.2 Các huyện được khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng vi mô của người nghèo tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh trà vinh (Trang 53 - 56)

Huyện Số quan sát Tỷ trọng Duyên Hải 100 25,97% Trà Cú 100 25,97% Châu Thành 100 25,97% Cầu Ngang 85 22,09% Tổng cộng 385 100%

Nguồn: Số liệu khảo sát, 2017

Biểu đồ 3.1 Tỷ trọng người nghèo vay vốn được khảo sát

59,20% 40,80%

Đã tiếp cận Chưa tiếp cận

Trong tổng số 385 đáp viên, có 228 người nghèo có vay vốn tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Trà Vinh (chiếm tỷ trọng 59,20%) và 157 người nghèo khơng có vay vốn tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Trà Vinh (chiếm tỷ trọng 40,80%). Như vậy vẫn còn nhiều người nghèo chưa tiếp cận được nguồn vốn TDVM tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Trà Vinh, trong số 157 người nghèo không vay vốn tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Trà Vinh, khi cần vốn, người nghèo sẽ vay vốn từ bạn bè, người thân, vay nặng lãi, vay từ quỹ trợ vốn, hoặc hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Trà Vinh. Trong đó số vốn vay trung bình của người nghèo là 8.338.961 đồng, cao nhất là 42 triệu đồng, thấp nhất là 200 nghìn đồng.

Biểu đồ 3.2 Tỷ trọng người Kinh, Khmer được khảo sát

Nguồn: Số liệu khảo sát, 2017 Biểu đồ 3.2 cho thấy trong số 385 quan sát có 313 quan sát là người nghèo thuộc dân tộc Khmer (chiếm tỷ trọng 81,3%), còn lại 72 người nghèo là dân tộc Kinh (chiếm tỷ trọng 18,7%). Nhìn chung do đặc thù tỉnh Trà Vinh có khoảng 31,5% là đồng bào dân tộc Khmer, trong đó tỷ lệ hộ nghèo Khmer chiến khoảng 59,11% hộ nghèo chung. Kết quả khảo sát cũng cho thấy trong số 385 quan sát có 126 người nghèo là nam (chiếm tỷ trọng 32,73%), còn lại 259 người nghèo được khảo sát là nữ (67,27%).

Biểu đồ 3.3 Tỷ trọng nam, nữ được khảo sát

Nguồn: Số liệu khảo sát, 2017

Biểu đồ 3.4 Tuổi của chủ hộ

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 1 18 35 52 69 86 103 120 137 154 171 188 205 222 239 256 273 290 307 324 341 358 375 Tuổi (năm)

Nguồn: Số liệu khảo sát, 2017

Kết quả từ cuộc khảo sát cũng chỉ ra rằng độ tuổi trung bình của chủ hộ trong mẫu khảo sát trung bình là 49 tuổi, cao nhất là 86 tuổi, thấp nhất là 21 tuổi. Ngồi ra, có 56 quan sát có độ tuổi từ 65 tuổi trở lên, chiếm 14.5%.

Về số năm sinh sống tại địa phương, theo kết quả thống kê cho thấy đa số người nghèo có thời gian sống tại địa phương lâu năm. Cụ thể, có 3 hộ có thời gian cư trú tại địa phương từ 1 đến dưới 5 năm, 10 hộ cư trú từ 5 đến dưới 10 năm, 372 hộ có thời gian cư trú từ 10 năm trở lên.

Bảng 3.3 cho thấy theo kết quả khảo sát trên địa bàn nghiên cứu, đa số người nghèo có trình độ học vấn từ tiểu học trở xuống. Trong đó người nghèo chưa biết chữ là 150 người (chiếm 38,9%). Có 30 người nghèo biết đọc, biết viết (7,79%), 144 người nghèo có trình độ tiểu học (37,4%), 52 người nghèo có trình độ trung học cơ sở (13,51%), 8 người nghèo có trình độ trung học phổ thơng (13,51%) và chỉ có 1 người nghèo có trình độ trên phổ thơng trung học (0,26%). Nhìn chung trình độ học vấn của người nghèo được khảo sát trên địa bàn khá thấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng vi mô của người nghèo tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh trà vinh (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)