CHƯƠNG IV : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.5. Phân tích kết quả của các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ gia
đình nghèo ở thành phố Rạch Giá tỉnh Kiên Giang:
Từ các kết quả nghiên cứu trên, tác giả có thể đưa ra kết luận về một số nhân tố có tác động đến thu nhập của các hộ gia đình nghèo ở thành phố Rạch Giá tỉnh Kiên Giang như sau:
4.5.1. Yếu tố về trình độ học vấn và tỷ lệ phụ thuộc
Kết quả hồi quy cho thấy số năm đi học của chủ hộ tăng lên thì thu nhập của hộ gia đình gia tăng. Mặt khác, tỷ lệ phụ thuộc trong hộ gia đình càng giảm cũng sẽ giúp gia tăng thu nhập của hộ gia đình. Điều này cho thấy số năm đi học của chủ hộ ngày càng gia tăng thì thu nhập của hộ gia đình càng được nâng cao. Ngồi ra, khi
các thành viên trong gia đình có việc làm nhiều hơn (giảm sự phụ thuộc cho gia đình) cũng giúp cho thu nhập của các hộ gia đình được cải thiện. Kết quả này khá phù hợp với nghiên cứu của Lê Việt Phương (2012) khi tác giả cho rằng một trong nhóm hai nhân tố giúp hộ gia đình thốt nghèo là nhóm nhân tố về bản thân của hộ gia đình, bao gồm cả 2 nhân tố kể trên là trình độ học vấn của chủ hộ và số người có việc làm trong hộ gia đình.
4.5.2. Yếu tố về tài sản
Tài sản của hộ gia đình tăng lên thì thu nhập của hộ gia đình cũng gia tăng. Kết quả này khá phù hợp với thực tế, khi tài sản chủ yếu của các hộ gia đình trong mẫu khảo sát là đất đai và các tài sản phục vụ cho việc sản xuất. Việc các tài sản này gia tăng cho thấy các hộ gia đình nghèo ở Rạch Giá đã có thêm tài sản phục vụ cho sản xuất. Đây chính là nền tảng để gia tăng thu nhập của các hộ gia đình. Kết quả này cũng tương đồng với các nghiên cứu trong phần lược khảo như của Lê Việt Phương (2012), Nguyễn Trọng Hoài và cộng sự (2005)…
4.5.3. Yếu tố mức tín dụng cho hộ nghèo
Tín dụng cho các hộ nghèo tăng lên thì thu nhập của hộ gia đình cũng gia tăng. Kết quả này khá phù hợp với thực tế, khi hộ nghèo có thêm các khoản vay tín dụng thì họ sẽ có nhiều hoạt động mở rộng sản xuất, từ đó giúp nâng cao thu nhập của hộ gia đình. Kết quả này cũng tương đồng với hầu hết các nghiên cứu trong phần lược khảo như của Lê Việt Phương (2012), Nguyễn Trọng Hoài và cộng sự (2005).