Kỳ vọng của các biến sử dụng trong mơ hình hàm thu nhập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đa dạng hóa thu nhập, nguyên nhân và kết quả trường hợp nông hộ nghèo xã tân hùng huyện tiểu cần tỉnh trà vinh (Trang 37)

Ký hiệu Tên biến ĐVT Kỳ

vọng

gioitinh Giới tính 1: Nam; 0: Nữ +/-

hocvan Học vấn Năm +

tuoi Tuổi chủ hộ Năm +

dantoc Dân tộc 1: Kinh; 0: Khác +

nghenghiep Nghề nghiệp 1: NN; 0: Khác +

laodong Số lao động Người +

nguoiphuthuoc Tỷ lệ phụ thuộc % -

DTSX Diện tích sản xuất 1.000 m2 +/-

SID Chỉ số đa dạng hóa % +

vayvon Vay vốn từ các tổ chức chính thức 1: Có; 0: Khơng +

CHƯƠNG 3

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN TIỂU CẦN TỈNH TRÀ VINH

3.1 TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 3.1.1 Vị trí địa lý 3.1.1 Vị trí địa lý

Huyện Tiểu Cần nằm về phía Tây của tỉnh Trà Vinh, thuộc tả ngạn sơng Hậu. Phía Đơng của Tiểu Cần giáp huyện Châu Thành, phía Tây giáp huyện Cầu Kè và sơng Hậu, phía Nam giáp huyện Trà Cú và sơng Hậu, và phía Bắc giáp huyện Càng Long.

Hình 3.1: Bản đồ tỉnh Trà Vinh

Tồn huyện có 09 xã, 02 thị trấn, gồm: Phú Cần, Long Thới, Tập Ngãi, Ngãi Hùng, Tân Hoà, Hùng Hoà, Hiếu Tử, Hiếu Trung, Tân Hùng, thị trấn Tiểu Cần và

thị trấn Cầu Quan. Trung tâm huyện lỵ nằm cách trung tâm tỉnh lỵ (thị xã Trà Vinh) khoảng 24 km theo Quốc lộ 60.

Xã Tân Hùng nằm về hướng Nam của huyện Tiểu Cần, cách Trung tâm huyện 2,5 km, giáp xã Ngãi Hùng ở phía Đơng, xã Tân Hịa ở phía Tây và thị Trấn Tiểu Cần và một phần xã Tập Ngãi phía Bắc.

Hình 3.2: Bản đồ huyện Tiểu Cần

Huyện Tiểu Cần có địa hình tương đối bằng phẳng, có hướng thấp dần về phía Đơng (Biển Đơng). Phần lớn diện tích đất có cao trình bình qn phổ biến từ 0,4 – 1,0 m so với mực nước biển.Theo nhận định của đại diện Phịng Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn (P.NNPTNT) huyện, địa hình huyện Tiểu Cần thích hợp cho canh tác lúa, hoa màu và cây lâu năm. Tuy nhiên, ở khu vực gị cao (nơi có độ cao 1,0 m so với mực nước biển) thường thiếu nước canh tác trong mùa khơ và một số khu vực trũng thấp (nơi có độ cao 0,4-0,6 m so với mực nước biển) bị ngập sâu vào mùa mưa tập trung, hay khi thủy triều lên cao.

3.1.2 Đất đai và thổ nhưỡng

Theo đại diện P.NNPTNT huyện, tổng diện tích đất tự nhiên tồn huyện là 22.675 ha. Trong đó, đất nơng nghiệp chiếm 19.674 ha và ngư nghiệp có 82 ha. Đất cho ruộng lúa nước lên tới 13.395 ha, ruộng 2 vụ là 185 ha, và đất trồng màu là 957 ha.

Huyện Tiểu Cần có 3 loại đất chính: Đất giồng cát (387,7 ha và chiếm 1,83% diện tích tự nhiên), đất phù sa (17.799,30 ha, chiếm 83,85% diện tích tự nhiên) và đất phèn (3.040 ha chiếm 14,32% diện tích đất tự nhiên). Theo đại diện P.NNPTNT thì với các loại đất trên, Tiểu Cần thích hợp với việc trồng lúa, nhiều nơi cịn thích hợp trồng màu, cây ăn trái. Những vùng trũng ven sơng có hệ thống thủy lợi, tưới tiêu, rất thích hợp trồng lúa với ni trồng thủy sản. Tuy nhiên, cần phải chú ý đến việc đầu tư thủy lợi hoàn chỉnh, áp dụng các biện pháp canh tác, những tiến bộ khoa học kỹ thuật, bố trí cơ cấu mùa vụ và giống cây trồng thích hợp theo điều kiện từng vùng.

3.1.3 Khí hậu

Tỉnh Trà Vinh khơng nằm trong số các tỉnh được báo cáo là bị ảnh hưởng do ngập lụt song lại bỉ ảnh hưởng của hiện tượng mặn hóa của nước biển. Từ năm 2009, nước mặn từ cửa sông theo hệ thống sông Cửu Long đã thâm nhập 10 - 60 km vào 53 xã của các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau, Vĩnh Long và Hậu Giang. Điều này dẫn đến tình trạng thiếu nước nghiêm trọng tại một số địa phương ở các huyện ven biển của một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

Trong vài thập kỷ tới, đồng bằng sông Cửu Long được dự đoán sẽ bị ảnh hưởng nặng nề bởi mực nước biển dâng, dẫn đến mất nhiều đất nông nghiệp. Khoảng 15.000 - 20.000 km2 đất thấp ven biển sẽ bị ngập hoàn toàn. Nước lũ sẽ cao hơn tại các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang, Kiên Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ và Hậu Giang. Thời gian lũ lụt cũng sẽ kéo dài hơn so với hiện nay. Tình trạng xâm nhập của nước mặn sẽ vào sâu trong nội địa, tập trung ở các tỉnh

ven biển Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang và Long An. Nước ngọt sẽ trở nên khan hiếm.

3.1.4 Thủy văn

Huyện Tiểu cần chịu ảnh hưởng chủ yếu của chế độ thủy văn sông Hậu và hệ thống các sơng, rạch chằng chịt trên địa bàn trong đó sơng Cần Chơng đóng một vai trị quan trọng. Huyện còn chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều biển Đông thông qua sông Hậu và các kênh rạch bắt nguồn từ sông Hậu như: sông Cần Chông, Rạch Miễu, Rạch Trẹm và kênh Bắc Trang.

Sông Hậu, đoạn chảy qua huyện, rộng và sâu, thoát nước nhanh, trữ nước nhiều, không bị ảnh hưởng của lũ thượng nguồn, đảm bảo cung cấp nước tưới cho đồng ruộng. Rạch Cần Chông dài 13 km, lấy nước từ sông Hậu, nối với Rạch Tiểu Cần và gặp đoạn cuối của kênh Trà Ngoa. Đây là rạch chính của huyện, lấy nước ngọt từ sơng Măng Thít đổ qua kênh Trà Ngoa, và được ngăn mặn bởi cống đập Cần Chơng.

Cùng với hệ thống thủy lợi Nam Măng Thít, cống đập Cần Chông đưa vào sử dụng giúp ngăn mặn, tháo úng rửa phèn cho hầu hết đất canh tác nông nghiệp của huyện. Đây là lợi thế rất lớn giúp cho ngành trồng trọt, chăn ni phát triển. Nhìn chung, chế độ triều và thủy văn ảnh hưởng đáng kể đến sản xuất nông nghiệp và ni trồng thủy sản.

3.2 TÌNH HÌNH KINH TẾ

3.2.1 Tình hình sản xuất nơng nghiệp

Sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện đã được Phịng nơng nghiệp huyện xây dựng những kế hoạch cụ thể cho từng thời điểm nhằm tạo được những thuận lợi cơ bản trong sản xuất, bên cạnh đó nhận thức của người nơng dân cũng nâng cao cụ thể như thực hiện đồng loạt và theo sát lịch thời vụ cũng như áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Tuy nhiên, trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn vẫn gặp phải những khó khăn nhất định như ảnh hưởng của biến đổi thời tiết, dịch bệnh tiềm ẩn trên cây trồng và vật nuôi…

Diện tích gieo trồng trong năm 2013 là 38.554 ha đạt 90,49% kế hoạch và bằng 90,49% kết quả cùng kỳ năm trước.

Mặt hàng nông sản của huyện bao gồm 4 nhóm sản phẩm chính là lúa, hoa màu, cây công nghiệp và cây ăn trái. Bảng 3.1 trình bày kết quả sản xuất nông nghiệp của huyện trong năm 2013 và 9 tháng đầu năm 2014. Cây lúa có tổng diện tích gieo trồng 3 vụ trong năm 2013 đạt 34.550 ha với sản lượng 200.687 tấn. Diện tích lúa trong năm 2014 có giảm nhẹ, cụ thể vụ đơng xn 2013-2014 đạt 101,3% diện tích so với kế hoạch đề ra nhưng chỉ bằng 92,4% so với cùng kỳ năm trước, vụ hè thu đạt 105,6% kế hoạch và bằng 98,43% so với cùng kỳ năm trước. Tổng sản lượng lúa của huyện trong 9 tháng đầu năm 2014 vào khoảng 148.243 tấn.

Đối với cây hoa màu, trong năm 2013 toàn huyện gieo trồng 2.864 ha đạt sản lượng 37.423 tấn. Trong 9 tháng đầu năm 2014 diện tích gieo trồng hoa màu của huyện đã đạt 87,4% diện tích gieo trồng cả năm 2013, với diện tích 2.503 ha và đạt sản lượng 30.086 tấn và đạt 86,58% kế hoạch đề ra.

Cây công nghiệp trên địa bàn huyện có 3 sản phẩm chính là mía (cây cơng nghiệp ngắn ngày), dừa và ca cao (cây công nghiệp dài ngày). Là mặt hàng mới trên địa bàn nên mía và ca cao vẫn chưa phát triển mạnh về diện tích cũng như sản lượng. Trong năm 2013, sản lượng mía trong huyện thu được 120.831 tấn trên tổng diện tích gieo trồng là 1.138 ha. Trong 9 tháng đầu năm 2014 cây mía xu hướng phát triển tăng nhẹ, diện tích gieo trồng 9 tháng là 980 ha bằng 86% so với diện tích gieo trồng cả năm 2013.

Diện tích cây ăn trái năm 2014 có xu hướng giảm so với năm 2013. Cụ thể, diện tích năm 2013 là 2.050 ha với sản lượng thu hoạch đạt 20.500 tấn, so với kế hoạch đạt 70,57%. Năm 2014, diện tích cây ăn trái là 2.010 ha, trong 9 tháng đầu năm 2014, sản lượng cây ăn trái là 14.472 tấn, đạt 72,36% so với kế hoạch.

Bảng 3.1: Kết quả sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Tiểu Cần năm 2013 và 9 tháng đầu năm 2014 HUYỆN TIỂU CẦN Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Đạt so với DT kế hoạch 2013 34.550 200.687 92,00% ĐX 2013-2014 11.752 82.099 101,30% Cây lúa HT 2014 12.249 66.144 105,60% 2013 2.864 37.423 71,74% Cây màu 9/2014 2.503 30.086 86,58% 2013 1.138 120.831 112,68% Mía 9/2014 980 - 98,80% 2013 5.469 51,666 triệu trái 209,94% Dừa 9/2014 5.470 39,384 triệu trái 76,20% 2013 204 76 - Cây công nghiệp Ca cao 9/2014 204 62 72,90% 2013 2.050 20.500 70,57%

Cây ăn trái

9/2014 2.010 14.472 100,5% XÃ TÂN HÙNG Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Đạt so với DT kế hoạch 2013 3.039 19.450 102,22% ĐX 2013-2014 1.103 8.104 117,65% Cây lúa HT 2014 1.103 - - 2013 145 1.272 113,28% Màu lương thực 6/2014 16 184 - 2013 373 4.401 103% Cây màu Màu thực phẩm 6/2014 69 531 45,09% 2013 31,4 - 157% Mía 6/2014 31,4 - 100% Cây công nghiệp

6/2014 650 0,005 triệu trái 86,42%

2013 7,1 23 -

Ca cao

6/2014 - - -

2013 337 1.896 104,17%

Cây ăn trái

6/2014 50 180 60%

Nguồn: Báo cáo Kinh tế - Xã hội huyện Tiểu Cần và xã Tân Hùng, 2013 – 9/2014

Tân Hùng là một trong những xã nghèo thuộc huyện Tiểu Cần, nằm cách trung tâm huyện 2,5 km về hướng Nam. Bảng 3.1 trên cũng cho biết kết quả sản xuất nông nghiệp của xã này.

Năm 2013, diện tích gieo sạ lúa cả 3 vụ là 3.039 ha, năng suất bình quân 6,4 tấn/ha, sản lượng đạt 19.450 tấn, đạt 102,22% kế hoạch đặt ra. Trong đó vụ Đơng Xn đạt năng suất cao nhất 6,8 tấn/ha với sản lượng 6.888 tấn. So với năm 2013, thì sản lượng lúa 6 tháng đầu năm 2014 có chiều hướng tăng, cụ thể với diện tích gieo sạ của vụ Đơng Xn là 1.013 ha thì năng suất bình quân là 8 tấn/ha, sản lượng đạt 8.104 tấn, đạt 117,65% kế hoạch.

Cây hoa màu gồm có màu lương thực và màu thực phẩm. Năm 2013, màu lương thực chủ yếu là bắp, đậu, khoai các loại,… thu hoạch được 145 ha, đạt 113,28% kế hoạch (kế hoạch là 128 ha). Năng suất bình quân 8,1 tấn/ha với sản lượng là 1.272 tấn. Tương tự trong 6 tháng đầu năm 2014, màu lương thực thu hoạch được 16 ha với sản lượng 184 tấn, trong đó bắp 6,5 ha, ước namgw suất đạt 8,5 tấn/ha; khoai mì thu hoạch được 9,5 ha, năng suất bình quân 13,5 tấn/ha, đạt 59,26% kế hoạch. Đối với màu thực phẩm, trong năm 2013 thu hoạch được 373 ha, đạt 103% kế hoạch, chủ yếu là rau các loại, đậu, dưa hấu, dưa gang, bí đỏ,… ước năng suất 11,8 tấn/ha, sản lượng 4.401 tấn. Trong 6 tháng đầu năm 2014, thu hoạch diện tích rau các loại được 531 tấn, đạt 45,09% kế hoạch.

Cây công nghiệp ở xã Tân Hùng bao gồm mía, dừa và ca cao. Trong đó mía là cây công nghiệp ngắn ngày với diện tích là 31,4 ha đang phát triển, đạt 157 % kế hoạch vào năm 2013. Tương tự, trong 6 tháng đầu năm 2014, cũng với diện tích là 31,4 ha đang phát triển và đạt 100% kế hoạch. Đối với dừa là cây công nghiệp dài ngày, xã đã chăm sóc tốt 530 ha năm 2013, ước tổng sản lượng 5,016 triệu trái, đạt

168,88% kế hoạch. Bên cạnh đó, xã cũng cấp tiền hỗ trợ phân bón cho người trồng dừa đang cho trái theo hướng dẫn 324 của Sở Nơng nghiệp và Sở Tài chính, kết quả đã cấp 1.711 hộ với tổng số tiền 963,3 triệu đồng. Năm 2014, trong 6 tháng đầu năm, xã đã chăm sóc tốt 650 ha diện tích dừa hiện có, sản lượng 0,005 triệu trái, đạt 86,42% kế hoạch. Với 19.150 cây ca cao đang phát triển tốt trên diện tích 47,3 ha, thì có khoảng 7,1 ha đang cho trái với tổng sản lượng là 23 tấn năm 2013.

Các hộ dân ở xã cũng đã chăm sóc tốt vườn cây ăn trái với diện tích 337 ha, ước sản lượng 1.896 tấn, đạt 104,17% so với kế hoạch trong năm 2013. Hai quý đầu năm 2014, người dân đã chăm sóc tốt 50 ha diện tích vườn cây ăn trái với sản lượng đạt được là 180 tấn, đạt 60% kế hoạch.

3.2.2 Chăn nuôi

Số lượng đàn gia súc và gia cầm của huyện năm 2013 và trong 9 tháng đầu năm 2014 tăng giảm không đều. Cụ thể năm 2013, đàn heo là 68.856 con, đạt 72,1% kế hoạch, đàn bò là 10.393 con, đạt 60% kế hoạch; đàn trâu là 69 con, đạt 51% so với kế hoạch; đàn dê là 83 con, đạt 59% kế hoạch đặt ra và đàn gia cầm với 466.000 con, đạt 42% kế hoạch. Theo số liệu thống kê của Chi cục thống kê đến tháng 9/2014 trên tồn huyện có 527.000 con gia cầm, đạt 105,4% kế hoạch, trong đó đàn gà 237.000 con; đàn vịt, ngan, ngỗng 290.000 con. Tổng đàn gia súc là 74.009 con, đạt 91,2% kế hoạch, trong đó trâu là 49 con; bò là 10.400 con, dê là 80 con và heo là 63.480 con.

Năm 2013, đàn gia cầm xã Tân Hùng là 100.436 con, đạt 100,63% kế hoạch (kế hoạch là 99.800 con). Đàn gia súc gồm heo với 14.194 con, đạt 112,15% so với kế hoạch; đàn bị phát triển 1.733 con, đạt 101,22% kế hoạch. Ngồi ra, xã cịn thực hiện mơ hình chăn ni heo đệm lót sinh học ở 01 hộ ấp Te Te 1. Đến tháng 6 năm 2014, đàn gia súc phát triển mới với 15.845 con heo, đạt 63,38% và 29 con bò, đạt 99 % kế hoạch, nâng tổng số bò lên 792 con. Đàn gia cầm đạt 56,91% kế hoạch với 62.600 con (kế hoạch là 110.000 con).

3.2.3 Thủy sản

Tổng diện tích ni thủy sản cả năm 2013 là 864 ha, đạt 99,53% kế hoạch với 3.051 lượt hộ thả ni hơn 80 nghìn con giống các loại, sản lượng thu hoạch được 13.313 tấn cá tơm các loại. Trong đó cá tra thu hoạch được 3.080 tấn trên diện tích 10,23 ha; cá lóc có 97 lượt hộ ni trên diện tích là 9,16 ha với sản lượng thu hoạch là 977 tấn; cá hỗn hợp có 2.923 lượt hộ ni với sản lượng thu hoạch là 9.256 ha trên 844,61 ha.

Đến tháng 9 năm 2014, huyện đã thống kê được tổng diện tích ni thủy sản là 487,20 ha, đạt 57,31% so với kế hoạch (kế hoạch là 850 ha). Trong đó có 1.503 lượt hộ thu hoạch với diện tích 429,63 ha, sản lượng thu được là 6.646 tấn. Đối với cá tra, có 22 lượt hộ thả ni trên diện tích 4,55 ha, thu hoạch được 647 tấn. Với diện tích 5,86 ha có 64 lượt hộ thả ni cá lóc, sản lượng thu được 906,8 tấn. Cá hỗn hợp có 1.601 lượt hộ thả ni với diện tích 420 ha, thu hoạch được 5.092 tấn. Bảng 3.2: Kết quả sản xuất thủy sản huyện Tiểu Cần

Năm 2013 9/2014 Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Cá tra 10,23 3.080 4,55 647 Cá lóc 9,16 977 5,86 907 Cá hỗn hợp 844,61 9.256 420,00 5.092

Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất nông nghiệp huyện Tiểu Cần năm 2013 – 9/ 2014

Năm 2013, xã Tân Hùng thu hoạch được 351,5 tấn cá tra thương phẩm, ước tổng sản lượng đánh bắt và nuôi công nghiệp là 1.800 tấn, đạt 80% kế hoạch. Đến tháng 6 năm 2014, sản lượng thủy sản, cụ thể là cá tra thương phẩm thu được 80 tấn, cá lóc 110 tấn, đồng thời đánh bắt 574,8 tấn. Tổng sản lượng là 764,8 tấn, đạt 39,83% so với kế hoạch.

3.3 TÌNH HÌNH XÃ HỘI

Cơng tác xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm xã Tân Hùng

Cơng tác xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm của xã Tân Hùng năm 2013 đã đạt được một số thành tựu tiêu biểu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đa dạng hóa thu nhập, nguyên nhân và kết quả trường hợp nông hộ nghèo xã tân hùng huyện tiểu cần tỉnh trà vinh (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)