổng tài sản: Tổng giá trị tài sản của hộ gia đình được tính bằng đơn

tín dụng chính thức của hộ gia đình. Thơng thường, đất đai là một trong những tư liệu sản xuất quan trọng nhất đối với khu vực nông nghiệp, nhất là với các hộ nghèo. Hộ gia đình sống ở nơng thơn với nghề chính là trồng trọt và chăn ni nên diện tích đất sử dụng cho sản xuất đất nơng nghiệp đóng vai trị là yếu tố tạo ra thu nhập cho hộ. Những nông hộ sở hữu diện tích đất canh tác càng nhiều thì càng có nhiều khả năng tạo ra thu nhập cao hơn. Hầu hết các nghiên cứu gần đây của Phan Đình Khơi (2012), Nguyễn Việt Cường (2008), Đinh Phi Hổ và Chiv Vann Di (2010) đều thừa nhận rằng yếu tố đất đai và sở hữu diện tích đất sản xuất nơng nghiệp giúp cải thiện thu nhập và nâng cao phúc lợi của hộ gia đình. Do đó, biến này kỳ vọng có mối quan hệ thuận với biến phụ thuộc (kỳ vọng dấu: +).

Tín dụng nghèo: Là tổng số tiền tín dụng mà hộ gia đình nghèo vay từ NHCSXH tỉnh Kiên Giang. Các khoản vay tín dụng thường được cung cấp cho các hộ gia đình nhằm mục đích khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các hộ gia đình đầu tư phát triển sản xuất. Do đó, theo Hulme và Mosley (1996) và Shame (2004), khi số tiền vay tín dụng được giải ngân càng nhiều thì các hộ gia đình sẽ càng có điều kiện thực hiện, phát triển các hoạt động sản xuất, từ đó giúp nâng cao thu nhập cho các hộ gia đình. Tuy nhiên, trong thực tế có một số trường hợp hộ gia đình sử dụng số tiền từ các khoản vay tín dụng cho mục đích tiêu dùng. Khi đó, khơng những thu nhập của hộ gia đình khơng được tăng lên mà ngược lại, thu nhập của hộ gia đình sẽ giảm do các hộ gia đình vẫn phải chi trả lãi vay. Vì vậy, đối với biến tín dụng nghèo, có cả hai kỳ vọng về mối quan hệ với thu nhập, bao gồm quan hệ thuận (dấu +) và quan hệ nghịch (dấu -).

Bảng 4. Tóm tắt các biến trong mơ hình nghiên cứu

Ký hiệu Tên biến Tác giả nêu

cơ sở chọn biến

Kỳ vọng dấu

Y: Biến phụ thuộc: Thu nhập của hộ gia đình (TN). Đvt: Nghìn đồng/người/năm

X1: gioitinh Biến giới tính của chủ hộ (Nam = 1, nữ = 0)

Lê Việt Phương

(2012) +/-

X2: tuoi Biến thể hiện độ tuổi của chủ hộ Lê Việt Phương

(2012) +

X3: tdhv Biến thể hiện trình độ học vấn của chủ hộ

Lê Việt Phương

(2012) +

X4: qui_mo_ho Biến quy mơ hộ gia đình

Nguyễn Trọng Hoài và cộng sự (2005)

-

X5:

ty_le_phu_thuoc Biến tỷ lệ phụ thuộc

Nguyễn Trọng Hoài và cộng sự (2005)

-

X6: tong_tai_san Biến tổng tài sản của hộ

Nguyễn Trọng Hoài và cộng sự (2005)

+

X7: td_ngheo Biến tín dụng nghèo, thể hiện tổng số tiền vay của hộ nghèo

Hulme và Mosley (1996) và Shame (2004)

+/-

Từ các kỳ vọng dấu tác động nêu trên, các giả thuyết nghiên cứu của mơ hình được phát biểu như sau:

Giả thút H1: Giới tính (GIOITINH) tăng sẽ có tác động làm tăng hoặc làm giảm thu nhập của hộ gia đình (TN).

Giả thuyết H2: Tuổi chủ hộ (Tuoi) tăng sẽ có tác động làm tăng thu nhập của hộ gia đình (TN).

Giả thuyết H3: Trình độ học vấn (TDHV) cao hơn sẽ có tác động làm tăng thu nhập của hộ gia đình (TN).

Giả thút H4: Quy mơ hộ gia đình (QM_HO) tăng sẽ có tác động làm giảm thu nhập của hộ gia đình (TN).

Giả thuyết H5: Tỷ lệ phụ thuộc (TL_PHUTHUOC) tăng sẽ có tác động làm giảm thu nhập của hộ gia đình (TN).

Giả thuyết H6: Tổng giá trị tài sản (TAISAN) tăng sẽ có tác động làm tăng thu nhập của hộ gia đình (TN).

Giả thút H7: Tín dụng nghèo (TD_NGHEO) tăng sẽ có tác động làm tăng hoặc làm giảm thu nhập của hộ gia đình (TN).

CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Mô tả mẫu dữ liệu 4.1. Mô tả mẫu dữ liệu

Thông qua dữ liệu điều tra khảo sát hộ nghèo và của NHCSXH tỉnh Kiên Giang, tác giả đã chọn lọc được 203 hộ gia đình có đầy đủ các thơng tin cho phân tích dữ liệu của luận văn. Đầu tiên, tác giả sẽ thực hiện phân tích thống kê mơ tả để xem xét đặc điểm của mẫu dữ liệu đã thu thập.

4.1.1. Các thông tin về nhân khẩu học của hộ gia đình

* Đặc điểm về giới tính của chủ hộ: Phần lớn chủ hộ trong mẫu dữ liệu

nghiên cứu là nam giới, với tỷ lệ là 90,6% trong tổng số hộ gia đình được khảo sát; chỉ có 9,4% chủ hộ là nữ giới trong mẫu khảo sát. Điều này là khá phù hợp với truyền thống của Việt Nam khi thông thường, người đứng tên chủ hộ gia đình là nam giới.

Hình 1. Đặc điểm giới tính của chủ hộ gia đình

Nguồn: Tác giả thống kê từ dữ liệu thu thập

* Đặc điểm tuổi của chủ hộ: Về tuổi chủ hộ cho thấy, độ tuổi trung bình

của chủ hộ là khoảng 47 tuổi. Những chủ hộ đi vay trẻ nhất là 21 tuổi, trong khi những chủ hộ vay vốn lớn tuổi nhất là 88 tuổi. Mức độ biến động trung bình của độ tuổi so với giá trị trung bình là khoảng 12 tuổi.

Bảng 5. Thông tin vay theo độ tuổi

Tuổi trung bình Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất

Hộ vay vốn 46,79 12,12 21 88

Nguồn: Tác giả thống kê từ dữ liệu

* Đặc điểm về quy mơ hộ gia đình và tỷ lệ phụ thuộc: Kết quả thống kê

mô tả thể hiện trong Bảng 6 cho thấy trung bình các hộ gia đình được điều tra có khoảng 5 thành viên trong gia đình lao động và có tỷ lệ phụ thuộc là khoảng 1,5. Điều này cho thấy, nhìn chung quy mơ hộ gia đình trong mẫu khảo sát là khá lớn. Ngoài ra, tỷ lệ phụ thuộc lớn hơn 1 cho thấy trung bình số thành viên trong gia đình khơng lao động cao hơn 1,5 lần số thành viên trong gia đình đang đi làm tạo ra thu nhập.

Bảng 6. Thông tin vay theo đặc điểm quy mô hộ

Số người lao động Tỷ lệ người phụ thuộc

Trung bình Độ lệch chuẩn Trung bình Độ lệch chuẩn

Hộ vay vốn 4,91 1,83 1,54 0,99

Nguồn: Tác giả thống kê từ dữ liệu

* Đặc điểm trình độ học vấn của chủ hộ: Phần lớn các chủ hộ trong mẫu

khảo sát đã học hết cấp 1 (từ lớp 5 trở xuống), chiếm tỷ lệ là 53,2%. Các chủ hộ học hết cấp 2 (từ lớp 6 đến lớp 9) chiếm tỷ lệ 31%. Còn lại 15,8% chủ hộ học hết cấp 3 (từ là 10 đến lớp 12). Điều này cho thấy, đa phần các chủ hộ trong mẫu khảo sát có trình độ học vấn tương đối thấp nên việc áp dụng các kiến thức trong các hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ còn nhiều hạn chế.

Hình 2. Đặc điểm về trình độ học vấn của chủ hộ gia đình

Nguồn: Tác giả thống kê từ dữ liệu

4.1.2. Các thơng tin về tài sản và việc vay vốn tín dụng của chủ hộ

* Đặc điểm tổng tài sản của hộ gia đình: Kết quả phân tích 203 hộ gia đình

cho thấy trung bình tổng tài sản của các hộ gia đình trong mẫu khảo sát là 60,562 triệu đồng. Hộ gia đình có tài sản lớn nhất được ước tính là khoảng 200,2 triệu đồng, trong khi hộ có tài sản thấp nhất là 10,35 triệu đồng. Trong số các hộ gia đình này, những hộ có giá trị tài sản lớn chủ yếu là giá trị của mảnh đất họ đang sinh sống. Đây chính là tài sản quan trọng nhất của họ, là nền tảng trong sinh kế của các hộ gia đình.

Bảng 7. Thông tin về tổng tài sản của hộ gia đình

ĐVT Trung bình Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất

Tổng tài

sản Nghìn đồng 60.563 25.682 10.350 200.200

Nguồn: Tác giả thống kê từ dữ liệu

* Đặc điểm về các khoản vay tín dụng: Trung bình các hộ gia đình trong

mẫu khảo sát vay vốn tín dụng khoảng 13,184 triệu đồng. Hộ gia đình có mức vay lớn nhất là 70 triệu đồng, trong khi hộ vay ít nhất có mức vay là 2 triệu đồng. So với giá trị thống kê tổng tài sản ở trên, có thể thấy trung bình tổng tài sản của các hộ gia đình sẽ gấp 4,5 lần so với trung bình số tiền vay vốn. Điều này cho thấy về cơ bản,

các hộ gia đình vay vốn cũng khá thận trọng trong việc vay vốn tín dụng từ Ngân hàng chính sách xã hội.

Bảng 8. Thơng tin về số tiền vay vốn tín dụng của hộ gia đình

ĐVT Trung bình Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất

Tín dụng Nghìn đồng 13.184 9.331 2.000 70.000

Nguồn: Tác giả thống kê từ dữ liệu

4.1.3. Đặc điểm về thu nhập của hộ gia đình

Kết quả thống kê mơ tả cho thấy, trung bình các hộ gia đình trong mẫu khảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nghèo thành phố rạch giá (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)