Biến Biến độc lập Tham khảo
(X1) Tuổi của chủ hộ Nguyễn Quốc Oánh và Phạm Thị Mỹ Dung (2010)
X2 Giới tính của chủ hộ Bruno và cộng sự (2011)
X3 Nghề nghiệp chính của hộ Trần Ái Kết và Huỳnh Trung Thời (2013) X4 Dân tộc Phan Đình Khơi (2013)
X5 Diện tích đất của chủ hộ Nguyễn Văn Vũ An, Phạm Phi Hùng, Bùi Hoàng Nam (2016)
X6 Học vấn của chủ hộ Li et al (2011)
X7 Số lao động của hộ Bùi Văn Trịnh và Trương Phương Thảo (2014)
X8 Khoảng cách đến các ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính
Bùi Văn Trịnh và Trương Phương Thảo (2014). Ho (2004), Vaeseen (2000), Li et al. (2010)
X9 Số năm sống tại địa phương Phạm Bảo Quốc và Nguyễn Thị Búp (2016) X10 Kinh nghiệm của chủ hộ Phạm Quốc Bảo và Nguyễn Thị Búp, 2016
X11 Số thành viên trong hộ Li et al (2011)
X12 Số tiền vay Nguyễn Kim Anh, Ngô Văn Thứ, Lê Thanh Tâm, Nguyễn Thị Tuyết Mai
X13 Số lần vay Nguyễn Kim Anh, Ngô Văn Thứ, Lê Thanh Tâm, Nguyễn Thị Tuyết Mai
Hình 3.1.2: Khung đánh giá tác động của Quỹ trợ nông dân tác động đến đời sống (thu nhập/chi tiêu) của hội viên nông dân
Tuổi Giới tính Đặc trưng của hộ Nghề nghiệp Dân tộc Đời sống (thu nhập/chi tiêu) Diện tích đất Học vấn Năng lực của hộ Lao động
Thời gian sinh sống tại địa phương
Kinh nghiệm Thành viên của hộ Số tiền vay Số lần vay Khoảng cách Điều kiện Đặc trưng của hộ Thành viên của hộ
3.1.2. Thiết kế nghiên cứu
Hình 3.1.3: Quy trình nghiên cứu của đề tài
3.2. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU:
Số liệu thứ cấp: Thu thập từ các nguồn tài liệu có sẵn tại Hội nơng dân tỉnh,
sở nông nghiệp tỉnh, sở Công thương, Hội Nông dân huyện Châu Thành và thu thập thông tin từ các báo cáo khoa học, tạp chí, báo và Internet…. Các thông tin này được tổng hợp và phân tích lại cho phù hợp với mục tiêu nghiên cứu
Số liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu được thu thập từ khảo sát thực tế, tiến hành vào tháng 11/2016, phỏng nhóm hộ trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh. Các xã chọn khảo sát: xã Thanh Mỹ, xã Lương Hòa, xã Hưng Mỹ, xã Mỹ Chánh, xã Hịa Minh, xã Phước Hảo, xã Nguyệt Hóa mỗi xã chọn 2 tổ chi hội, danh sách chi Hội trưởng cung cấp .
3.3. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỐ LIỆU:
Nghiên cứu ứng dụng phương pháp thống kê mô tả để mô tả thực trạng đời sống của hộ và việc tiếp cận quỹ của hộ hội viên nông dân. Thống kê mô tả dữ liệu
Vấn đề nghiên cứu
Mơ hình nghiên cứu đề xuất Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu có liên quan
Phát bảng câu hỏi thử nghiệm
Điều chỉnh mơ hình và các thang đo
Thu thập số liệu Phỏng vấn bằng bảng câu hỏi
Kiểm định mơ hình Hồi quy OLS; thống kê mơ tả; phân tích
bằng các phép tính và chỉ số thống kê thơng thường như bảng tần số, trung bình, lớn nhất, nhỏ nhất, phương sai, độ lệch chuẩn.
Đề tài sử dụng mơ hình OLS để đánh giá tác động của quỹ ảnh hưởng đến đời sống ( thu nhập/ chi tiêu) của hộ hội viên nơng dân.
Dựa vào mơ hình hồi quy tổng quát và các yếu tố tác động đến đời sống (thu nhập/chi tiêu) của hộ hội viên nông dân trong mẫu khảo sát (đã được xây dựng khung phân tích), mơ hình nghiên cứu của đề tài như sau:
Y =β+ β1X1 + β2 X2+ β3X3 + . . .+ ei
Trong đó:
- Y là biến phụ thuộc thể hiện đời sống(thu nhập/chi tiêu) của hộ nông dân - X1,...,X12: là các biến độc lập (biến giải thích) có tác động đến đời sống của hộ nông dân.
- β1,...,β12: là các tham số hồi quy. - β0: là hằng số.
- ei: là sai số của mơ hình.
Mơ hình cụ thể của đề tài:
THU NHẬP = β0 + β1TUOI + β2GIOITINH +β3NGHENGHIEP + β4DANTOC + β5DTDAT + Β6HOCVAN + β7SOLD + β8KHOANGCACH + β9 SONAMSSDP + β10KINHNGHIỆM + β11 SOTHANHVIEN+ β12 SOTIENVAY+ β13 SOLANVAY
CHI TIÊU = β0 + β1TUOI + β2GIOITINH +β3NGHENGHIEP + β4DANTOC + β5DTDAT + Β6HOCVAN + β7SOLD + β8KHOANGCACH + β9SONAMSSDP + β10KINHNGHIỆM + β11 SOTHANHVIEN + β12 SOTIENVAY+ β13SOLANVAY
X1,…,X13: là các biến độc lập (biến giải thích) đưa vào mơ hình được mơ tả như sau:
Tuổi của chủ hộ (X1), ký hiệu là TUOI: được tính từ năm sinh đến thời điểm
nghiên cứu. Thường chủ hộ có tuổi càng cao thì có nhiều kinh nghiệm, có mối quan hệ nên dễ dàng tiếp cận quỹ hội Tuy nhiên, một số chủ hộ có tuổi cao, đã tích lũy được nhiều tài sản nên muốn nghỉ ngơi, an nhàn, không muốn vay vốn từ quỹ Vì vậy biến này được kỳ vọng tác động cùng chiều hoặc nghịch chiều với khả năng vay vốn của Quỹ [hệ số β mang dấu dương (+) hoặc dấu âm (-)].
Giới tính của chủ hộ (X2), ký hiệu là GIOITINH: là biến giả, có giá trị là 1 nếu chủ hộ là nam, có giá trị là 0 nếu chủ hộ là nữ. Do đặc thù tại vùng khảo sát, trong gia đình người nam là chủ hộ và quyết định việc sản xuất cũng như việc có vay vốn hay khơng. Vì vậy biến này được kỳ vọng là có tác động cùng chiều với khả năng vay vốn [hệ số β mang dấu dương (+)].
Nghề nghiệp (X3), ký hiệu là NGHENGHIEP: là biến giả, có giá trị là nếu chủ hộ làm nghề nơng nghiệp, có giá trị là 1, chủ hộ làm nghề chăn ni, có giá trị là 2, chủ hộ làm nghề dịch vụ, có giá trị là 3, chủ hộ làm nghề khác, có giá trị là 4. Các hô ̣ làm nghề sản xuất nông nghiệp sẽ có dễ dàng tiếp cận từ vốn vay của Quỹ hội cao hơn, từ đó cũng làm tăng khả năng vớn vay từ Quỹ Hội cao hơn. Vì vậy biến này được kỳ vọng là có tác động cùng chiều với khả năng vay vốn Qux hội [hệ số β mang dấu dương (+)].
Dân tộc (X4), ký hiệu là DANTOC: là biến giả, có giá trị là 1 nếu chủ hộ là
dân tộc Kinh, có giá trị là 0 nếu chủ hộ là dân tộc Khmer. Thường chủ hộ là dân tộc Kinh sẽ có cơ hội tiếp cận vốn tín dụng chính thức nhiều hơn so với chủ hộ là dân tộc Khmer (vì hộ dân tộc Khmer thường sống ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, cách xa các điểm giao dịch tài chính tín dụng chính thức). Tuy nhiên, những năm gần đây nhà nước có nhiều chính sách tín dụng ưu đãi đối với vùng đồng bào dân tộc Khmer, nên họ cũng có nhiều thuận lợi để tiếp cận vốn. Vì vậy biến này được kỳ vọng là có tác động cùng chiều hoặc nghịch chiều với khả năng vay vốn [hệ số β mang dấu dương (+) hoặc dấu âm (-)].
Diện tích đất (X5) có giấy chứng nhận quyền sử dụng, ký hiệu là DTDAT: là tổng diện tích đất sản xuất của hộ gia đình đã có giấy chứng nhân quyền sử dụng (m2). Đất sản xuất nông nghiệp là một trong những điều kiện quan trọng cho hộ nông dân mở rộng sản xuất, nếu mở rộng sản xuất với quy mơ lớn thì cần có vốn, từ đó nhu cầu vay vốn sẽ tăng. Đồng thời, diện tích đất sản xuất nơng nghiệp lớn sẽ là cơ sở để các Tổ chức tính dụng cũng như Quỹ hội sẽ xem xét cho vay với mục đích sản xuất. Hơn nữa khi hộ nơng dân có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với diện tích lớn sẽ có lợi thế về mặt tài sản thế chấp khi vay vốn của tổ chức tín dụng nhân dân và có khả năng vay vốn Quỹ hội sẽ cao. Vì vậy biến này được kỳ vọng là có tác động cùng chiều với khả năng vay vốn Quỹ hội [hệ số β mang dấu dương (+)].
Trình độ học vấn của chủ hộ (X6), ký hiệu là HOCVAN: là biến giả, có giá trị
là 0 khi chủ hộ khơng có học vấn, giá trị bằng 1 khi chủ hộ có trình độ Cấp 1, giá trị bằng 2 khi chủ hộ có trình độ Cấp 2, giá trị bằng 3 khi chủ hộ có trình độ Cấp 3, giá trị bằng 4 khi chủ hộ có trình Trung cấp/Cao đăng, giá trị bằng 5 khi chủ hộ có trình độ Đại học, [hệ số β mang dấu dương (+/- )].
Lao động của hộ (X7), ký hiệu là SOLD: là số lao động chính của hộ (người).
Những hộ có nhiều lao động chính sẽ tăng thu nhập, có nhiều lao động để sản xuất. Vì vậy biến này được kỳ vọng là có tác động cùng chiều với khả năng vay vốn Quỹ hội [hệ số β mang dấu dương (+)].
Khoảng cách từ nơi sinh sống đến trung tâm xã (X8), ký hiệu
KHOANGCACH: là khoảng cách từ nơi hộ sinh sống đến trung tâm xã cho thấy các
hộ gia đình sống xa ngân hàng ít có khả năng tiếp cận với các chương trình tín dụng vì họ có thể phải mất nhiều thời gian hơn và chi phí vay cao do các chi phí như đi lại, bưu chính hoặc viễn thơng. Vì vậy biến kỳ vọng gia đình gần ngân hàng tham gia nhiều hơn vào các chương trình tín dụng. [hệ số β mang dấu dương (+)].
Số năm sinh sống địa phương của hộ (X9) ký hiệu là SONAMSSDP: là thời gian cư trú của hộ từ năm bắt đầu sinh sống tại địa phương. Các hộ có thời gian sinh sống tại địa phương càng lâu thì khả tiếp cận tín dụng sẽ cao, do các hộ này sống tại
địa phương lâu năm sẽ gắn với trách nhiệm và cam kết trả nợ vay. Bên cạnh đó, thời gian sinh sống tại địa phương của chủ hộ gắn liền với việc tích lũy của cải và quyền kiểm sốt các nguồn tài ngun của hộ nơng dân. Vì vậy biến này được kỳ vọng là có tác động cùng chiều với khả năng vay vốn [hệ số β mang dấu dương (+)].
Kinh nghiệm của chủ hộ (X10) Những hộ có kinh nghiệm nhiều năm sản xuất ở lĩnh vực nơng nghiệp họ có thể tạp ra được nhiều sản phẩm, của cải, do đó có khả năng tiếp cận vốn Quỹ. Những kinh nghiệm của hộ có thể tăng năng suất và giảm rủi ro trong quá trình sản xuất [hệ số β mang dấu dương (+)]
Số thành viên trong hộ (X11) ký hiệu là Sothanhvien: là số lượng thành viên
trong một hộ gia đình, hộ gia đình có đơng người có khả năng tiếp cận chương trình tín dụng, bao gồm cả tín dụng vi mơ. Trong trường hợp quy mơ hộ gia đình có thể có tác động tích cực đến khả năng vay vốn tín dụng (Đồn (2010), Nguyễn (2007)). Ngược lại, Li et al. (2010) chứng minh rằng các hộ gia đình có nhiều thành viên ít có khả năng tiếp cận các nguồn tín dụng nhỏ hơn [hệ số β mang dấu dương (+)]
Số tiền vay của hộ (X12) ký hiệu là SOTIENVAY là biến giải thích số tiền mà
hộ tiếp cận được từ Quỹ hội để mở rộng sản xuất tạo thêm thu nhập của hộ [hệ số β mang dấu dương (+)]
Số lần vay (X13) ký hiệu là SOLANVAY là biến giải thích số lần mà chủ hộ
Bảng 3.3: Bảng ý nghĩa của các biến và kỳ vọng về dấu các hệ số βi của mơ hình hồi quy
Biến Giải thích Diễn giải ý nghĩa của biến Kỳ vọng về dấu X1 TUOI Tuổi của chủ hộ (tính từ năm sinh đến
thời điểm phỏng vấn).
(+/-)
X2 GIOITINH Giới tính của chủ hộ Chủ hộ là nam giá trị 1, Chủ hộ là nữ giá trị 0,
(+)
X3 NGHE NGHIEP Nghề nghiệp của chủ hộ
Sản xuất nông nghiệp =1;chăn nuôi 2; dịch vụ 3; khác 4
(+)
X4 DANTOC Dân tộc của chủ hộ
Giá trị 1, chủ hộ là dân tộc Kinh Giá trị 0, chủ hộ là dân tộc Khmer
(+/-)
X5 DTDAT Diện tích đất m2 (+)
X6 HOCVAN Trình độ học vấn của chủ hộ
Không biết chữ =0, Cấp 1 = 1, Cấp 2 = 2, Cấp 3 = 3, Trung cấp/Cao đẳng = 4, Đại học = 5
(+/-)
X7 SOLD Số lao động chính của hộ (người) (+) X8 KHOANGCACH Khoảng cách từ nơi sinh sống của hộ đến
trung tâm huyện (km)
(+)
X9 SONAMSSDP Thời gian sinh sống tại địa phương của hộ (năm)
(+)
X10 KINHNGHIEM Kinh nghiệm hộ (năm) (+) X11 SOTHANHVIEN Số thành viên của hộ (+/-) X12 SOTIENVAY Số tiền vay của hộ (+) X13 SOLANVAY Số lần vay (+)
CHƯƠNG 4 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 TỔNG QUAN VỀ HUYỆN CHÂU THÀNH 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1 Vị trí địa lý
Huyện Châu Thành là huyện vùng ven của tỉnh Trà Vinh, nằm bao quanh thành phố Trà vinh, có diện tích tự nhiên là 33.485ha, chiếm 15,67%. Phía Bắc giáp thành phố Trà Vinh, Đông Bắc giáp huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre, Đông giáp huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre, Đông Nam giáp huyện Cầu Ngang, Nam giáp với huyện Trà Cú, Tây giáp huyện Tiểu Cần,Tây Bắc giáp huyện Càng Long.
Tồn huyện có 13 xã và 1 thị trấn; gồm các xã: Đa Lộc, Thanh Mỹ, Mỹ Chánh, Lương Hịa, Lương Hồ A, Nguyệt Hóa, Song Lộc, Hưng Mỹ, Phước Hảo, Hòa Thuận, Hòa Lợi, Long Hòa, Hòa Minh và thị trấn Châu Thành.
Châu Thành có địa hình đặc thù, đó là địa hình đồng bằng ven biển với những giồng cát chạy dài. Nhìn chung, địa hình tương đối thấp và bằng phẳng. Độ cao trung bình phổ biến từ 0,4 – 1,2m (chiếm khoảng 87% diện tích tồn huyện). Nơi có địa hình cao nhất (+5 m) là các đỉnh giồng thuộc Đa Lộc - Mỹ Chánh. Nơi có địa hình trũng (+ 0,2 m) thuộc các cánh đồng ở xã Thanh Mỹ và rãi rác ở các xã Phước Hảo, Lương Hòa, Lương Hòa A, Song Lộc, Hòa Thuận. Do sự phân cách giữa các giồng cát và hệ thống sơng rạch đã tạo nên địa hình của huyện khá phức tạp và có đặc tính riêng của từng vùng.
4.1.1.2. Tài ngun đất đai
Huyện có 04 loại đất chính, gồm: đất giồng cát, đất cát triền giồng, đất phù sa và đất phèn (đất phèn phát triển nhiễm mặn ít ở huyện Châu Thành), các loại đất đều thích hợp cho việc trồng cây hàng năm.