Kết quả thống kê mô tả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng vi mô của người nghèo tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh trà vinh (Trang 53 - 62)

3.3 Đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng vi mơ của người nghèo tại ch

3.3.1 Kết quả thống kê mô tả

Khảo sát được tiến hành từ tháng 11 năm 2017 đến tháng 12 năm 2017 với đối tượng được khảo sát là người nghèo đã tiếp cận được và chưa tiếp cận được nguồn vốn TDVM tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Trà Vinh với số quan sát là 385. Cuộc khảo sát được tiến hành tại 04 huyện: Duyên Hải, Trà Cú, Cầu Ngang, Châu Thành, đại diện mỗi huyện 100 quan sát, riêng huyện Cầu Ngang 85 quan sát (chọn xã Long Sơn) vì thực tế khi khảo sát số lượng người nghèo tại huyện Cầu Ngang khá ít, tập trung tại xã Long Sơn.

Bảng 3.2 Các huyện được khảo sát

Huyện Số quan sát Tỷ trọng Duyên Hải 100 25,97% Trà Cú 100 25,97% Châu Thành 100 25,97% Cầu Ngang 85 22,09% Tổng cộng 385 100%

Nguồn: Số liệu khảo sát, 2017

Biểu đồ 3.1 Tỷ trọng người nghèo vay vốn được khảo sát

59,20% 40,80%

Đã tiếp cận Chưa tiếp cận

Trong tổng số 385 đáp viên, có 228 người nghèo có vay vốn tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Trà Vinh (chiếm tỷ trọng 59,20%) và 157 người nghèo khơng có vay vốn tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Trà Vinh (chiếm tỷ trọng 40,80%). Như vậy vẫn còn nhiều người nghèo chưa tiếp cận được nguồn vốn TDVM tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Trà Vinh, trong số 157 người nghèo không vay vốn tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Trà Vinh, khi cần vốn, người nghèo sẽ vay vốn từ bạn bè, người thân, vay nặng lãi, vay từ quỹ trợ vốn, hoặc hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Trà Vinh. Trong đó số vốn vay trung bình của người nghèo là 8.338.961 đồng, cao nhất là 42 triệu đồng, thấp nhất là 200 nghìn đồng.

Biểu đồ 3.2 Tỷ trọng người Kinh, Khmer được khảo sát

Nguồn: Số liệu khảo sát, 2017 Biểu đồ 3.2 cho thấy trong số 385 quan sát có 313 quan sát là người nghèo thuộc dân tộc Khmer (chiếm tỷ trọng 81,3%), còn lại 72 người nghèo là dân tộc Kinh (chiếm tỷ trọng 18,7%). Nhìn chung do đặc thù tỉnh Trà Vinh có khoảng 31,5% là đồng bào dân tộc Khmer, trong đó tỷ lệ hộ nghèo Khmer chiến khoảng 59,11% hộ nghèo chung. Kết quả khảo sát cũng cho thấy trong số 385 quan sát có 126 người nghèo là nam (chiếm tỷ trọng 32,73%), còn lại 259 người nghèo được khảo sát là nữ (67,27%).

Biểu đồ 3.3 Tỷ trọng nam, nữ được khảo sát

Nguồn: Số liệu khảo sát, 2017

Biểu đồ 3.4 Tuổi của chủ hộ

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 1 18 35 52 69 86 103 120 137 154 171 188 205 222 239 256 273 290 307 324 341 358 375 Tuổi (năm)

Nguồn: Số liệu khảo sát, 2017

Kết quả từ cuộc khảo sát cũng chỉ ra rằng độ tuổi trung bình của chủ hộ trong mẫu khảo sát trung bình là 49 tuổi, cao nhất là 86 tuổi, thấp nhất là 21 tuổi. Ngồi ra, có 56 quan sát có độ tuổi từ 65 tuổi trở lên, chiếm 14.5%.

Về số năm sinh sống tại địa phương, theo kết quả thống kê cho thấy đa số người nghèo có thời gian sống tại địa phương lâu năm. Cụ thể, có 3 hộ có thời gian cư trú tại địa phương từ 1 đến dưới 5 năm, 10 hộ cư trú từ 5 đến dưới 10 năm, 372 hộ có thời gian cư trú từ 10 năm trở lên.

Bảng 3.3 cho thấy theo kết quả khảo sát trên địa bàn nghiên cứu, đa số người nghèo có trình độ học vấn từ tiểu học trở xuống. Trong đó người nghèo chưa biết chữ là 150 người (chiếm 38,9%). Có 30 người nghèo biết đọc, biết viết (7,79%), 144 người nghèo có trình độ tiểu học (37,4%), 52 người nghèo có trình độ trung học cơ sở (13,51%), 8 người nghèo có trình độ trung học phổ thơng (13,51%) và chỉ có 1 người nghèo có trình độ trên phổ thơng trung học (0,26%). Nhìn chung trình độ học vấn của người nghèo được khảo sát trên địa bàn khá thấp.

Bảng 3.3 Trình độ học vấn của người nghèo

Trình độ học vấn của chủ hộ Số quan sát Tỷ trọng

Chưa biết chữ 150 38,96%

Biết đọc, biết viết 30 7,79%

Tiểu học 144 37,40%

Trung học cơ sở 52 13,51%

Phổ thông trung học 8 2,08%

Trên Phổ thông trung học 1 0,26%

Tổng cộng 385 100,00%

Nguồn: Số liệu khảo sát, 2017 Đề tài sử dụng thông tin thu thập trực tiếp từ 385 người nghèo trong đó có 228 người nghèo có tiếp cận được nguồn vốn TDVM tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Trà Vinh được chọn ngẫu nhiên từ các huyện Duyên Hải, Cầu Ngang, Trà Cú, Châu Thành, tỉnh Trà Vinh. Xét trên mục đích vay vốn của người nghèo có thể phân loại như sau:

Bảng 3.4 Mục đích vay vốn của người nghèo

Mục đích vay vốn Số lượng Tỷ trọng

Vay sản xuất kinh doanh 147 64,47%

Mua đất, sửa nhà, xây nhà 30 13,16%

Ốm đau 20 8,77%

Vay tiêu dùng 16 7,02%

Vay nước sạch và vệ sinh môi trường 13 5,70%

Vay do nhu cầu đột xuất 2 0,88%

Tổng cộng 228 100,00%

Nguồn: Số liệu khảo sát, 2017 Có 147 người nghèo vay để sản xuất kinh doanh (tỷ trọng 64,47%), 30 người nghèo cho rằng vay vốn để mua đất, sửa nhà, xây nhà (13,16%), 20 người nghèo vay vì ốm đau (8,77%), 16 người nghèo vay để tiêu dùng (tỷ trọng 7,02%), 13 người nghèo vay chương trình nước sạch và vệ sinh mơi trường (5,70%), chỉ có 2 người nghèo vay do nhu cầu đột xuất (0,88%). Như vậy, đa số người nghèo khi vay vốn TDVM là để phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh.

Biểu đồ 3.5 Thu nhập bình quân của hộ nghèo được khảo sát

0 20000000 40000000 60000000 80000000 100000000 120000000 140000000 160000000 1 23 45 67 89 111 133 155 177 199 221 243 265 287 309 331 353 375 Thu nhập bình quân năm (đồng/hộ)

Biểu đồ 3.5 cho thấy trong 385 quan sát có 13 quan sát có thu nhập bình quân năm là 12 triệu đồng, 32 quan sát có thu nhập bình qn là 24 triệu đồng, 110 quan sát có thu nhập bình qn là 36 triệu đồng, 20 quan sát có thu nhập bình qn là 42 triệu đồng, thu nhập bình quân 43,2 triệu đồng, 44,4 triệu đồng, 45,6 triệu đồng có đồng số quan sát là 1 quan sát, 62 quan sát có thu nhập bình qn là 48 triệu đồng, 4 quan sát có thu nhập bình qn là 50,4 triệu đồng, 2 quan sát có thu nhập bình qn là 57,6 triệu đồng, 45 quan sát có thu nhập bình qn là 60 triệu đồng, thu nhập bình quân 62,4 triệu đồng, 67,2 triệu đồng, 69,6 triệu đồng có đồng số quan sát là 21 quan sát, 2 quan sát có thu nhập bình qn là 66 triệu đồng, 29 quan sát có thu nhập bình qn là 72 triệu đồng, 19 quan sát có thu nhập bình qn là 84 triệu đồng, 13 quan sát có thu nhập bình qn là 96 triệu đồng, 4 quan sát có thu nhập bình qn là 108 triệu đồng, 6 quan sát có thu nhập bình qn là 120 triệu đồng, 132 triệu đồng, 144 triệu đồng.

Bảng 3.5 Quy mơ hộ gia đình được khảo sát

Quy mô Số quan sát Tỷ trọng

1 người 24 6,23% 2 người 32 8,31% 3 người 135 35,06% 4 người 86 22,34% 5 người 56 14,55% 6 người 29 7,53% 7 người 14 3,64% 8 người 3 0,78% 9 người 6 1,56% Tổng cộng 385 100,00%

Nguồn: Số liệu khảo sát, 2017 Trong 385 quan sát có 24 quan sát trả lời rằng hộ gia đình có quy mơ 1 người (6,23%), 32 quan sát trả lời rằng hộ gia đình có quy mơ 2 người (8,31%), 135 quan sát trả lời rằng hộ gia đình có quy mơ 3 người (35,06%), 86 quan sát trả lời rằng hộ

gia đình có quy mơ 4 người (22,34%), 56 quan sát trả lời rằng hộ gia đình có quy mơ 5 người (14,55%), 29 quan sát trả lời rằng hộ gia đình có quy mơ 6 người (7,53%), 14 quan sát trả lời rằng hộ gia đình có quy mơ 7 người (3,64%), 3 quan sát trả lời rằng hộ gia đình có quy mơ 8 người (0,78%), 6 quan sát trả lời rằng hộ gia đình có quy mơ 9 người (1,56%).

Trong 385 người nghèo được khảo sát, có 291 hộ khơng có tài sản, 1 hộ có tổng tài sản 3,5 triệu đồng, 3 hộ có tổng tài sản 4 triệu đồng, 1 hộ có tổng tài sản là 5 triệu đồng, 3 hộ có tổng tài sản là 6,5 triệu đồng, 1 hộ 7 triệu đồng, 5 hộ 8 triệu đồng, 5 hộ 9 triệu đồng, 5 hộ 10 triệu đồng, 3 hộ 11 triệu đồng, 3 hộ 12 triệu đồng, 2 hộ 13 triệu đồng, 6 hộ 14 triệu đồng, 5 hộ 15 triệu đồng, 3 hộ 16 triệu đồng, 1 hộ 17 triệu đồng, 2 hộ 18 triệu đồng, 7 hộ 20 triệu đồng, 24 hộ 21 triệu đồng, 2 hộ 24 triệu đồng, 1 họ 25 triệu đồng, 8 hộ 26 triệu đồng, 1 hộ 27 triệu đồng, 2 hộ 28 triệu. Như vậy, đa số người nghèo trên địa bàn tỉnh khơng có tài sản.

Biểu đồ 3.6 Tổng tài sản của người nghèo được khảo sát

Nguồn: Số liệu khảo sát, 2017 Về diện tích đất nơng nghiệp, trong 385 quan sát có 303 quan sát khơng có đất canh tác, 1 quan sát có 0,02 ha, 4 quan sát có 0,05 ha, 16 quan sát có 0,1 ha, 6 quan sát có 0,15 ha, 27 quan sát có 0,2 ha, 1 quan sát có 0,25 ha, 8 quan sát có 0,3 ha, 1 quan sát có 0,35 ha, 2 quan sát có 0,4 ha, 4 quan sát có 0,5 ha, 1 quan sát có 0,54 ha,

2 quan sát có 0,6 ha, 2 quan sát có 0,8 ha, 1 quan sát có 1 ha, 1 quan sát có 1,5 ha, 1 quan sát có 11 ha, 1 quan sát có 2 ha, 1 quan sát có 20 ha, 1 quan sát có 3 ha, 1 quan sát có 0,6 ha. Kết quả này cho thấy đa số người nghèo khơng có đất canh tác, phải đi làm thuê, làm mướn theo thời vụ, thu nhập bấp bênh.

Có 21 hộ nghèo khơng có người đang trong độ tuổi lao động, có 47 hộ có 1 người đang trong độ tuổi lao động, 188 hộ có 2 người đang trong độ tuổi lao động, 81 hộ có 3 người đang trong độ tuổi lao động, 31 hộ có 4 người đang trong độ tuổi lao động, 12 hộ có 5 người đang trong độ tuổi lao động, 4 hộ có 6 người đang trong độ tuổi lao động, 1 hộ có 8 người đang trong độ tuổi lao động.

Đối với yếu tố nghề nghiệp của người nghèo được khảo sát, có 1 quan sát sống bằng nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, 12 quan sát sống bằng nghề đánh bắt thủy sản, 1 quan sát sống bằng nghề bốc vác, 3 quan sát sống bằng nghề bắt cua, cá, 1 quan sát sống bằng nghề bắt dọp, 28 quan sát sống bằng nghề buôn bán nhỏ, 1 quan sát sống bằng nghề cào đường, 1 quan sát sống bằng nghề chằm lá, 22 quan sát sống bằng nghề chăn nuôi, 6 quan sát con hỗ trợ, 1 quan sát làm công nhân, 1 quan sát sống bằng nghề giữ trẻ, 2 quan sát sống bằng nghề giúp việc nhà, 1 quan sát sống bằng nghề hái rau, có 281 quan sát sống bằng nghề làm thuê, 4 quan sát nuôi trồng thủy sản, 1 quan sát làm thợ mộc, 1 quan sát làm tiểu thủ công nghiệp, 1 quan sát do nhà nước trợ cấp, 1 quan sát do trợ cấp và từ thiện, 12 quan sát trồng trọt và 3 quan sát trồng trọt và chăn ni. Như vậy hầu hết người nghèo đều có việc làm, tuy nhiên, cơng việc cịn mang tính chất thời vụ.

Trong 385 quan sát có 12 quan sát ở nhà người thân, 1 quan sát ở nhà thuê, 372 quan sát có nhà riêng. Người nghèo trên địa bàn tỉnh được vay ưu đãi để xây, sửa nhà. Ngồi ra, những hộ Khmer khó khăn về nhà ở cịn được hỗ trợ xây dựng nên đa số người nghèo khi được khảo sát đều có nhà riêng.

Trong 228 người nghèo đã vay được vốn tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Trà Vinh thì có 3 quan sát cho rằng vốn vay chiếm 20% tổng vốn để sản xuất kinh doanh, 3 quan sát cho rằng vốn vay chiếm 25% tổng vốn để sản xuất kinh doanh, 194 quan sát cho rằng vốn vay chiếm 50% tổng vốn để sản xuất kinh doanh, 1 quan sát cho

rằng vốn vay chiếm 60% tổng vốn để sản xuất kinh doanh, 8 quan sát cho rằng vốn vay chiếm 70% tổng vốn để sản xuất kinh doanh, 7 quan sát cho rằng vốn vay chiếm 80% tổng vốn để sản xuất kinh doanh, 1 quan sát cho rằng vốn vay chiếm 85% tổng vốn để sản xuất kinh doanh, 11 quan sát cho rằng vốn vay chiếm 100% tổng vốn để sản xuất kinh doanh. Như vậy đa số người nghèo khi đã vay vốn tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Trà Vinh thì vẫn phải vay mượn thêm mới có thể tiến hành sản xuất kinh doanh vì lượng vốn vay được cịn thấp.

Trong số 228 quan sát có vay vốn tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Trà Vinh, có 228 quan sát cho rằng phương thức trả nợ vay là hoàn trả vốn gốc một lần khi đáo hạn, lãi trả hàng tháng (chiếm tỷ trọng 100% người nghèo có vay vốn tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Trà Vinh). Phương thức trả nợ vay vào cuối kỳ dẫn đến việc một số người nghèo phải vay mượn nặng lãi để trả nợ vay NH do số tiền gốc phải trả khi đến hạn là khá cao so với họ. Vì nếu khơng trả nợ đúng hạn thì sẽ khơng được vay tiếp. Kết quả là nợ chồng nợ, từ đó người nghèo có tâm lý sợ nợ vay.

100% người nghèo vay được vốn TDVM tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Trà Vinh đều không phải trả thêm khoản phí nào khác ngoài lãi vay và tiền photo, công chứng các loại giấy tờ liên quan đến thủ tục. Đồng thời thủ tục vay vốn là do tổ trưởng tổ TKVVV chuẩn bị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng vi mô của người nghèo tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh trà vinh (Trang 53 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)